TABMIS: Công cụ “xương sống” để quản lý ngân sách quốc gia

Theo dõi VGT trên

Bắt đầu triển khai từ năm 2006, sau 14 năm hoàn thiện và triển khai rộng rãi trên cả nước, Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc ( TABMIS) đến nay đã trở thành “xương sống” trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách quốc gia, góp phần không nhỏ trong công cuộc hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước (KBNN).

TABMIS: Công cụ xương sống để quản lý ngân sách quốc gia - Hình 1
TABMIS đã được triển khai ở tất cả các cơ quan Tài chính và hệ thống KBNN trên toàn quốc. Ảnh :Thùy Linh.

Xây dựng cơ chế quản lý minh bạch

Bắt đầu triển khai từ đầu quý II/2006, Bộ Tài chính đã phối hợp với nhà thầu ( Công ty IBM) xây dựng được kế hoạch dự án tổng thể với 5 giai đoạn cơ bản: phân tích, thiết kế quy trình nghiệp vụ; phát triển hệ thống; tích hợp; triển khai và bảo hành, bảo trì. Qua một chặng đường dài xây dựng và vận hành thí điểm tại một số KBNN địa phương, từ năm 2010, TABMIS được triển khai ở tất cả các cơ quan Tài chính và KBNN trên toàn quốc.

Để có thể “phủ sóng” TABMIS, hàng loạt công việc đã được tổ chức thực hiện và hoàn thành với sự nỗ lực vượt bậc của hàng trăm cán bộ KBNN ở Trung ương và địa phương, cán bộ các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính và liên danh nhà thầu. Cùng với đó, công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ dự án cũng như cán bộ tham gia vận hành hệ thống được đẩy mạnh; công tác tuyên truyền, giới thiệu về hệ thống TABMIS cũng được tiến hành rộng khắp tới tất cả các tỉnh, thành phố. Bộ Tài chính cũng đã chuẩn bị hành lang pháp lý khá đầy đủ và hoàn thiện giúp TABMIS có thể thuận lợi đi vào thực tiễn. Những công việc này không những tạo điều kiện thuận lợi ngay trước mắt để TABMIS triển khai và vận hành mà còn tạo t.iền đề cho các hoạt động cải cách khác của ngành Tài chính sau này. Đây cũng là những bước đi cụ thể đầu tiên của KBNN nhằm từng bước xây dựng bộ máy và cơ chế chính sách quản lý tài chính – ngân sách tiên tiến, đơn giản, minh bạch và sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Theo KBNN, nhận thức được công tác kế toán ngân sách nhà nước là nhiệm vụ trụ cột của hệ thống KBNN nên chế độ kế toán ngân sách nhà nước liên tục được hoàn thiện, cập nhật trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thông lệ tốt trên thế giới. Với việc xây dựng và triển khai thành công Hệ thống TABMIS trên toàn quốc, công tác kế toán được cải cách căn bản theo hướng: chuyển từ mô hình kế toán phân tán sang mô hình tập trung; chuyển từ kế toán trên cơ sở t.iền mặt sang kế toán t.iền mặt điều chỉnh, mở rộng phạm vi kế toán nhà nước.., nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo. Từ đó, các báo cáo tình hình thu, chi, quyết toán ngân sách nhà nước được KBNN lập và cung cấp theo quy định, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát và điều hành của các cấp lãnh đạo, trong đó, các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước luôn được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao.

Thực tế đã chứng minh, đến nay TABMIS đã mang lại những lợi ích thiết thực cho các cơ quan, đơn vị quản lý ngân sách nhà nước các cấp trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Cụ thể, TABMIS đã giúp hỗ trợ lập các báo cáo tài chính về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; TABMIS cũng cung cấp thông tin nhanh, chính xác về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước ở mọi thời điểm; đảm bảo sự đồng bộ về dữ liệu thu, chi ngân sách nhà nước giữa KBNN và các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan.

Đối với KBNN, với nhiệm vụ thực hiện kế toán ngân sách nhà nước, TABMIS góp phần hoàn thiện công tác kế toán, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật; Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Còn với cơ quan tài chính các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện), công tác phân bổ dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện trên TABMIS, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phân bổ ngân sách nhà nước từ khâu nhập dự toán cấp 0 (do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định), phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp 1, cấp trung gian, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách quản lý tài chính công

Theo KBNN, trong tương lai, TABMIS sẽ được hướng tới mở rộng kết nối với cả các cơ quan liên quan như các bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thành quy trình thực hiện ngân sách khép kín, hiện đại, đồng thời triển khai đầy đủ các giao diện với các chương trình ứng dụng khác như: hệ thống lập ngân sách của các Bộ, ngành; hệ thống thông tin quản lý tích hợp của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; hệ thống quản lý nợ Chính phủ; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng…nhằm tạo nên hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp (IFMIS).

Ông Tạ Anh Tuấn, Tổng giám đốc KBNN cho biết, mục tiêu tổng quát đặt ra đối với KBNN trong giai đoạn tới là: Xây dựng Kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của KBNN trong hệ thống quản lý tài chính công với một trong ba trụ cột phát triển chính là đến năm 2030, toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để hướng tới hình thành Kho bạc số. Trong đó, KBNN được tổ chức và hoạt động theo hướng tận dụng các ưu thế của dữ liệu số; đồng thời, tập trung vào cải cách, gắn kết chặt chẽ các dịch vụ công vào các tác vụ hằng ngày để phục vụ người dân, doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền.

Chính vì vậy, vai trò của TABMIS sẽ ngày càng quan trọng, đòi hỏi KBNN phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình ứng dụng trên TABMIS, nâng cao hiệu năng hệ thống… nhằm tạo thuận lợi hơn cho người sử dụng trong công tác thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu năng đối với các chương trình ứng dụng khác có giao diện với TABMIS như TCS, kho dữ liệu, thanh toán, dịch vụ công, đầu tư… góp phần hỗ trợ công tác kế toán thu ngân sách nhanh chóng, chính xác; thống nhất dữ liệu giữa cơ quan Thuế, KBNN, Hải quan và Tài chính; cải cách thủ tục hành chính; cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý.

Video đang HOT

Thùy Linh

Thay đổi phương thức quản lý trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh

Qua 7 năm nỗ lực cải cách cắt giảm các điều kiện kinh doanh, nếu xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu lọt vào nhóm 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất.

Thay đổi phương thức quản lý trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh - Hình 1
Dây chuyền sản xuất của một công ty sản xuất hàng may mặc Việt Nam tại khu công nghiệp Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Ngay từ đầu năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP (Nghị quyết 02) về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2020.

Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Chính phủ ban hành Nghị quyết về cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Để cùng tìm hiểu rõ hơn về những nỗ lực và các giải pháp cải cách thủ tục kinh doanh của các cơ quan trong Chính phủ, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

- Qua 7 năm liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị định về cải cách thủ tục kinh doanh, ông đ.ánh giá như thế nào về các kết quả đạt được?

Ông Phan Đức Hiếu: Sau 7 năm thực hiện các nghị quyết liên quan đến cắt giảm điều kiện kinh doanh, Việt Nam đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

Đầu tiên phải khẳng định là đã cắt giảm được sự tùy tiện của các bộ ngành trong việc ban hành các văn bản chính sách liên quan đến điều kiện kinh doanh.

Trước đây, các điều kiện kinh doanh có thể nằm cả trong các thông tư, có nghĩa là thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành. Thậm chí trước đây, một số địa phương cũng có thể ban hành điều kiện kinh doanh.

Tuy nhiên, từ năm 2016 trở lại đây, Chính phủ quy định tất cả các điều kiện kinh doanh chỉ được quy định trong nghị định, có nghĩa là thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Quốc hội. Như vậy, Việt Nam đã chấm dứt được tình trạng tùy tiện trong việc đưa ra các điều kiện kinh doanh.

Thứ hai, sau 7 năm, chúng ta đã dần dần cắt bỏ được số lượng các điều kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết. Ví dụ từ năm 2017-2019, Việt Nam đã cắt giảm được hàng nghìn các điều kiện kinh doanh. Như vậy, chúng ta đã giảm được các yêu cầu bất hợp lý và giảm được gánh nặng cho các doanh nghiệp.

- Là thành viên Ban soạn thảo Nghị quyết năm nay, ông có thể chia sẻ về những nội dung trọng tâm được đặt ra trong năm nay như thế nào?

Ông Phan Đức Hiếu: Có thể nói, cách tiếp cận của Nghị quyết 02 năm nay khác năm 2019. Có điểm chung là Chính phủ vẫn lấy cách tiếp cận chung của thế giới về cải thiện môi trường kinh doanh, lấy thứ tự xếp hạng chung của thế giới là trọng tâm và là thước đo cho sự thành công hay thất bại của việc cải cách nhưng điểm nhấn năm nay là tập trung ở hai khía cạnh.

Thứ nhất, Chính phủ tập trung cải cách điều kiện kinh doanh, điều này các nước không làm như vậy.

Thứ hai, năm nay Chính phủ đưa ra các chỉ đạo rất cụ thể trong yêu cầu về cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Ví dụ yêu cầu Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP Quy định về lệ phí môn bài. Điều này khác với năm 2019, khi Chính phủ tạo dư địa linh hoạt cho các bộ, ngành cắt giảm và thực thi cải cách.

Thứ ba là Chính phủ nhấn mạnh đến cải cách thực chất về cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp chứ không nhấn mạnh đến thứ hạng cải cách để đ.ánh giá về thành công trong cải cách môi trường kinh doanh.

- Thưa ông, Chính phủ đã rất nỗ lực và quyết tâm chỉ đạo cải cách thủ tục kinh doanh, còn về phía các bộ, ngành và địa phương thì sao? Theo ông, những ngành, lĩnh vực nào chậm cải cách nhất?

Ông Phan Đức Hiếu: Rất khó để nói cảm quan về bộ ngành nào tích cực hay không tích cực. Muốn so sánh, chúng ta chỉ xem lĩnh vực nào còn chậm cải cách thì rõ ràng là ngành, bộ đó chưa tích cực.

Ví dụ trong những năm qua chỉ số về phá sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng vẫn còn chậm cải cách, trong khi nhiều chỉ số cải cách có tiến bộ.

Thay đổi phương thức quản lý trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh - Hình 2
Sản xuất tại Nhà máy SUMI Hà Nam (khu công nghiệp Đồng Văn). (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)

Tất nhiên trong 3 tháng thực hiện Nghị quyết 02, đã ghi nhận một số bộ ngành rất tích cực trong cắt giảm điều kiện kinh doanh. Cụ thể, Bộ Công Thương đã lần thứ 2 cắt giảm các điều kiện kinh doanh cho thấy sự nỗ lực của Bộ này.

- Mặc dù các bộ, ngành đã tích cực vào cuộc nhưng chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam vẫn rất thấp. Theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì để đạt mục tiêu nâng chỉ số này lên từ 10-15 bậc như Nghị quyết 02 đã đặt ra?

Ông Phan Đức Hiếu: Như tinh thần của Thủ tướng yêu cầu trong Nghị quyết 02, muốn cải cách các thủ tục gia nhập thị trường thì phải cắt giảm các thủ tục không cần thiết.

Hiện để gia nhập thị trường phải qua 8 thủ tục liên quan và phải mất 17 ngày với các chi phí không cần thiết. Như vậy, chỉ có cắt giảm các thủ tục này mới có thể nâng cao chỉ số về khởi sự doanh nghiệp.

Từ đầu năm đã có động thái tích cực trong việc cải thiện các chỉ số gia nhập thị trường.

Cụ thể, như Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.

Nghị định quy định cắt giảm thuế môn bài năm đầu tiên cho doanh nghiệp, điều này đã giúp doanh nghiệp tham gia thị trường dễ hơn và giảm chi phí 2 triệu đồng cho doanh nghiệp.

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang được giao là đầu mối sửa đổi Luật Doanh nghiệp; trong đó dự kiến bãi bỏ các thủ tục không cần thiết liên quan đến con dấu hay thủ tục khai thuế. Điều này sẽ tạo điều kiện cải thiện hơn chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam.

- Hiện có nhiều bộ luật quy định về các điều kiện kinh doanh chung chung tạo ra các rào cản cho doanh nghiệp. Vậy xin ông cho biết đâu là giải pháp cho vấn đề này?
Ông Phan Đức Hiếu: Cách làm hiện nay là đang yêu cầu các bộ, ngành tự rà soát các điều kiện kinh doanh của chính mình sau đó lại tự kiến nghị cắt bỏ. Đấy là cách quản lý điều kiện kinh doanh theo đầu vào.

Cách làm này trong thời gian qua cũng đã ghi nhận hiệu quả nhất định tuy nhiên vẫn có giải pháp khác có thể hiệu quả hơn.

Nhìn các điều kiện kinh doanh có thể thấy còn nhiều dư địa để cắt giảm. Chính vì vậy, cần phải thay đổi phương thức quản lý theo phương thức đầu ra. Nghĩa là chúng ta cần có bộ phận tham mưu của Chính phủ. Bộ phận này rà soát, kiến nghị và có thẩm quyền độc lập kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh.

- Để môi trường kinh doanh Việt Nam lọt vào nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN như mục tiêu đặt ra, chúng ta cần có các giải pháp hữu hiệu gì, thưa ông?

Ông Phan Đức Hiếu: Theo tôi, trong thời gian tới, cần có các biện pháp mới.

Thứ nhất, cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất.

Thứ hai, cần có sự áp đặt từ trên xuống, vì cải cách đôi khi không tạo ra được sự đồng thuận tất cả. Như tôi đề xuất ở trên là cần thành lập đơn vị tham mưu cho Chính phủ có đủ thẩm quyền và độc lập về chuyên môn để kiến nghị Chính phủ và áp đặt các bộ, ngành thực hiện.

- Xin cảm ơn ông./.

Quốc Huy

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
21:17:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

Nữ ca sĩ gây tiếc nuối nhất khi không tham gia 2 mùa Chị Đẹp

Tv show

06:00:41 20/09/2024
Sau hai show truyền hình hot nhất về dàn anh trai - các nam nghệ sĩ thì Chị Đẹp Đạp Gió 2024 - mùa 2 của đang được rất nhiều khán giả mong chờ.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hồng Đăng vui bên gia đình sau những ngày lăn xả ở vùng lũ, Thuỳ Tiên gây cười

Sao việt

23:05:26 19/09/2024
Diễn viên Hồng Đăng sum họp gia đình sau thời gian hỗ trợ bà con vùng lũ. Biểu cảm của Thuỳ Tiên khi tập thể dục trong Sao nhập ngũ khiến người hâm mộ cười thích thú.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.