Tá túc ở chùa, anh em song sinh cùng vào ĐH
“Hai anh em này là tấm gương cho rất nhiều trẻ cơ nhỡ đang tá túc trong chùa. Hiệp và Lợi biết yêu thương nhau, lại biết chăm sóc các em nhỏ hơn từ sinh hoạt đến việc học hành”, Đại đức Thích Quảng Tâm nói.
Tin 2 anh em song sinh Cao Phước Hiệp, Cao Phước Lợi (con chị Trần Thị Bướm) đậu vào Đại học Bách Khoa và khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM không làm người dân ấp 4 xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ngạc nhiên vì xưa nay 2 anh em vốn chăm chỉ, siêng năng. Thế nhưng, bà con trong xóm lại thở dài “không biết rồi đây mẹ nó có lo cho tụi nó học nổi không nữa, nhà nghèo, kiếm cái ăn từng bữa đã khó, nay 2 đứa lại vào đại học một lượt…”.
Mồ côi cha, nương nhờ cửa Phật
Căn nhà xiêu vẹo, trống trước, trống sau của anh em Hiệp nằm sâu trong cái xóm nhỏ. Không khó để tìm đến nhà 2 cậu học trò này bởi các em đã quá nổi tiếng nơi xã nghèo heo hút. Nổi tiếng vì nhà thuộc loại nghèo nhất nhì của xã, nổi tiếng vì 2 anh em song sinh biết vượt qua khó khăn, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, nổi tiếng vì có lúc gia đình không nuôi nổi, các em phải vào chùa tá túc để tiếp tục được đến trường.
Hai anh em chuẩn bị lên đường nhập học.
Cha mất sớm, 3 chị em Hiệp và mẹ chen chúc trong căn nhà nhỏ xiêu vẹo. Gọi là nhà nhưng thật ra đó chỉ là căn chòi rách nằm chơ vơ giữa đồng. Căn chòi ấy được dựng trên miếng đất của người chú. Trong cái tổ ấm của 4 mẹ con dường như chẳng có gì đáng giá ngoài chồng sách và mấy tờ giấy khen của 2 anh em Hiệp.
Không cục đất chọi chim, ai kêu gì làm nấy, hằng ngày chị Trần Thị Bướm tần tảo từ sáng sớm tới tối mịt cũng không đủ lo cho 4 miệng ăn. Ở vùng quê nghèo này ai thuê gì chị Bướm cũng làm, từ nhổ cỏ, rải phân, xịt thuốc đến nhận hạt điều về gia công. Rồi tai ương ập đến khi người chị gái của Hiệp mắc bệnh vảy nến.
Thế là tiền dành dụm bấy lâu đều đổ vào trị bệnh cho người chị. Khi vào lớp 10, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn 2 anh em Hiệp đành vào tá túc tại chùa Long Hòa xã Mỹ Thạnh. Hằng ngày 2 em phải vượt qua quãng đường gần 10km để đến Trường THPT Thủ Thừa. Biết gia cảnh khó khăn, nhà chùa đã cho Hiệp và Lợi mượn chiếc xe đạp cũ. Từ đó 2 anh em đều đặn chở nhau đến lớp.
Tội nhất là những ngày mưa, 2 em phải vượt qua con đường đá đỏ lầy lội, nhiều lúc đến lớp chiếc áo đồng phục không còn là màu trắng nữa. Vì phải vượt một quãng đường xa đến trường, lại phải ăn chay trong thời gian dài nên anh em Lợi còm nhom. “Năm lớp 10 kết quả học tập của 2 đứa không cao, nhiều lúc mệt quá, em ngủ gật trong giờ học. Sáng phải dậy sớm lại ăn uống không đầy đủ nên đến giữa trưa bụng đói cồn cào không thể nào tiếp thu bài được nữa” – Lợi kể.
Thương con, chị Bướm lại đem 2 đứa về nhà, mẹ con rau cháo qua ngày. Cái khó lúc bấy giờ là khi không còn ở chùa Long Hòa, 2 em phải trả xe đạp lại cho nhà chùa mà gia đình thì không thể nào mua nổi chiếc xe đạp mới cho 2 đứa đến trường. Thương 2 đứa cháu hiếu học, người hàng xóm cho chiếc xe đạp cũ thế là suốt năm lớp 11 anh em lại cọc cạch trên chiếc xe đạp cà tàng đến lớp.
Đến năm lớp 12, do phải học nhiều hơn nên 2 anh em Hiệp, Lợi lại khăn gói xin tá túc tại chùa Long Thạnh, thị trấn Thủ Thừa. Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thừa cho biết khi còn là học sinh của trường, 2 anh em Cao Phước Hiệp và Cao Phước Lợi có ý thức tự học rất cao. Ngoài những giờ lên lớp 2 em “bám chặt” vào thư viện trường. Không có tiền mua sách tham khảo các em thường mượn của thư viện, bạn bè và thầy cô.
Ân tình xóm nghèo
Nếu cậu anh Cao Phước Hiệp trầm tính thì cậu em Cao Phước Lợi lại nhanh nhẹn, hoạt bát. Tự nhận sức học của mình không bằng anh, thế nhưng Lợi giành luôn 2 “vé” vào khoa Hóa, Đại học Bách khoa và khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM với số điểm 27 điểm. Còn Hiệp chỉ “lặng lẽ” vào khoa Hóa, Đại học Bách khoa và cho rằng “chắc em không có duyên với ngành Y”.
Chưa hết vui mừng với kết quả học tập của 2 con, chị Bướm lại phải đối mặt với nỗi lo biết lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học. Cảm thông cho hoàn cảnh khó khăn của 2 cậu học trò nghèo hiếu học, một giáo viên Trường THPT Thủ Thừa đã hỗ trợ 2,8 triệu đồng tiền học phí đầu năm cho Phước Lợi. “Mình nghèo, thương đứa học trò côi cút, cố gắng lắm chỉ giúp được chừng này.
Không biết sắp tới hai anh em có trụ nổi với giảng đường không.” – người giáo viên nhất định giấu tên xúc động nói. Nghe tin anh em Hiệp đậu đại học, bà con xóm nghèo người bắt con vịt, người xuống ao vớt cá, người ra ruộng nhổ mì đem ra chợ huyện bán, giúp anh em Hiệp. Cầm 2 triệu đồng toàn tiền lẻ của bà con lối xóm, mẹ con chị Bướm xúc động ứa nước mắt. Lâu lắm rồi mới cầm trên tay số tiền lớn như thế này, chị Bướm căn dặn các con phải tiết kiệm từng đồng, vì đây là tiền mồ hôi nước mắt của bà con.
Đại đức Thích Quảng Tâm, Trụ trì chùa Long Thạnh – nơi đã cưu mang 2 anh em Hiệp, Lợi trong thời gian qua – kể: “Hai anh em này là tấm gương cho rất nhiều trẻ cơ nhỡ đang tá túc trong chùa. Hiệp và Lợi biết yêu thương nhau, lại biết chăm sóc các em nhỏ hơn từ sinh hoạt đến việc học hành.
Để có tiền trang trải việc học, hai anh em họ còn nhận hàng gia công, thêu thùa, may vá cho đến đan len đều rất khéo tay. Ở trong chùa, không có điều kiện học thêm, nhưng cả hai đều là học sinh giỏi cấp tỉnh. Hai em cùng đậu đại học, chùa nghèo quá, giúp được 1,5 triệu đồng, hy vọng lên Sài Gòn hai đứa sẽ tìm được việc gì đó làm thêm”.
Video đang HOT
Con đường trước mắt Cao Phước Hiệp và Cao Phước Lợi còn quá nhiều khó khăn. Ngoài sự nỗ lực bản thân, anh em Hiệp – Lợi vẫn cần có thêm những phép màu từ cuộc sống.
Theo Dòng Đời/Dân Việt
Chuyện tình cảm động của "người phi thường"
Tôi "ôm" cô ấy bằng mắt! Ngồi bên nhau tâm tình mặc cho đêm đã về khuya, sao trời càng sáng hơn, không gian yên tĩnh lạ thường. Lúc sau nữa, cô ấy ngồi vào lòng tôi, tôi quàng chân ôm chặt lấy nàng xiết vào lòng...
Thưa thầy, tấm gương vượt khó vươn lên số phận của thầy đã được nhiều người biết tới. Còn chuyện tình yêu của thầy, vẫn còn nhiều bí mật chưa kể ra, thầy có thể "bật mí" chút gì được chứ ạ...
(Cười vang) Tôi luôn được hạnh phúc, may mắn trong tình bạn, tình yêu dù bị liệt cả hai tay!
Hồi học lớp 6, tôi được mời đi nói chuyện ở một trường bạn. Nói chuyện xong có bạn học sinh nữ chạy lên cởi khăn quàng của bạn ấy quàng vào vai tôi.
Tôi sung sướng vô ngần. Chưa hết đâu. Sang lớp 7, cô ấy chuyển trường về học chung lớp với tôi nữa chứ!
Cô ấy có chiếc compa của Trung Quốc rất tốt, thời ấy hiếm lắm và quý lắm, vậy mà cô ấy bỏ vào chiếc cặp của tôi kèm theo mảnh giấy ghi mấy chữ "Thân tặng NNK".
Hết lớp 7, Liễu, tên cô bạn đi học kế toán. Sau này ai cũng có gia đình nhưng chúng tôi vẫn giữ quan hệ bạn bè cho tới nay, nửa thế kỷ rồi!
Thầy Ký dùng chân cắm hoa
Đó là tình bạn, còn chuyện tình yêu? Nghe đồn cũng thi vị chẳng kém...
Bắt đầu từ lúc tôi tốt nghiệp đại học về quê dạy cùng thầy Châu, là thầy dạy thời học phổ thông của tôi.
Có anh bạn dẫn em gái tới chơi. Như tình yêu sét đánh, tôi sững sờ. Cô ấy cũng có "tín hiệu", tôi ngỏ lời với cô ấy. Cái buổi ban đầu mà như thế là nhanh lắm rồi.
Khoảng 20 ngày sau cô ấy đạp xe như bay xuống thăm người anh lúc người anh...đi vắng! Thế là gặp tôi. Chúng tôi trò chuyện, tâm tình.
Cô ấy rủ tôi đi chơi. Lần đầu tiên tôi ngồi sau xe đạp cho một cô gái chở đi trên đường. Bồi hồi, xúc động lắm.
Hạnh phúc bên người vợ thứ 2 cũng là em vợ mình
Chúng tôi đi chơi, trò chuyện, quên hết thảy những gì xung quanh. Đến lúc chợt nhớ ra thì trời đã tối. Cô ấy định về nhưng tôi nhất quyết giữ cô ấy lại. Đêm hôm ấy trời không có trăng, chỉ đầy sao lấp lánh và chúng tôi bên nhau...
Rồi sao nữa thầy? Bình thường theo đúng "quy luật" thì tới đó phải có nắm tay rồi "hơn thế nữa", còn thầy có đôi tay mà cũng như không...
(Cười) Tôi "ôm" cô ấy bằng mắt! Ngồi bên nhau tâm tình mặc cho đêm đã về khuya, sao trời càng sáng hơn, không gian yên tĩnh lạ thường...
Lúc sau nữa, cô ấy ngồi vào lòng tôi, tôi quàng chân ôm chặt lấy nàng xiết vào lòng...
Ôi, độc đáo quá...!
(Thầy Ký kể đến đây thì ngừng lại. Có lẽ thầy đang bồi hồi nhớ lại "cái thưở ban đầu..." của mình. Rồi thầy dùng chân lục trên giá sách lấy ra quyển sổ ghi chép của những khách đến thăm, ngón chân thầy thoăn thoắt giở lật từng trang, tìm ra bài thơ "Thơ vui tặng Nguyễn Ngọc Ký" của nhà thơ Trương Nam Hương cho tôi xem).
Có một người đi học
Sách vở mang trong đầu
Đôi tay mềm dắt gió
Lấy chân mình chép câu
Yêu đương trong trẻo lắm
Không dùng tay...du xuân
Đêm đêm nằm với vợ
Quấn quýt bằng...ba chân
Chờ tôi đọc xong bài thơ, thầy Ký nói tiếp:
"Nàng" chính là vợ đầu của tôi, tên Vũ Thị Nhiễu, cũng là cô giáo, đã gắn bó cùng tôi mấy chục năm trời, gánh vác chia sẻ với tôi mọi buồn vui trong cuộc đời. Cô ấy đã mất chục năm nay rồi!
So ra, thầy khá "may mắn" và hạnh phúc trong tình yêu phải không thầy?
Cũng không hoàn toàn vậy đâu! Tôi và cô ấy đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt song vấp phải sự phản đối của gia đình cô ấy cũng vô cùng quyết liệt! Vì yêu tôi, cô ấy đã bị ngăn cản, bị đánh đập nhiều lắm đấy!
Ai mà tin con gái xinh đẹp nhất vùng, học hành tới nơi tới chốn mà lại chọn người yêu, người chồng tật nguyền, liệt 2 cánh tay như tôi?
May nhờ nhà thơ Đoàn Văn Cừ ở gần đấy, ông rất quý tôi và có uy tín lớn với bố cô ấy. Bố cô ấy vốn mê thơ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Ông gặp bố vợ tương lai của tôi nói đại ý là tôi có tài, năng lực tốt, cái tên Ngọc Ký cũng rất tốt. Nói tóm lại là "rể quý" đấy.
Và tình yêu, vợ chồng là duyên phận với nhau v.v...Cuối cùng, bố vợ tôi đồng ý! Thế là đám cưới diễn ra, chúng tôi nên vợ chồng!
Cuộc sống vợ chồng của thầy với đôi tay bị liệt chắc cũng phải "đặc biệt" lắm mới vượt qua mọi trở ngại và có được hạnh phúc?
Vợ chồng tôi đều là giáo viên, cũng như mọi người, phải cố gắng rất nhiều để xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái nên người! Riêng tôi thì luôn phải cố gắng gấp bội so với người bình thường để bù đắp khiếm khuyết, bất hạnh của mình.
Ngoài đi dạy, về nhà thầy có làm việc trong nhà giúp vợ, chăm con được không? Thầy làm thế nào?
Chẳng việc gì mà tôi không làm cả. Khó xử nhất là giai đoạn vợ chồng tôi còn ở chung nhà với mẹ tôi. Vợ tôi sinh con đầu lòng, nằm cữ, tôi phải cáng đáng việc nhà nhiều hơn.
Đi dạy về lụi cụi làm việc trong nhà. Sáng dậy sớm ra ao giặt đồ cho vợ con. Mẹ tôi thấy vậy, cụ xót ruột, mắng: "Chồng đã liệt 2 tay, đi dạy cả ngày về còn phải dậy sớm giặt đồ, vợ đành lòng để vậy à?".
Vợ mới sinh nở, sợ vợ buồn, tôi phải động viên, an ủi. Từ đó về sau tôi phải dậy sớm từ lúc còn tờ mờ để mẹ tôi không biết, giặt xong thau đồ rồi lên nằm chờ sáng để đi dạy. Nhờ vậy mà ổn cả đôi đàng!
Đến cuối đời, tình yêu của họ vẫn còn nồng thắm
Thầy là tấm gương phi thường nhưng vợ thầy cũng là người phụ nữ phi thường dám yêu bằng trái tim và vượt qua mọi thị phi, trở ngại đến với thầy. Trong đời sống vợ chồng, thầy có bí quyết gì để nuôi dưỡng tình yêu tuyệt vời đó cũng như hạnh phúc gia đình của mình?
Hồi đó, nhiều người bảo tôi rằng, chỉ có những đứa con gái ăn không biết trở đầu đũa mới lấy tôi. Nên khi lấy được người vợ là cô gái xinh đẹp nhất trong vùng, tôi phải cố gắng xây dựng và gìn giữ hạnh phúc của mình.
Bí quyết gì ư? Sống và cố gắng bằng tất cả trái tim mình.
Tôi đã từng tâm sự với bạn bè rằng, tôi bị liệt đôi tay, bù lại, trời thương ban cho tôi hạnh phúc tuyệt vời. Vợ tôi đúng là "quà tặng của thượng đế" cho tôi. Lúc biết mình sắp mất, vợ tôi rất lo lắng cho tôi, không biết tôi sẽ sống ra sao nếu không có cô ấy bên cạnh. Con cái thì đã lớn, sẽ có vợ có chồng.
Nằm trên giường bệnh mà vợ tôi cứ thổn thức, suy nghĩ.
Em vợ tôi (tức vợ hiện nay của tôi), lúc ấy ở ngoài Bắc, chồng mất đã hơn 10 năm, một mình ở vậy nuôi 2 đứa con, bay vào thăm bà chị sắp mất.
Nằm trên giường, gặp em gái vào thăm, vợ tôi mừng rơi nước mắt, cầm tay em gái nói: "Chị xin em một điều, chị mất đi rồi, em hãy thay chị làm vợ anh Ký, sống và chăm sóc anh ấy những ngày còn lại...".
Tôi không kìm được nước mắt, quay mặt đi, chẳng biết nói gì.
Thực ra, trước khi em vợ vào, vợ tôi cũng đã trao đổi với tôi mấy lần về việc này, nhưng tôi gạt đi. Ngờ đâu, cô em vào tới nơi, vợ tôi nói ra được ước nguyện cuối cùng rồi ra đi mãi mãi...
Người vợ thứ hai hiện nay chính là em vợ của tôi, tên Vũ Thị Đậu....
Theo Dantri
Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Sự học gian nan Cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành điển hình cho tấm gương vượt khó không chỉ cho ngành giáo dục từ những năm 60-70 ở miền Bắc mà đã trở thành "thương hiệu" vượt qua nghịch cảnh mọi lúc, mọi nơi khắp cả nước ta. Thậm chí, trên thế giới, cái tên Nguyễn Ngọc Ký không phải xa lạ bên cạnh những...