Tá hoả khi biết hạn sử dụng cực ngắn của sữa đặc, ai mà sử dụng cả vài tháng thì phải xem lại ngay!
Không ngờ thứ mà các gia đình thường để cả tháng trong tủ lạnh lại có hạn sử dụng ngắn đến vậy.
Mới đây, mạng xã hội xôn xao với thông tin hạn sử dụng của sữa đặc sau khi mở nắp chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 ngày. Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Chủ nhân bài viết cho biết, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ phát hiện trên bao bì sữa đặc có ghi rõ khuyến cáo sử dụng trong vòng 7 ngày sau khi khui nắp. Điều này gây hoang mang cho nhiều người, vì sữa đặc vốn là loại nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn, thức uống như pha cà phê, làm bánh hay chế biến nước chấm. Vậy nên thông thường không ít người sau khi khui sữa chẳng màng đến hạn sử dụng mà thường cất sữa đặc vào tủ lạnh rồi sử dụng dần trong nhiều tháng trời.
Ảnh thread: @Hongnhunghj
Ngay lập tức, nhiều người đã kiểm tra lại lon sữa đặc tại nhà mình và có những ý kiến khác nhau. Một số người bàng hoàng khi phát hiện rằng thời gian sử dụng sau khi mở nắp là rất ngắn, thậm chí có người cho biết hạn sử dụng chỉ còn vài ngày.
Một số cư dân mạng còn hài hước chia sẻ rằng họ “chả sao cả” khi dùng sữa đặc đã mở nắp hơn 1-2 tháng, và đường trong sữa đã đóng vai trò như một chất bảo quản tự nhiên. Bên cạnh đó nhiều người đồng tình rằng việc bảo quản sữa đặc trong tủ lạnh có thể kéo dài thời gian sử dụng, mặc dù khuyến cáo là 7 ngày.
Tuy nhiên, cũng có những người chia sẻ những trải nghiệm đáng lo ngại. Một số người đã có trải nghiệm không tốt khi sử dụng sữa đặc để quá hạn sử dụng.
Video đang HOT
Thực hư hạn sử dụng và cách bảo quản sữa đặc sau khi mở nắp
Thông thường, sữa đặc khi chưa mở nắp có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu, từ vài tháng đến một năm. Tuy nhiên, sau khi mở nắp, việc bảo quản sữa đặc cần được chú trọng hơn nhiều. Bởi sữa là môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển nếu không được giữ gìn cẩn thận. Việc để sữa đặc tiếp xúc với không khí trong thời gian dài có thể làm hỏng chất lượng, thậm chí gây ra các vấn đề sức khỏe nếu sử dụng khi sữa đã bị ôi thiu.
Dù có nhiều người cho rằng để sữa đặc trong tủ lạnh sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, ngay cả khi được bảo quản lạnh, sữa đặc vẫn chỉ nên dùng trong khoảng 7 đến 10 ngày sau khi mở nắp.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng cần chú ý hơn đến hạn sử dụng sau khi mở nắp của sữa đặc:
- Đọc kỹ thông tin trên bao bì: Mỗi sản phẩm sữa đặc có thể có khuyến cáo khác nhau về hạn sử dụng sau khi mở nắp. Hãy đọc kỹ để sử dụng đúng cách.
- Bảo quản đúng cách: Sau khi mở, sữa đặc nên được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu bạn không sử dụng hết, hãy mua loại hộp nhỏ hơn để tránh lãng phí.
- Kiểm tra trước khi sử dụng: Nếu sữa có dấu hiệu lạ về màu sắc, mùi vị hoặc kết cấu, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức.
4 món đồ đáng vứt bỏ nhưng bạn lại đang tích trữ, tôi khuyên bạn nên dọn ngay
Trong nhà có 4 món này, bạn nên bỏ đi càng sớm càng tốt!
Không phải cứ mua sắm nhiều đồ và chất đống trong nhà mới là tiện nghi. Có nhiều món đồ ngay cả khi chúng đã hỏng hóc thì nhiều người cũng chẳng nỡ dọn dẹp, cứ tích trữ lại hoặc thậm chí là vô tư sử dụng.
Nếu nhà bạn đang có 4 thứ sau, tôi khuyên bạn nên kiểm tra và thay đồ mới. Đừng cố giữ lại kẻo rước hại vào người!
1. Ổ điện cũ
Ổ cắm điện không có thời hạn sử dụng cụ thể, mọi người thường chỉ thay thế và sửa chữa khi chúng bị hỏng hóc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sử dụng thì cứ khoảng 3 - 5 năm bạn nên thay ổ mới một lần.
