Tác chiến điện tử trong quân đội Việt Nam
Để thích nghi với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam quyết định thành lập Lữ đoàn 87. Vậy tác chiến điện tử có vai trò như thế nào?
Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ “Chiến tranh phi tiếp xúc”. Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể. (Trong ảnh: Lữ đoàn tác chiến điện tử 87 huấn luyện)
Tác chiến điện tử trong phạm vi quân sự thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc (TTLL), quan sát của địch, qua đó làm cho vũ khí công nghệ cao (VKCNC) của đối phương trở thành “mù, điếc và ngu dốt”, bảo vệ được ta. (Trong ảnh: Hệ thống gây nhiễu hiện đại SPN-30 của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87)
Tác chiến điện tử với 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử. (Trong ảnh: Hình ảnh huấn luyện của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87)
Trinh sát điện tử: Dùng các phương tiện điện tử để trinh sát quân sự với 6 hình thức, đó là: trinh sát vô tuyến điện; trinh sát vô tuyến truyền hình; trinh sát ảnh nhiệt – hồng ngoại; trinh sát radar; trinh sát âm thanh; trinh sát thủy âm, được tiến hành từ trên không bằng máy bay, trên vũ trụ bằng vệ tinh, trên mặt đất, trên biển bằng hệ thống radar, quan trắc, tàu thuyền và trong lòng biển bằng các phao thủy âm, radar sonar…(Trong ảnh: Radar cảnh giới chuyên phát hiện máy bay tàng hình Vostock-E, Việt Nam gọi là RV-01)
Bảo vệ hệ thống điện tử: Là toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử của ta làm việc an toàn, ổn định, trước sự gây nhiễu và đánh phá của địch, chống trinh sát điện tử của địch. (Trong ảnh: Đài gây nhiễu chủ động SPN-30M)
Chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm. Chế áp cứng là phá hủy một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác. (Trong ảnh: Hệ thống chế áp điện tử hiện đại 1L269 Krasukha-2)
Video đang HOT
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả… (Trong ảnh: Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV dùng cho tổ hợp phòng không tầm xa S-300PMU1, tầm phát hiện mục tiêu 300 km, theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu).
Với Việt Nam thì chúng ta chưa đủ sức để phản công điện tử, chống tác chiến điện tử với hình thức chế áp cứng với đối phương là Mỹ, nhưng bảo vệ hệ thống điện tử, chế áp mềm thì Việt Nam có đủ tự tin, bản lĩnh và kinh nghiệm phong phú. (Trong ảnh: Radar thụ động Kolchuga của Ukraine cung cấp cho Việt Nam).
Thông thường, chiến tranh ngày thường diễn ra với kịch bản: Đầu tiên, máy bay tàng hình, tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như tê liệt. Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại… (Trong ảnh: Thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử Tuman -2)
Nếu không phá hủy được hệ thống radar và các hệ thống tác chiến điện tử khác, nghĩa là khả năng phòng không, phát hiện mục tiêu, sự thông tin liên lạc chỉ huy của đối phương chưa bị đánh quỵ thì giá phải trả của không quân, chiến hạm khi bị giáng trả là không tránh khỏi. (Trong ảnh: Hệ thống tác chiến điện tử Việt Nam cơ động trên đường)
Điều rút ra quan trọng ở VKCNC luôn phát huy tác dụng khi tồn tại trong môi trường điện tử thuận lợi. Tuy nhiên, dù cho có một hệ thống trinh sát điện tử hiện đại thì kết quả tín hiệu, thông tin thu được sẽ vô dụng khi thiếu đi yếu tố con người. (Trong ảnh: Radar cảnh giới P-35)
Vì vậy sự ra đời của Đoàn tác chiến điện tử 87 trực thuộc Cục tác chiến điện tử là một sự thay đổi về lượng để chuyển biến về chất, đưa hoạt động tác chiến điện tử của quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ và thiện chiến trên cơ sở những kinh nghiệm chiến tranh, những bài học quý hiếm chỉ có được từ xương máu của thế hệ ông cha để lại… đã chứng tỏ sự trưởng thành của QĐND Việt Nam. (Trong ảnh: Tổ hợp nghi binh S-300)
Theo Đất Việt
Uy lực hệ thống phòng không tầm thấp Việt Nam
Hệ thống 9K35 Strela-10 do Nga sản xuất được coi là hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại nhất của quân đội Việt Nam hiện nay.
Hệ thống tên lửa 9K35 Strela-10 do Phòng Thiết kế Cơ khí Chính xác Tochmash KB nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1970 để thay thế cho hệ thống 9K31 Strela-1. Tới năm 1976, 9K35 Strela-10 chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị. (Trong ảnh: Hệ thống 9K35 Strela-10 của Nga)
Hệ thống tên lửa Strela-10 khá đơn giản, có thể tác chiến độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các khí tài phụ trợ, radar ... cồng kềnh như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa.
Toàn bộ hệ thống được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB.
Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng.
Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng đạn tên lửa 9M37 (4 quả trên bệ sẵn sàng bắn và 8 đạn trong thiết bị nạp). Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10 - 3.500m.
Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng hai phương pháp dẫn đường: Thứ nhất là dẫn đường tương phản ảnh, nghĩa là đầu tự dẫn quang - truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa. Thứ hai là dùng đầu tự dẫn hồng ngoại bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra.
Chính vì vậy, 9K35 Strela-10 có những ưu điểm điển hình cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn. Với khả năng cơ động cao khiến Strela-10 có thể tung ra những đòn tấn công bất ngờ cho đối phương.
Do được thiết kế với hệ thống tự dẫn tương phản ảnh và hồng ngoại mang đến cho tổ hợp Strela-10 khả năng tác chiến độc lập rất cao, không cần nhiều khí tài hỗ trợ cồng kềnh như các hệ thống phòng không tầm trung và xa.
Hệ thống phòng không 9K35 Strela-10 đã được thử thách qua cuộc chiến Vùng vịnh 1991 trong vai trò phòng không Irap. Trước một đối thủ có công nghệ cao là lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu, Strela-10 đã chống trả có hiệu quả trước các thủ đoạn chế áp phòng không của kẻ địch, bắn trúng 27 máy bay, gây thiệt hại đáng kể cho Không quân Mỹ.
Trong giai đoạn 1985-1986, Việt Nam nhận tổng cộng 20 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 cùng 500 quả đạn tên lửa, số liệu được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI) công bố.
(Tổng hợp)
Theo Báo Đất Việt
Israel là thủ phạm đánh bom kép Đại sứ quán Iran? Ngày 19-11, Iran đã lên tiếng cáo buộc Israel tiến hành vụ đánh bom kép ở ngay bên ngoài đại sứ quán nước này ở thủ đô Beirut của Lebanon làm 23 người thiệt mạng, trong đó có một quan chức ngoại giao Iran. Hiện trường vụ đánh bom Vụ đánh bom kép này là "một tội ác dã man và là hành...