Tác động của ô nhiễm không khí tới hệ hô hấp
Thời gian gần đây, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội do sự cố môi trường hay nồng độ khói bụi dày đặc ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của con người đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết của toàn xã hội.
Ô nhiễm không khí tàn phá mọi bộ phận trên cơ thể
Không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi, kể cả đối với những người đang sống ở những khu vực phát triển giàu có. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong không khí không thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống.
Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình WHO khuyến nghị. Ở khu vực châu Âu, gần như mọi công dân đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí.
Hàng năm, hơn 90% người dân phải tiếp xúc với nồng độ những hạt bụi mịn ngoài trời cao hơn các chỉ tiêu về chất lượng không khí WHO đưa ra. Tổ chức này cho biết các máy đo ô nhiễm trực tuyến sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về không khí ô nhiễm ở nơi mà họ đang sinh sống hơn là nhìn bằng mắt thường.
Cũng theo tổ chức Y tế thế giới WHO cho rằng, ô nhiễm không khí có liên quan tới 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Cũng theo số liệu của Liên hợp quốc, mỗi giờ có 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp 3-5 lần số người chết vì sốt xuất huyết và HIV.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của một số lĩnh vực như công nghiệp, vận tải, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng và có tới 34.332 người tử vong sớm có liên quan tới ô nhiễm không khí. Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thường xuyên chìm trong khói bụi, mây mù, chất lượng không khí vượt ngưỡng nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi đối tượng, kể cả người khỏe mạnh.
Theo ghi nhận của hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air, không khí tại Hà Nội những ngày gần đây có nhiều điểm đỏ, có nơi lên ngưỡng tím, cảnh báo rất có hại cho sức khỏe. Các tỉnh phía bắc cũng báo hiệu đỏ ở nhiều tỉnh, thành phố.
Chất lượng không khí ở Hà Nội luôn được báo động ở mức xấu.
Video đang HOT
Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2, 5micron (PM 2.5) đáng được bận tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng của con người có nghiêm trọng hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Giới chuyên gia cho rằng, một số tác nhân ảnh hưởng đến việc ô nhiễm không khí như: trong tự nhiên, các hoạt động sản xuất công nghiệp, quá trình sinh hoạt của con người và đặc biệt là hơn 60% đến từ hoạt động giao thông.
Chính những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể:
Ảnh hưởng trực tiếp:
Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….
Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác
Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ
Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ
Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt…
Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái…
Ảnh hưởng gián tiếp: Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống con người.
Tổng cục Môi trường nhấn mạnh, theo quy luật hằng năm, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc, những tháng cuối năm, các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5 sẽ có xu hướng tăng lên.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ tháng 1-3/2021 sẽ xuất hiện nhiều hình thái thời tiết khí tượng bất lợi, gây suy giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Theo các chuyên gia môi trường, lớp sương mù dày bao phủ khiến khói bụi lơ lửng, không phân tán được ra ngoài, cùng với mật độ dân cư, giao thông đông đúc nên ô nhiễm càng nặng và có khả năng kéo dài trong ngày.
Các chuyên gia cũng đặc biệt khuyến cáo, trong những ngày ô nhiễm như hiện nay, người dân nên hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời như: Tránh tập thể dục buổi sáng, hạn chế tham gia giao thông; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời điểm chất lượng không khí xấu, nhất là những gia đình ở gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm; trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi, làm sạch không khí
Người dân không nên chủ quan, vào những ngày dù trời có nắng nhưng không khí vẫn ô nhiễm, hạn chế các hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường.
Những ngày thời tiết rất xấu, người dân không ra ngoài tập thể dục vào buổi sáng và chiều tối – thời gian ô nhiễm nhất trong ngày, đặc biệt người già và trẻ em, các trường học không tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài trời.
Đặc biệt, chuyên gia Y tế khuyến cáo người dân trong điều kiện thời tiết xấu cần vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý, nhất là khi ra đường; tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người có bệnh về hô hấp cần thực hiện các biện pháp dự phòng nghiêm ngặt. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc lá.
Hiện nay, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường) đã kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu đảm bảo dữ liệu quan trắc được liên tục và thông suốt từ doanh nghiệp đến Sở Tài nguyên và Môi trường, truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường tới Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thông qua phần mềm quản lý số liệu quan trắc tự động (Envisoft) và công bố thông tin chỉ số chất lượng môi trường quốc gia qua phần mềm VN Air.
Nhằm kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
Các biện pháp cần được chú trọng như tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ và hệ thống các trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn; thực hiện việc tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường để các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tấn, báo chí có thể theo dõi, tiếp cận và đưa tin, kịp thời cảnh báo đến người dân trong khi xảy ra ô nhiễm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, UBND thành phố Hà Nội tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư, lắp đặt, vận hành các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục; thường xuyên tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ trên địa bàn; cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về chất lượng không khí trên địa bàn cho nhân dân.
Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai ngay việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt; hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt; xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.
Chỉ số không khí Hà Nội 'đỏ rực' ngày cuối tuần
Sáng cuối tuần (17/1), các hệ thống quan trắc đều ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đạt ngưỡng đỏ và cam. Mức ô nhiễm này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.
Liên tiếp trong các ngày cuối tuần 16-17/1/2021, chất lượng không khí Hà Nội có chiều hướng xấu đi khi các chỉ số đo đạc AQI tại hầu hết các điểm quan trắc của Thủ đô đều báo đỏ và cam.
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người dân. Ảnh: Lê Phú
Mức ô nhiễm này khiến những người bình thường bắt đầu bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trong nhiều tháng qua, chỉ số AQI về chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội luôn trở thành tâm điểm theo dõi của người dân trước mối lo về vấn nạn ô nhiễm không khí, bụi mịn (PM2.5) gia tăng khiến các bệnh về hô hấp tăng cao.
Với tình trạng chất lượng không khí đang ở ngưỡng "có hại" như hiện nay, người dân cần giảm và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài ngoài trời và nên nghỉ ngơi nhiều trong nhà.
Đặc biệt người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp, tim mạch nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh. Mang khẩu trang chống bụi PM2.5 đạt chuẩn khi đi ra ngoài.
Báo động ô nhiễm không khí: Người dân nên đóng cửa, bớt ra đường Hà Nội và TP.HCM đang trong những ngày bụi mịn PM2.5 tăng cao, riêng tại Hà Nội thông số bụi mịn vượt quy chuẩn cho phép. Chuyên gia khuyến cáo người dân đóng cửa, hạn chế ra đường, đặc biệt là người già và trẻ em. Hà Nội đang ô nhiễm không khí nhưng nhiều công trình đào, thay đá vỉa hè vẫn...