Tá hỏa vì không chịu khám phụ khoa
Hai vợ chồng khỏe mạnh, sinh hoạt đều đặn mà vẫn chưa có con khiến chị Diễm lo lắng lắm.
Chuyện không thể bỏ qua
Kết hôn được hơn 1 năm, nhưng chị Diễm thấy mình vẫn chưa bầu bí. Sốt ruột quá, cả hai bên gia đình cùng mong. Hai vợ chồng vẫn sinh hoạt đều đặn, khỏe mạnh bình thường, “tuổi trẻ tài cao” nên chẳng hiểu có vấn đề gì.
Ở công ty có đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát, Diễm mới biết mình bị viêm cổ tử cung lộ tuyến. Bác sỹ dặn: “Đây là tổn thương lành tính nhưng sự nguy hiểm của lộ tuyến có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung như các bệnh qua đường tình dục… Với những nguy cơ như thế, viêm cổ tử cung lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc điều trị là cực cần thiết”.
Sau đợt khám đó, Diễm phải đi điều trị, “đốt” 2 lần mà vẫn chưa điều trị dứt điểm hẳn bệnh này.
Lấy chồng rồi, sinh con rồi, Hường thường cười khẩy khi thấy bọn bạn rủ nhau đi khám phụ khoa. “Phải như tao đây này, sinh con khỏe mạnh, chiều chồng vẫn tốt, chẳng bao giờ phải khám xét gì. Chỉ cần mua lọ Lactacyd về rửa vèo một cái là ổn”.
Rồi đợi mãi sinh đứa con thứ 2 không được, vùng kín bị ngứa, gây mùi khó chịu và đau rát mỗi khi gần chồng, Hường mới tá hỏa, hỏi kinh nghiệm đi khám phụ khoa. Kết quả điều trị 5 tháng rồi mà Hường vẫn chưa qua khỏi “kiếp nạn” nhiễm nấm.
Video đang HOT
Các chị em cực ngại khám phụ khoa
Cực ngại đi khám phụ khoa
Các chị em lười đi khám phụ khoa cũng chỉ vì lười và ngại. Hơn nữa, ai cũng chủ quan rằng mình khỏe re thế, chẳng có lý do gì bị thế này, thế kia. Chỉ khi nào vùng kín có vấn đề: quá ngứa, quá đau rát, mùi không chịu được, chị em mới lo lắng nghĩ tới chuyện đi khám. Hầu hết, các phòng khám phụ khoa đều do bác sỹ nam chủ trì khiến nhiều chị em không ngần ngại “bỏ của chạy lấy người”.
Ngại cho mọi người biết bệnh của mình. Đó là tâm lý chung của hầu hết các chị em. Nhiều người tự ra hiệu thuốc, hỏi kinh nghiệm của những người bán hàng và mua thuốc về uống, tự điều trị.
Theo bác sỹ Mai Trọng Hưng (BV Phụ sản Hà Nội), khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các trường hợp viêm nhiễm và những bất thường của hệ thống sinh dục. Việc điều trị sau sẽ dễ dàng, ít tốn kém. Quan trọng hơn, người phụ nữ khám phụ khoa định kỳ bảo vệ được sức khỏe của mình, giúp phát hiện sớm và tránh ung thư phần phụ.
Đối với các chị em từ 35 tuổi trở lên và các chị em có triệu chứng nghi ngờ, cách khám phụ khoa định kỳ và phết tế bào âm đạo là cách duy nhất và đơn giản để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Khám phụ khoa cũng là dịp để chị em được tư vấn về các vấn đề sức khỏe như: vệ sinh phụ nữ, cách phòng ngừa bệnh phụ khoa, rối loạn tâm lý thời kỳ tiền mãn kinh và cách điều chỉnh…
Thu Hằng
Theo PLXH
Có nên cắt bao quy đầu cho con trai tôi?
Con trai tôi năm nay 7 tuổi, bố cháu bảo là cháu bị hẹp bao quy đầu và nên cho đi cắt nếu không lúc lớn lên mới cắt sẽ bị chấn thương tâm lý.
Tôi hoang mang quá vì con tôi còn bé quá, tôi sợ cháu bị đau. Bác sĩ tư vấn giúp tôi với. (demtuongtu...@yahoo.com)
Trả lời:
Thứ nhất bận nên đưa con đến khám bác sỹ, có thể là bác sỹ nhi khoa hoặc ngoại khoa. Nếu chắc bị hẹp bao quy đầu thì nên can thiệp sớm. Có nhiều cách để can thiệp cho bao quy đầu rộng ra hoặc dùng thuốc bôi chứ không chỉ là phẫu thuật cắt bao quy đầu. Trong trường hợp nếu phải can thiệp phẫu thuật cắt bao quy đầu thì bác sỹ cũng sẽ gây tê để trẻ không đau.
Bác sĩ ơi em lấy vợ rồi nhưng mà hình như bao quy đầu của em bị hẹp. Năm nay em 24 tuổi. em quan hệ thấy bình thường nhưng nghe nói cắt đi thì sẽ càng được cải thiện và chỗ ấy lại vệ sinh hơn. Em lớn tuổi quá rồi nên ngại. Bác sĩ bảo em phải làm gì bây giờ (manman...@yahoo.com)
Trả lời:
Khi bạn quan hệ bình thường thì nhiều khả năng là bao quy đầu của bạn không bị bẹp. Một số trường hợp bao quy đầu có thể bị bẹp nhưng vẫn sinh hoạt tình dục được. Về cơ bản, bạn có thể kiểm tra xem bao quy đầu của bạn có thể lộn ra ngoài hoàn toàn được không.
Nếu không lộn được fra ngoài hoàn toàn thì có khả năng bạn bị hẹp bao quy đầu rồi đó. Tuy nhiên chính xác nhất và có được tư vấn tốt nhất thì bạn nên đi khám bác sỹ Ngoại khoa.
Con tôi năm nay 2 tuổi, tôi muốn cháu lớn lên không phải lo nghĩ nhiều nên muốn cắt quy đầu cho cháu sớm. Bác sỹ có thể cho biết cắt bao quy đầu cho trẻ lúc nào là tốt nhất không ạ? (longtungha...@yahoo.com)
Trả lời:
Về cơ bản, bao quy đầu không cần cắt trừ khi hẹp vì bao quy đầu có chức năng sinh lý. Một số dân tộc có tập tục cắt bao quy đầu sớm, tuy nhiên khi xem xét lại thì có vẻ như tỉ lệ ung thư dương vật cao hơn so với các dân tộc khác. Do vậy, chỉ nên can thiệp cắt bao quy đầu khi có biểu hiện hẹp cần can thiệp
Theo PLXH
5 bước giúp bạn tự biết màng trinh đã bị rách hay chưa? Chỉ cần sơ sẩy một chút là "then cài" cũng dễ bị nạn đấy! Do "then cài" chỉ là một lớp màng mỏng mảnh nằm ngay cửa "cô bé" của bạn nên chỉ sơ sẩy một chút là nó có thể bị tai nạn như thường. Nó có thể bị rách chỉ đơn giản qua việc sử dụng băng vệ sinh, khi XXX...