Bởi sau thời gian dài, hiệu quả sử dụng của ổ điện ít nhiều cũng sẽ giảm dần. Chúng sẽ có nguy cơ bị chập mạch, lỏng lẻo, phát ra tia lửa... dễ gây cháy nổ nguy hiểm. Bạn đừng nghĩ chúng có tuổi thọ cao, hãy thường xuyên kiểm tra và đừng ngần ngại bỏ đồ cũ thay đồ mới.
2. Thiết bị điện tử cũ
Một số thiết bị điện tử như quạt, tủ lạnh... sau nhiều năm sử dụng, hầu hết nhà nào cũng sẽ thay mới. Tuy nhiên một số gia đình vẫn có thói quen cất giữ các thiết bị cũ thậm chí ngay cả khi chúng ít được sử dụng, đơn giản vì không muốn vứt chúng đi.
Dù tiếc đến mấy, lời khuyên chân thành của tôi đó là bạn nên dọn dẹp chúng càng sớm càng tốt. Để lâu trong góc nhà, các bộ phận bên trong của thiết bị rất dễ bị oxy hoá, ăn mòn và rỉ sét, các chức năng cũng không thể hoạt động trơn tru. Giữ chúng lại cũng không thể sử dụng, chỉ thêm chật chội và còn có nguy cơ gây ra rủi ro về cháy nổ, chập điện.
Vậy nên, khi đã sắm đồ điện tử mới thì bạn hãy mạnh dạn bỏ đi đồ cũ. Nếu chúng chưa hoàn toàn hỏng hóc, hoặc kể cả đã hỏng, bạn vẫn có thể đem tới cửa hàng hoặc địa chỉ thu đồ mua điện tử cũ, họ sẽ trả bạn 1 khoản tương đương với tình trạng của thiết bị.
3. Gia vị hết hạn sử dụng
Nhiều người có sở thích mua gia vị phiên bản "khổng lồ" vì chúng trông hấp dẫn và đẹp mắt, giá thành lại rẻ hơn chút xíu. Do lúc mua không để ý đến hạn dùng cũng như tần suất nấu nướng của gia đình, nhiều nhà thường gặp tình trạng: chế biến chưa được bao lần nhưng gia vị hết hạn lúc nào chẳng hay. Và kể cả khi chúng hết hạn, một số người vẫn có thói quen tiện tay giữ lại và đặt gọn ở tủ bếp.
Nếu bạn không thường xuyên nấu nướng hoặc mỗi bữa chỉ chế biến ít món thì hãy mua gia vị có dung lượng vừa đủ, đặc biệt là nhớ kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua. Khi đã quá hạn thì bạn hãy nhanh chóng dọn chúng khỏi tủ bếp, vì rằng chúng cũng đâu thể dùng làm chế biến món ăn. Ngược lại, nếu không bỏ đi, thỉnh thoảng bạn sẽ quên béng mà lôi ra sử dụng. Việc tiêu thụ gia vị hết hạn là điều không tốt, đặc biệt là những loại như nước mắm, dầu ăn, dầu hào... Chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây dị ứng và ngộ độc thực phẩm.
4. Thớt, đũa bị mốc
Thớt tre, đũa gỗ là 2 món đồ nhà bếp rất dễ bị ẩm mốc và hư hỏng. Một số vết nứt và cặn thức ăn chưa được làm sạch hoàn toàn ở thớt, đũa có thể sinh ra nấm mốc, nếu cứ tiếp tục sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình.
Bạn nên thường xuyên làm sạch và vệ sinh kỹ lưỡng 2 đồ dùng này bằng những chất rửa an toàn như giấm, baking soda,... Trong trường hợp chúng đã bị mốc, hoặc rất khó để làm sạch cặn bám/vết bẩn, tôi khuyên bạn nên thay mới chứ đừng cố gắng sử dụng và tích trữ. Để lâu cũng chỉ hại thân, mà mua mới cũng chẳng tốn kém là bao.
Tích trữ đồ ăn đề phòng ngập lụt cần chú ý: Đồ để được bao lâu, bảo quản thế nào cho tốt? Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết về các loại đồ hay được tích trữ nhất, hãy đọc để đảm bảo sức khoẻ cho bạn và gia đình. Khi cần lưu trữ lương thực, mọi người thường ưu tiên chọn thực phẩm theo các tiêu chí: có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng no lâu và có thể bảo quản...