Tác động của Brexit đối với du khách
Việc Anh rời Liêu minh châu Âu ( Brexit) từ ngày 31/1 sẽ tác động đáng kể tới những người đến và rời xứ sở sương mù, CNN đưa tin hôm 31/1.
EU bỏ cước chuyển vùng quốc tế từ đầu năm 2017 nhưng sau Brexit, cước roaming có thể áp dụng với công dân Anh tới châu Âu. Ảnh: Getty
Dù rời EU vào ngày 31/1, Anh vẫn là một phần của liên minh thuế quan và thị trường chung theo điều khoản thực hiện giai đoạn quá độ kéo dài tới ngày 31/12, khi các thỏa thuận mới về thương mại, xuất nhập cảnh và an ninh dự kiến được thực thi.
Hồi tháng 4/2019, Nghị viện châu Âu khẳng định đã đạt thỏa thuận để công dân Anh đi lại không cần visa nếu ở khu vực Schengen (phần lớn Tây Âu) trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ sau ngày 31/12 thì công dân Anh có cần xin visa vào EU hay không vì hiện nay hai bên chưa chính thức đàm phán về quan hệ song phương trong tương lai. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói rằng, dù chuyện gì xảy ra, việc tự do di chuyển và khả năng công dân EU làm việc ở Anh mà không cần visa sẽ chấm dứt.
Hiện có kế hoạch để Anh trở thành một phần của Hệ thống Cấp phép và Thông tin du lịch châu Âu ( ETIAS) mới từ năm tới, cho phép công dân Anh tới khu vực Schengen mà không cần visa, miễn là họ nộp phí 7 euro.
Sau ngày 31/1, việc đưa xe hơi từ Anh tới EU qua eo biển Măng-sơ hoặc thông qua dịch vụ phà sẽ vẫn đơn giản như hiện nay nhưng có thể sẽ thay đổi từ năm 2021. Chính phủ Anh khuyên những ai lái xe từ Anh nên có giấy phép lái xe quốc tế với những giấy tờ khác nhau tùy thuộc quốc gia mà họ muốn đến. Ngoài ra, họ có thể cần đến “thẻ xanh” đặc biệt từ công ty bảo hiểm và một sticker dán trên biển số.
Sau giai đoạn quá độ Brexit, có thể Anh sẽ không còn là một phần của hệ thống Thẻ bảo hiểm y tế châu Âu (EHIC) nên người Anh tới EU sẽ cần loại bảo hiểm toàn diện để đảm bảo rằng, họ được chăm sóc y tế khi gặp sự cố. Hiện nay, người sở hữu thẻ EHIC được chăm sóc y tế miễn phí.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận về chuyển vùng (roaming) điện thoại di động có hiệu lực từ năm 2017, công dân châu Âu dùng điện thoại của họ ở EU không bị tính cước roaming đắt đỏ. Thỏa thuận này vẫn có hiệu lực trong giai đoạn quá độ, nhưng chưa biết tương lai sau ngày 31/12 ra sao vì mối quan hệ giữa Anh và EU trong tương lai chưa được làm rõ. “Sau Brexit, việc đảm bảo miễn phí roaming điện thoại di động khắp EU, Iceland, Liechtenstein và Na Uy sẽ chấm dứt”, website chính phủ Anh viết.
Kể từ khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân về Brexit, giá trị đồng bảng Anh so với cả đồng euro và đô la Mỹ giảm đáng kể. Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, đồng bảng Anh có thể hồi phục nhưng tỷ giá vẫn phập phù. Tuy nhiên, đồng bảng Anh yếu có nghĩa rằng, người dân các nước bên ngoài EU có thể đến Anh du lịch nhiều hơn. Tổng cộng 3,5 triệu lượt du khách Mỹ tiêu 3,4 tỷ bảng Anh (4,4 tỷ USD) ở Anh từ tháng 1 tới tháng 9/2019. Ngược lại, du khách Anh tới EU, đặc biệt sau khi giai đoạn quá độ chấm dứt, đối mặt chi phí tăng.
GIA BẢO
Theo Tienphong.vn
'Chú bé đứng tè' lãng phí hàng nghìn lít nước sạch suốt 400 năm
Bức tượng nổi tiếng "Chú bé đứng tè" tiêu tốn tới 2500 lít nước sạch mỗi ngày, đủ dùng cho 10 hộ gia đình. Và điều lãng phí này đã diễn ra suốt hàng trăm năm nay.
Nếu đến Brussels, Bỉ, điểm dừng chân đầu tiên du khách thường tới chiêm ngưỡng chắc chắn là bức tượng nổi tiếng "Chú bé đứng tè" Manneken Pis nằm ở phía Tây Nam của tòa thị chính thành phố.
Đó là bức tượng kiêm đài phun nước bằng đồng có kích thước nhỏ, chỉ cao khoảng 61 cm, mang hình ảnh của một cậu bé trần truồng, đang đi tè vào bồn nước của đài phun. Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Brussels là Hieronimus Duquesnoy the Elder, hoàn thành vào năm 1619. Bức tượng đã tròn 400 năm tuổi.
Với đường nét khắc họa chân thực, sống động, ngay cả những người khó tính nhất cũng thấy thích thú khi lần đầu chiêm ngưỡng "Chú bé đứng tè".
Bức tượng từng tiêu tốn hàng nghìn lít nước sạch mỗi ngày.
Đã trở thành biểu tượng của thành phố Brussels trong suốt 400 năm qua, nhưng bức tượng lại tiêu tốn lượng nước sạch khổng lồ. Các quan chức thành phố rất bất ngờ khi biết mỗi ngày, bức tượng dùng từ 1.000 lít - 2.500 lít nước sạch, đủ dùng cho 10 hộ gia đình. Lượng nước sạch này thậm chí có thể dùng để uống, nhưng lại chảy trực tiếp xuống hệ thống ống nước thải của thành phố.
Vốn dĩ từ trước tới nay chẳng ai để ý tới điều này. Bởi Manneken Pis chỉ là một trong 350 đến 400 bức tượng ở đây. Câu chuyện chỉ bị phát hiện vào cuối năm 2018 khi một kỹ thuật viên năng lượng của thành phố lắp đặt đồng hồ đo nước trên đầu bức tượng.
"Chúng tôi từng cho rằng, đây là hệ thống nước khép kín và bức tượng nhỏ này chẳng tốn kém mấy", nhân viên kỹ thuật cho biết.
Sau khi sự việc được phát giác, chính quyền thành phố đã có điều chỉnh để tránh lãng phí nước sạch. Hiện tại, Manneken Pis không còn "tè" ra nước sạch nữa. Nguồn nước sạch sẽ đi vào hệ thống khép kín để tất cả được tuần hoàn.
Đồng thời, thành phố cũng kiểm tra tất cả các đài phun trong khu vực trung tâm, tránh điều lãng phí tương tự. Giới chức địa phương cũng hy vọng người dân và du khách cùng nâng cao ý thức tiết kiệm tài nguyên nước.
Manneken Pis, vốn thu hút hàng nghìn người đến tham quan mỗi ngày. Đến nay, nguồn gốc câu chuyện để tạo nên bức tượng đồng vẫn là điều gây nhiều tranh cãi.
Thoạt nhìn, tác phẩm tưởng như không có gì được coi là kiệt tác, nhưng câu chuyện truyền thuyết phía sau đó lại khiến "Chú bé đứng tè" trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Một câu chuyện được nhiều người chú ý hơn cả, liên quan tới tinh thần yêu nước. Người ta cho rằng, bức tượng là sự ghi công với cậu bé địa phương đã cứu thành phố bằng cách "tè" lên ngòi nổ mà kẻ thù châm lửa để phá bức tường phòng thủ. Nhờ đó, quả bộc phá xịt ngòi, cứu được cả thành phố.
Bức tượng "Chú bé đứng tè" được mặc quần áo khoảng 130 lần mỗi năm và có hơn 1.000 bộ trang phục.
Bất kể là câu chuyện truyền thuyết nào chăng nữa, đến nay bức tượng Manneken Pis vẫn là điểm thu hút du khách bậc nhất của Brussels, đồng thời là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.
Theo baoquocte.vn
Nhiều du khách thích thú tham quan lễ hội cà phê tại Gia Lai Lễ hội cà phê Việt Nam lần thứ 3 được diễn ra tại Gia Lai trong 3 ngày từ ngày 8 - 12/12 đã thu hút đông đảo người dân, doanh nghiệp kinh doanh cà phê, cùng hơn 60 khách quốc tế đến từ 12 quốc gia trên thế giới, tạo nên không gian văn hóa thưởng thức cà phê độc đáo. Đây...