Tác động chiến thuật đối với Israel sau hai vụ ám sát ở Liban và Iran
Giống như mọi hành động khác, hai hoạt động ám sát trên đều có cả ưu điểm và nhược điểm.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thăm các binh sĩ nước này tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 18/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Yoram Schweitzer, chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, người đứng đầu Chương trình Chủ nghĩa khủng bố và Xung đột cường độ thấp thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS) nhận định rằng, nước này hiện đang đối mặt với một cuộc chiến phức tạp kéo dài trên nhiều mặt trận.
Gần đây, Israel được cho là đã thực hiện các cuộc ám sát nhắm vào những mục tiêu quan trọng, bao gồm thủ lĩnh chính trị của Hamas Ismail Haniyeh và Fuad Shukr, một sĩ quan cấp cao của Hezbollah. Những hành động này không chỉ phản ánh quyết tâm của Israel trong việc duy trì thế mạnh quân sự và chính trị, mà còn nhằm gửi thông điệp rõ ràng đến Hezbollah, Hamas, Iran, và các đối tác của họ.
Nhưng, chuyên gia Schweitze lưu ý, giống như mọi hành động khác, hai hoạt động ám sát trên đều mang tới cả điểm thuận lợi và điểm bất lợi.
Những lợi ích từ vụ ám sát chỉ huy cấp cao của Hezbollah
Thứ nhất: Phản ứng mạnh mẽ đối với tình hình căng thẳng. Vụ ám sát ông Shukr có thể được xem là phản ứng cần thiết đối với vụ tấn công khiến hơn 10 thiếu niên thiệt mạng ở Majdal Shams thuộc Cao nguyên Goland do Israel kiểm soát.
Thứ hai: Gửi thông điệp đến thủ lĩnh của Hezbollah Hassan Nasrallah. Việc ám sát ông Shukr gửi thông điệp rõ ràng tới Tổng thư ký Nasrallah về sự dễ bị tổn thương của Hezbollah, và quyết tâm của Israel trong việc “tiêu diệt” các chỉ huy cấp cao, làm thay đổi cân bằng quyền lực trong khu vực.
Bất lời từ vụ ám sát ông Shukr
Thứ nhất: Nguy cơ “phản đòn”. Vụ ám sát có thể kích thích Hezbollah phản ứng mạnh mẽ, có khả năng tấn công các cộng đồng phía Bắc của Israel, bao gồm Nahariya, Haifa, và Tel Aviv.
Video đang HOT
Thứ hai: Nguy cơ leo thang. Phản ứng của Hezbollah có thể dẫn đến leo thang xung đột, ảnh hưởng đến vấn đề vũ khí, thế trận lực lượng, kinh tế, và mối quan hệ với Mỹ, cũng như ảnh hưởng đến tình trạng pháp lý quốc tế và tình hình nội bộ Israel.
Lợi ích từ vụ ám sát lãnh đạo chính trị Hamas
Thứ nhất: Gửi thông điệp đến Hamas. Vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Haniyeh gửi đi thông điệp rằng các lãnh đạo Hamas “không có quyền miễn trừ, không chỉ ở Gaza mà còn trong các trung tâm hỗ trợ của họ như Iran”.
Thứ hai: Cảnh báo Iran. Hành động này cũng gửi thông điệp mạnh mẽ tới Iran rằng họ vẫn có thể bị tấn công, ngay cả trong nước và đối với các quan chức cấp cao của các nhóm thân Tehran.
Bất lợi của vụ ám sát ông Haniyeh
Thứ nhất: Tính biểu tượng. Vụ ám sát ông Haniyeh chủ yếu mang tính biểu tượng vì việc loại bỏ ông này có thể không tác động đáng kể đến năng lực quân sự hoặc chính trị của Hamas.
Thứ hai: Không thay đổi chính sách. Việc ám sát ông Haniyeh không ảnh hưởng đến chính sách của Hamas, đặc biệt là các thỏa thuận con tin hoặc các yêu cầu của lãnh đạo khác như Yehya Sinwar.
Thứ ba: Thay thế dễ dàng. Có nhiều người thay thế tiềm năng cho ông Haniyeh, và việc tìm kiếm người thay thế sẽ không gặp khó khăn đáng kể.
Tóm lại, các vụ ám sát được cho là của Israel nhằm gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến các đối thủ và đồng minh của họ, đồng thời thể hiện quyết tâm không nhượng bộ trước các mối đe dọa. Mặc dù những hành động trên có thể có lợi ích chiến thuật, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ phản ứng mạnh mẽ và leo thang xung đột, điều này có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh của Israel và ổn định trong khu vực.
Kênh liên lạc 'đặc biệt' giúp làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Iran
Một số nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas tiến hành nhằm vào miền Nam Israel và dẫn đến cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Iran và Mỹ sử dụng "kênh Saudi Arabia" để trao đổi thông điệp và làm dịu căng thẳng ở Gaza. Ảnh: AFP/SPA
Chín tháng kể từ khi Riyadh và Tehran khôi phục quan hệ sau nhiều năm thù địch, Saudi Arabia đã đảm nhận vai trò mới là trung gian giữa Iran và Mỹ, ba nguồn tin ở Iran mới đây cho biết.
Các quan chức cấp cao ở Riyadh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp các thông điệp giữa hai nước trên và giảm bớt căng thẳng về cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Quá trình này bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái, khi Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Riyadh về cuộc chiến ở Gaza với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Liên đoàn Arab.
Một quan chức Iran cho biết Ngoại trưởng Amirabdollahian đã mang theo một thông điệp đến hội nghị để chuyển tới Mỹ thông qua các quan chức Saudi Arabia. Nguồn tin này xác nhận phía Saudi Arabia sau đó đã chuyển thông điệp đó tới các quan chức cấp cao ở Mỹ.
Một nguồn tin khác trong Bộ Ngoại giao Iran tiết lộ rằng Saudi Arabia đã được sử dụng làm cầu nối giữa hai bên cùng với Oman, Qatar và Thụy Sĩ, những quốc gia đôi khi đại diện cho Mỹ về mặt ngoại giao tại Tehran.
Bốn nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas thực hiện vào Israel và dẫn đến cuộc chiến ở Gaza.
Iran là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất của Hamas và các nhóm khác như Hezbollah ở Liban và Houthi ở Yemen, vốn đã tấn công Israel cũng như các mục tiêu có liên quan đến Israel và Mỹ khi Tel Aviv thực hiện chiến dịch tấn công leo thang vào Gaza.
Theo nguồn tin của Bộ Ngoại giao Iran, các thông tin liên lạc giữa Iran và Mỹ chủ yếu tập trung vào việc kiềm chế căng thẳng và tránh leo thang lớn hơn trong khu vực.
Nguồn tin trên cho biết Tehran đã cảnh báo Mỹ về những hậu quả tiềm tàng nếu cuộc chiến của Israel ở Gaza, vốn đã khiến hơn 24.000 người thiệt mạng , dẫn đến căng thẳng khu vực lên mức không thể kiểm soát.
Những điều này sẽ bao gồm việc Israel bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn và gia tăng áp lực an ninh đối với quân đội Mỹ.
Tàu khu trục USS Cole của Mỹ bị hư hại nghiêm trọng sau một vụ tấn công liều chết trên Vịnh Aden. Ảnh: AFP/TTXVN
Đưa ra những nhượng bộ
Nguồn tin đầu tiên cho biết Saudi Arabia đã được sử dụng như một cầu nối khi căng thẳng gia tăng sau vụ Israel ám sát các chỉ huy cấp cao của những quốc gia và nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn trong khu vực.
Sau khi Israel ám sát Tướng Razi Mousavi thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào ngày 25/12 vừa qua, một phái đoàn Saudi Arabia đã đến thăm Tehran với thông điệp từ Washington nói rằng Mỹ muốn kiềm chế xung đột ở Gaza.
Cụ thể, Mỹ đã đề xuất những nhượng bộ tiềm tàng liên quan đến Israel, chẳng hạn như Washington sẽ không ủng hộ các quan chức Israel cực hữu, vốn thống trị trong chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Điều này sẽ phụ thuộc vào việc Iran không tìm cách làm chệch hướng nỗ lực thiết lập mối quan hệ đầy đủ giữa Israel và Saudi Arabia, một quá trình bị gián đoạn do chiến tranh ở Gaza bùng nổ.
Vào ngày 8/1, Đại sứ Iran tại Syria Hossein Akbari xác nhận rằng Tehran đã nhận được thông điệp từ "một trong những quốc gia vùng Vịnh Ba Tư". Theo Đại sứ Akbari, nước này (ám chỉ đến Saudi Arabia) cử phái đoàn tới Iran với thông điệp từ Mỹ, đưa ra kế hoạch giải quyết xung đột cho toàn khu vực, thay vì chỉ giải quyết cuộc chiến ở Gaza.
Một nguồn tin khác của Iran cũng tiết lộ Mỹ đã sử dụng các kênh của Saudi Araboa để thông báo cho Tehran rằng họ sắp tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, nhóm đang tiến hành các cuộc tấn công vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ để làm gián đoạn nguồn cung cấp và thương mại của Israel.
Thông điệp kêu gọi Iran kiềm chế các nhóm ủy nhiệm trong cuộc tấn công của Mỹ, lưu ý rằng các cuộc tấn công vào lực lượng Houthi ban đầu sẽ "không quá mạnh", nhưng nếu Tehran phản ứng mạnh mẽ thì Mỹ sẽ đáp trả quyết liệt.
Sau đó, lực lượng Mỹ và Anh đã thực hiện đợt không kích đầu tiên vào Houthi ở Yemen ngày 12/1. Ngày hôm đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Tôi đã gửi thông điệp tới Iran. Họ biết là không nên làm gì cả. Chúng tôi sẽ đảm bảo sẽ đáp trả Houthi nếu họ tiếp tục hành vi thái quá này, cùng với các đồng minh của chúng tôi".
Một cựu quan chức ngoại giao Iran nhận định đường dây liên lạc đang diễn ra giữa Washington và Tehran phản ảnh mong muốn của cả hai bên trong việc giảm căng thẳng và tránh một cuộc chiến tranh Trung Đông lớn hơn. Tuy nhiên, cuộc trao đổi không chính thức giữa Iran và Mỹ về việc kiểm soát mọi thứ đang bị thử thách bởi các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của các nhóm vũ trang trong khu vực nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.
Mỹ cử thêm dàn tàu chiến, chiến đấu cơ đến Trung Đông Mỹ đang điều động một nhóm tác chiến tàu sân bay, một phi đội chiến đấu cơ và nhiều chiến hạm bổ sung đến Trung Đông trong bối cảnh khu vực này gia tăng căng thẳng sau vụ ám sát thủ lĩnh cấp cao của Hamas và chỉ huy quân sự của Hezbollah tại Liban và Iran. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln...