Tả Liên Sơn – Cung đường cổ tích
Ruộng bậc thang vẽ thành đường cong mềm mại ôm vòng quanh chân núi. Xa xa, nhiều đỉnh núi xanh thẫm thấp thoáng nhấp nhô lên xuống đều đặn.
Đại dịch COVID-19 gây hậu quả về người và của. Nền kinh tế hậu COVID-19 vẫn đang bị ảnh hưởng tiếp tục suy thoái gây khó khăn cho doanh nghiệp, đời sống người dân. Bên cạnh sự tiêu cực thì như “tái ông mất ngựa”, đại dịch làm thay đổi quan niệm sống của nhiều người khi họ nhận ra: Thay vì theo đuổi mục tiêu kinh tế, thứ không có giới hạn mà quên đi niềm vui cuộc sống; thì hãy tận hưởng sự thú vị của cuộc đời, niềm vui cũng là liều thuốc cho sức khoẻ.
Đi qua dịch bệnh thì sức khoẻ, tính mạng bản thân và người thân mới là quý giá nhất, tiền bạc, tài sản là “vật ngoại thân”. Trong thời điểm dịch bệnh có phong trào phát triển giờ thành trào lưu cho nhiều người như: chạy bộ, leo núi…
Leo núi có tác dụng tốt cho thể lực và giúp cân bằng tâm lý. Nhiều chân lý, triết lý đơn giản mà không phải lúc nào, không phải ai cũng nhận ngay ra được sẽ được nghiệm ra khi leo núi.
Muốn lên được núi cao phải đổ nhiều mồ hôi, lên đỉnh không phải đích đến mà là một hành trình. Sự gian nan, thử thách từ các con dốc cũng giống như những khó khăn vất vả của cuộc đời, quyết tâm vượt qua hay dừng lại, quay đầu, quyết định nằm chính ở bản thân mình.
Tính cách của con người cũng thể hiện trong quá trình leo dốc, ai phàn nàn, oán thán, ai quyết tâm bám rễ, vin cành nghiến răng di chuyển… Đó cũng chính là thái độ sống, là nhân sinh quan của họ.
Lần thứ hai tôi đi leo núi với địa điểm là đỉnh Tả Liên Sơn (cao 2.996 mét) thuộc tỉnh Lai Châu, nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ có chiều cao đứng thứ 6 ở Việt Nam. Gần đó là những đỉnh nổi tiếng như Pu Ta Leng (cao 3.096 mét), Bạch Mộc Lương Tử (cao 3.046 mét). Kinh nghiệm từ lần trước giúp tôi chuẩn bị hành lý gọn nhẹ, tâm lý sẵn sàng thoải mái hơn.
Sau 500 km di chuyển đi qua con đèo Ô Quy Hồ huyền thoại, một trong bốn “tứ đại danh đèo”, phía bên Lào Cai sương mù đông đặc, nhìn xe đi trước cứ như chui vào tan đi trong tấm màn sương trắng, vậy mà sang đến mạn phía Lai Châu thì khói sương tan biến đâu mất. Qua Tam Đường, đoàn chúng tôi đến Tả Lèng, rồi sử dụng xe ôm để đến điểm tập kết.
Nhiều tấm hình đẹp được ghi lại trên chặng đường chinh phục đỉnh Tả Liên Sơn.
Đường đi vẫn xấu, nhưng cảm giác thì thật tuyệt, y như đang cưỡi con chiến mã phi nước đại lên đỉnh dốc. Mây trắng bay ngay cạnh như với tay là vớt mây được vào lòng. Ruộng bậc thang vẽ thành đường cong mềm mại ôm vòng quanh chân núi. Xa xa, nhiều đỉnh núi xanh thẫm thấp thoáng nhấp nhô lên xuống đều đặn. Không khí trong lành mát lạnh. Hoa dã quỳ nở vàng rực như bức tường dát vàng luôn xuất hiện ở lúc xe ôm cua trong tiếng máy gầm vang. Không một bức tranh, bức ảnh hay đoạn phim nào có thể thu trọn toàn cảnh bằng chính mình hiện hữu nơi đây để đắm mình vào cùng thiên nhiên tươi đẹp.
Video đang HOT
Đến điểm tập kết, chúng tôi bàn giao hành lý cho Porter và hành trình đến với Tả Liên Sơn bắt đầu, có cả anh bạn người Ba Lan – Tomazs đi cùng với tâm trạng rất phấn khích. Lên tới lán nghỉ, cung đường chỉ tầm 4.5 km với độ dốc vừa phải đi qua rừng trúc, rừng thưa, thi thoảng có gặp những dòng suối nhỏ nước trong vắt chảy thầm thì giữa đại ngàn. Không khí trong vắt nên tiếng chim lảnh lót, tiếng ve sầu u u còn như vương vấn mùa hè cũng vang vọng sắc nét như trong phòng thu. Thảm thực vật của Tả Liên Sơn rất phong phú với thảm rêu trên đá, thảm lá rừng cùng những cây cổ thụ nhiều trăm năm tuổi, sừng sững cao vút xoè tán rộng che chở cho dây leo, dương xỉ, rêu ở tầng dưới sống yên lành.
Thảm thực vật phong phú của Tả Liên Sơn
Khi di chuyển cần chú ý không để chạm vào cây lá han – loại cây có lá như lá dây bầu có nhiều ở nơi đây, chẳng may chạm phải là như bị bỏng. Anh Lê Thanh Hà là người leo núi có kinh nghiệm luôn nhắc mọi người mà chính anh cũng bị lá han chạm phải kêu ầm ầm. Rêu trên đá, rêu trên thân cây cổ thụ, mảng màu vàng, mảng màu xanh đan vào nhau thành khối màu hấp dẫn, chỉ cần nghiêng mình là có bức ảnh đẹp với rêu.
Bữa trưa gọn nhẹ giữa rừng với bánh chưng gù, giò, cùng hoa quả tiếp sức đoàn tôi tiếp tục lên đường. Anh Nguyễn Viết Đại tranh thủ từng khoảng trống để bay Flycam thu quang cảnh từ góc nhìn trên cao, nhất là quãng có con thác nhỏ, nhưng chảy từ trên cao với vách đá tuyệt đẹp. Có lúc sương mù ùa vào làm nặng mi mắt, khung cảnh được bao phủ bởi khói sương làm các thân cổ thụ huyền ảo như trong cổ tích.
Khung cảnh tuyệt đẹp của Tả Liên Sơn
Bữa tối ở lán nghỉ với lợn nướng, rượu ngô tuyệt ngon. Sáng sớm hôm sau, đoàn chúng tôi bắt đầu leo lên đỉnh. Cung lên Tả Liên Sơn không quá dài, nhưng khá khó đi, có nhiều đoạn phải đu bám vào rễ cây, đu dây, níu thân tre trúc làm điểm tựa để vượt qua. Các bạn người Mông dẫn đường hết sức tận tâm và trách nhiệm, leo núi hấp dẫn và thành công có lẽ nhờ công các bạn rất nhiều. Ít nói, thật thà, thân thiện, trách nhiệm, tận tâm sức khoẻ cùng sự dẻo dai tuyệt với của A Từa, A Sèng, em Páo giảm bớt khó khăn giúp đoàn chúng tôi rất nhiều. Hai bạn dẫn đường Nô và Tùng có kinh nghiệm, sức khoẻ của tuổi trẻ hoà nhập rất nhanh, sẵn sàng trợ giúp các thành viên có những bức ảnh ưng ý cũng như đảm bảo sức khoẻ an toàn.
Càng lên cao càng dày sương và gió lạnh, dễ trơn trượt. Người đi xuống gặp người đi lên động viên nhau bằng những câu chào rất dễ thương.
Đường về trời đổ mưa khiến cho trải nghiệm của chuyến đi dày thêm với việc trượt ngã oành ạch, việc dắt bộ xe máy xuống dốc cũng là việc cực kỳ khó khăn do dốc trơn như bôi mỡ. May mắn tất cả đều vẫn an toàn về điểm hẹn.
Cung đường chinh phục đỉnh Tả Liên Sơn khá gian nan, vất vả
Theo dõi các hội nhóm leo núi trên mạng xã hội với số lượng người tham gia ngày càng đông, có lẽ Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch của Lai Châu, Yên Bái cần có hành động để phát triển hơn tiềm năng của ngành du lịch “mới mà không mới” ở Việt Nam. Bắt đầu bằng cách tuyên truyền đẩy mạnh truyền thông về vẻ đẹp của các đỉnh núi, xây dựng các lộ trình cùng các khuyến cáo một cách chuyên nghiệp hơn. Tham mưu cho lãnh đạo cải tạo, nâng cấp các con đường đến điểm tập kết, giúp việc di chuyển bằng xe ôm nhanh chóng và an toàn hơn, thay vì các hoạt động tự phát. Nắm bắt và tận dụng được trào lưu này, ngành du lịch các tỉnh Tây Bắc sẽ có thêm một tầm cao mới.
Sơn La - tâm điểm của cung đường du lịch Tây Bắc
Phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020.
Ngành du lịch Sơn La ở giai đoạn này đã đóng góp khoảng 6,6% GRDP với số lượng khách đến với Sơn La, đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách trong 2019. Tăng trưởng nhanh ổn định ở mức khoảng 13 %/năm, tỉ lệ khách quốc tế đạt 4,4%, khách du lịch nội địa là 95,6%.
Năm 2021, tỉnh Sơn La tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao. 2022, khu du lịch quốc gia Mộc Châu tỉnh Sơn La được vinh danh là "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới 2022". Đồng thời tỉnh Sơn La cũng đăng cai tổ chức thành công sự kiện Hội nghị thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân và Festival trái cây.... Đã tạo điều kiện để du lịch Sơn La đã thay đổi cùng với những thành công gắn liền với thương hiệu du lịch xanh, du lịch bền vững. Điều này cũng đã trở thành lợi thế để Sơn La tập trung phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn.
Để triển khai thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch tỉnh, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sơn La đã xác định chiến lược phát triển du lịch Sơn La đến năm 2025 và phương hướng đến 2030, tầm nhìn 2050, cụ thể:
Tăng cường mối liên kết giữa các tỉnh, vùng
Quan điểm phát triển du lịch Sơn La phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được phê duyệt bởi quyết định số 147/2020/QĐ-TTg và các định hướng của tỉnh về du lịch đang có hiệu lực thi hành.
ThS Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La
Theo ThS Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, Sơn La chú trọng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Sơn La trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và với các vùng khác. Đồng thời liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về du lịch của địa phương.
Phát triển du lịch theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực sản phẩm trên cơ sở khai thác có chọn lọc tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội và nhân văn. Hình thành trọng điểm các tour - tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù, kế thừa và phát huy hệ thống hạ tầng sản phẩm du lịch hiện hữu, phát triển những giá trị mới.
Hình thành trọng điểm các tour - tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù (Ảnh: Lòng hồ Sông Đà)
Chú trọng phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa vật thể phi vật thể và sản vật địa phương. Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch văn hóa với giá trị cốt lõi là bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc làm nền tảng để hình thành các loại hình du lịch khác. Đồng thời, khuyến khích mở rộng phát triển du lịch cộng đồng tạo ra việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.
Ths Trần Xuân Việt nhấn mạnh, Sơn La sẽ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho du lịch. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng và thu hút kết nối với các trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Lào.
Mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Ths Trần Xuân Việt cũng cho biết, ngành Du lịch Sơn La chia thành 2 giai đoạn thực thiện mục tiêu phát triển du lịch. Trong đó, diai đoạn 2021-2030, Sơn La đặt mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững đa dạng hóa các sản phẩm phấn đấu đến 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp 10-13 % GRDP. Đến 2050, du lịch Sơn La trở thành kinh tế trụ cột của tỉnh, đóng góp 15-18% GRDP. Đưa du lịch Sơn La trở thành điểm đến an toàn hấp dẫn; là trọng điểm của vùng du lịch biên giới Việt Nam - Lào và trung du miền núi Bắc Bộ, có chất lượng và tính chuyên nghiệp cao sức cạnh tranh cao.
Sơn La phấn đấu là trọng điểm của vùng du lịch biên giới Việt Nam - Lào và trung du miền núi Bắc Bộ (Ảnh: Đèo Pha Đin)
Phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020 gồm: Du lịch sinh thái nông nghiệp; Du lịch văn hóa lịch sử; Du lịch cộng đồng; Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; Du lịch chuyên đề với hạ tầng du lịch đồng bộ hiện đại và chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Sơn La trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thúc đẩy ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.
Sơn La chú trọ phát triển du lịch gắn liền với phát triển an sinh xã hội
Định hướng đến 2030, Mộc Châu được công nhận là "Khu du lịch quốc gia, trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giữ vững hạng mục giải thưởng điểm đến du lịch thiên nhiên hàng đầu thế giới".
Đồng thời, thúc đẩy đào tạo nhân lực và chuyển đổi số trong ngành du lịch phát triển du lịch thông minh vận hành hiệu quả trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số. Phấn đấu đưa Sơn La trở thành một điểm đến trong chiến lượng "điểm đến hấp dẫn" của Việt Nam giai đoạn 2023-2050.
Chiến lược sản phẩm du lịch xanh
Để thực hiện các mục tiêu của giai đoạn trên, Sơn La cũng đặt ra chiến lược phát triển cụ thể đó là phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh với 5 loại hình du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, Sơn La chú trọng phát triển, không gian du lịch gồm các trọng điểm du lịch và các khu du lịch như: Khu vực Mộc Châu và phụ cận hoặc Khu vực thành phố Sơn La và khu vực lòng hồ Sông Đà; hái dâu tây và thưởng thức các sản phẩm dâu tây VietGAP tại Chimi Farm...
Trải nghiệm hái dâu tây là một không gian du lịch độc đáo và hấp dẫn đông đảo du khách khi đến với Sơn La
Xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh và các tuyến liên tỉnh và quốc tế như: Tuyến di sản và cách mạng Sơn La, Điện Biên; Kết nối hai thành phố với sản phẩm về du lịch lịch sử văn hóa; Tuyến đường thủy bộ kết hợp với ba khu vực thành phố Sơn La, Quỳnh Nhai và Mường La.
Cùng với đó Sơn La chú trọng việc phát triển các dịch vụ thiết yếu để phục vụ cho du lịch. Khuyến khích phát triển các dịch vụ lữ hành hiện tại trên địa bàn tỉnh và các dịch vụ vận chuyển hành khách lưu trú ăn uống và cung cấp thông tin hướng dẫn hướng dẫn du lịch.
Ths Trần Xuân Việt nhấn mạnh: "Ngành văn hóa thể thao và du lịch Sơn La kỳ vọng với những định hướng cụ thể như trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh, sự vào cuộc của địa phương và nhân dân các dân tộc Sơn La sẽ làm du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. Và du lịch Sơn La luôn trở thành điểm đến đầu tiên hàng đầu trong phát triển du lịch của du khách trong nước và quốc tế".
Ngắm Shirakawago - Ngôi làng cổ tích ở Nhật Bản Nằm ẩn mình trong vùng núi cao của tỉnh Gifu, Nhật Bản, Shirakawago nổi tiếng với kiến trúc truyền thống gassho zukuri và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tĩnh lặng. Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ xưa nhất Nhật Bản với lịch sử hơn 300 năm và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm...