Tác động của chiến tranh thương mại tới chứng khoán
Trong những ngày đầu tuần qua, nhận định về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc được các công ty chứng khoán đưa ra theo chiều hướng tích cực hơn trước.
iều này đã và sẽ tác động đến tâm lý TTCK trong tháng tới, nhất là khi nhiều doanh nghiệp niêm yết đầu ngành ghi nhận những thay đổi theo hướng thuận lợi từ thị trường xuất khẩu.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) cho biết, các khách hàng tại Mỹ đã đặt hàng của MPC để thay thế cho tôm nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã bị áp thuế 10% và có khả năng sẽ tăng lên 25% trong thời gian tới.
Theo lãnh đạo MPC, nếu thị trường tiếp tục thuận lợi, MPC sẽ đầu tư nhà máy chuyên sản xuất tôm tẩm bột khép kín xuất sang Mỹ để nâng cao giá trị gia tăng.
Bên cạnh thủy sản, dệt may cũng là ngành mà giới phân tích nhận định sẽ được hưởng lợi từ quyết định áp thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc.
Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HQT CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC) cho biết, sản phẩm dệt may Trung Quốc chưa nằm trong danh sách đánh thuế, nhưng xu hướng dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam đã bắt đầu từ năm ngoái do lo ngại rủi ro.
Theo lãnh đạo GMC, lần đầu tiên kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2004 đến nay, GMC hoàn thành 50% doanh thu kế hoạch sau 6 tháng đầu năm – là giai đoạn thấp điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Việt Nam có thể hưởng lợi nếu các doanh nghiệp Mỹ tìm chuỗi cung ứng thay thế và người tiêu dùng Mỹ dùng hàng hóa Việt Nam để thay thế hàng Trung Quốc.
Còn Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng, tâm lý của nhà đầu tư đối với thị trường sơ khai và mới nổi nói chung vẫn khá thận trọng.
Tuy nhiên, với kinh tế vĩ mô ổn định, nền tảng căn bản khá vững chắc và mặt bằng định giá hợp lý, TTCK Việt Nam được đánh giá sẽ ổn định, thậm chí có khả năng tăng trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang. Mặt khác, mức độ margin thấp của TTCK hiện tại cũng là yếu tố tạo dư địa tăng khi tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn.
Video đang HOT
Trên thực tế, phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần, thị trường đã giảm nhẹ, nhưng theo giới phân tích, việc thị trường điều chỉnh chủ yếu do đã tăng liên tiếp 6 phiên trước đó, chứ không chịu nhiều ảnh hưởng bởi thông tin Mỹ áp thuế lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
iều này cho thấy, những thông tin liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã phản ánh vào thị trường, nhà đầu tư hiện tập trung nhiều hơn vào hoạt động cũng như tiềm năng của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.
Nếu nhìn vào nội tại doanh nghiệp, rất nhiều cổ phiếu có cơ hội để được định giá cao hơn. Lý do là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đến các doanh nghiệp trong ngành là không đồng đều.
Chỉ những doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và khả năng đáp ứng đơn hàng lớn mới tận dụng được cơ hội.
Nhìn một cách tổng thể, tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc đến từng ngành hàng ở Việt Nam là chưa thực sự rõ nét. Bởi vậy, việc phân tích kỹ lưỡng từng doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận được cơ hội, tạo cơ sở để ra quyết định nắm giữ cổ phiếu hay giải ngân thời gian tới.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Không phá giá Nhân dân tệ, Trung Quốc đấu Mỹ cách nào?
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định sẽ không bao giờ phá giá đồng Nhân dân tệ vì nó mang tới bất lợi.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 19/9 đã tuyên bố nước này sẽ không phá giá đồng tiền nội tệ của mình bởi đó là quyết định có hại.
"Biến động gần đây trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ bị xem là một biện pháp có chủ đích, nhưng điều đó là không đúng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Phá giá một chiều đồng tiền sẽ gây hại nhiều hơn là tốt cho nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ hỗ trợ xuất khẩu bằng cách phá giá Nhân dân tệ" - Thủ tướng Trung Quốc khẳng định.
Thủ tướng Trung Quốc cũng khẳng định, những hành động thương mại đơn phương sẽ không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào.
Tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã giúp đồng nhân dân tệ phục hồi trong phiên giao dịch ngày 19/9, khi bối cảnh đồng nội tệ Trung Quốc đã mất khoảng 9% giá trị kể từ giữa tháng 4 tới nay do chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy, Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 130 tỷ USD từ Mỹ.
Sự "kém cạnh" của Bắc Kinh cũng thể hiện ra ở việc chỉ áp thuế 5%-10% đối với hàng hóa của Mỹ, để vẫn có thể đối phó nếu Mỹ quyết định tăng thuế suất từ 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc bắt đầu từ năm sau.
Trong cuộc chiến không cân sức này, Bắc Kinh đã chịu nhiều phần thiệt.
Diễn biến mới nhất của cuộc đối đầu này là Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào hôm 24/9 tới và mức thuế này sẽ được nâng lên 25% vào đầu năm 2019.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố áp thuế đáp trả đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ. Quyết định này cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9 tới.
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc; để bảo vệ quyền lợi chính đáng và trật tự mậu dịch tự do toàn cầu, phía Trung Quốc buộc phải tiến hành giáng trả đồng bộ" - vị này tuyên bố.
Sau đó ít phút, trang web của Bộ Tài chính Trung Quốc đã đăng quyết định của Ủy ban thuế quan Quốc Vụ viện về thực hiện tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu.
Chiều ngày 18/9, tại cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn bộ này đã tuyên bố Trung Quốc đáp trả quyết định tăng thuế đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc của phía Mỹ và nói: "Hành động này của Mỹ đã đẫn tới sự không xác định cho cuộc đàm phán mới giữa hai bên. Mong phía Mỹ hãy nhận thức được những hậu quả xấu do hành động của họ gây nên và áp dụng biện pháp sửa chữa khiến người ta tin phục".
Giới quan sát nhận thấy, hành động này của Trung Quốc đã không còn mạnh mẽ như hồi ông Trump tuyên bố tăng thuế lần đầu tiên.
Tờ The New York Times ngày 19/9 cho rằng, sự đáp trả của Trung Quốc không thể ngăn cản được thế tấn công mậu dịch của ông Trump.
Trang tin Đa Chiều của Trung Quốc chú ý tới chi tiết đặc biệt hơn: ông Trump tuyên bố tăng thuế đúng lúc tiến trình đối thoại cấp cao Mỹ - Trung đang khởi động lại.
Tờ The Wall Strett Journal trước đó đã đưa tin: Bắc Kinh sẽ cử Phó Thủ tướng Lưu Hạc tới Mỹ gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để đàm phán về vấn đề mậu dịch, thời gian diễn ra đàm phán dự kiến trong 2 ngày 27 và 28/9.
Nhưng với quyết định của ông Trump và tuyên bố chiều 18/9 đáp trả thuế quan của Trung Quốc thì hy vọng về cuộc đàm phán này đã tắt ngấm.
Trước thực tế này, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có rất ít cách để phản kháng với Mỹ trong cuộc đối đầu này: phá giá đồng Nhân dân tệ hoặc gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ.
Nhưng theo cách nào, Trung Quốc cũng có bất lợi.
Ông Trump đã chọn ngày 18/9 - ngày "Quốc sỉ" của người Trung Quốc để đưa ra quyết định tăng thuế giai đoạn 2
Giới phân tích cho rằng, khi không còn thể đánh thuế với hàng hóa Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ gây khó cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ làm ăn của Trung Quốc như Apple hay Boeing. Một số doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đã bắt đầu phàn nàn về những trở ngại mà họ gặp phải do căng thẳng thương mại giữa 2 siêu cường, như vấn đề hải quan, thanh tra.
Với việc gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ, Bắc Kinh có nguy cơ khiến cho chính họ trở nên kém hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Kim Hoa
Theobaodatviet.vn
"Việt Nam nổi lên là một lựa chọn thay thế Trung Quốc cho bất kỳ nhà sản xuất nào" Với những gì đang diễn ra trong những tuần gần đây, HSC cho biết, Việt Nam có những cơ hội từ một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài. Đã có một sô dâu hiệu rõ ràng cho thây rằng một sô nhà sản xuât Bắc Á đang tích cực xem xét việc chuyên một sô hoạt động sản xuât sang Việt Nam....