TA focus (phiên 8/8): Cửa đi xuống vẫn cao
Mẫu hình nến phiên 7/8 chưa cho nhiều thông tin xác định thị trường sẽ tiếp tục ra sao, nhưng dù gì, vẫn phải thừa nhận, trong ngắn hạn, cửa xuống nhiều hơn cửa phục hồi đi lên, vì nhiều chỉ báo đang rất tiêu cực.
Ảnh Shutterstock
Kết phiên giao dịch ngày 7/8/2019, VN-Index chốt ở 965,93 điểm, tăng 1,32 điểm ( 0,14%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 134 triệu đơn vị, giá trị 2.806 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
Phục hồi nhẹ sau 3 phiên liên tiếp giảm mạnh phản ánh phần nào tâm lý nhà đầu tư đã bình tĩnh trở lại. Đã có thời điểm VN-Index chạm đến 971,96 điểm nhưng không giữ được. Áp lực thoát hàng vùng giá cao vẫn lớn, trong khi cầu bắt đáy tập trung nhiều ở vùng giá thấp khiến chỉ số không tăng mạnh được. Hơn nữa, điều này cũng dẫn tới cung cầu khó gặp nhau làm thanh khoản sụt giảm mạnh.
Diễn biến chính trong phiên ghi nhận, một số mã trụ đã có ngày giao dịch khá tích cực, tuy nhiên dòng tiền dường như chỉ tập trung mạnh vào những mã có báo cáo kết quả kinh doanh tốt quý vừa rồi, điển hình như MWG, VCS…, còn lại phần đa chỉ lên xuống loanh quanh tham chiếu, không có nhiều đột biến.
Chart Daily
Trên đồ thị, VN-Index vẫn chưa vượt nổi đường MA50 (968) mặc dù đã rất nỗ lực. Dường như chỉ số đang muốn lấp lại GAPDOWN được tạo ra từ phiên hôm trước (6/8) rồi lại tiếp tục dịch chuyển theo xu hướng xuống, vì hiện tại, rõ ràng nhiều chỉ báo khác cũng khá tiêu cực. Tuy nhiên, kênh lên (như hình vẽ) vẫn chưa sai, thì vẫn có cơ sở tin rằng đáy có lẽ chỉ loanh quanh đâu đây tầm (957-960).
Video đang HOT
Chốt phiên, VN-Index hình thành mẫu nến khá đặc biệt với 2 bóng nến dài, còn thân nến khá nhỏ gợi ý sự do dự, chờ đợi của cả bên mua và bên bán. Điều này phản ánh thị trường hiện tại chưa quyết định được sẽ đi theo hướng nào.
Các chỉ báo khác như MACD, ADX, OBV đang cho dấu hiệu nhiều khả năng VN-Index còn tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn. Mặc dù Stochastic đang tiến vào vùng quá bán, nhưng chưa có dấu hiệu dao cắt giữa đường %K và %D nên cũng khó có thể tin tưởng chỉ số sẽ tiếp tục phục hồi. Đáng chú ý, giá đang khá gần BB bottom, phiên 7/8 bên bán cũng không gây áp lực đủ mạnh để ép giá bám theo dải. Tuy nhiên, BB bottom đang nở ra là rất nguy hiểm, cho đến khi chưa có dấu hiệu BB thắt lại thì đương nhiên, nguy cơ tiếp tục xuống là khá cao.
Với hệ thống Ichimoku, giá đang nằm trên SpanB cho hy vọng, đám mây với 2 ngưỡng SpanB (965.90) và SpanA (955,99) sẽ là khu vực hỗ trợ mạnh giúp chỉ số đứng vững ở khu vực này. Trong khi đó, đường Tenkan đã gập xuống, tuy chưa cắt qua Kijun nhưng đã áp sát rất gần. Các tín hiệu khác từ hệ thống cũng không mấy tích cực, từ đường Chikou Span đang có chiều hướng cắt xuống đường giá đến đường SpanA cũng đang có xu hướng cắt đường SpanB.
Chart 1hour
Ở khung thời gian này, đường hỗ trợ được vẽ khá mong manh. Tuy giá đang bó vào trong BB middle nhưng khoảng cách đang là 10 điểm, hơi xa đặt trong bối cảnh hiện tại. Mặt khác, đường Stochastic vừa thoát vùng quá bán thì lại đang có xu hướng quay lại. Như vậy, xác suất giảm điểm trong 1 vài giờ tới vẫn khá cao.
Tóm lại, nếu giữ được khu vực 955 – 960 thì đương nhiên là quá ổn. Hiện tại, mẫu hình nến phiên 7/8 chưa cho nhiều thông tin xác định thị trường sẽ tiếp tục ra sao, nhưng dù gì, vẫn phải thừa nhận, trong ngắn hạn, cửa xuống nhiều hơn cửa phục hồi đi lên, vì nhiều chỉ báo đang rất tiêu cực. Do đó, tùy mức ngại rủi ro, nhà đầu tư có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh mạnh vào hàng với những mã cơ bản tốt với ưu tiên hàng có sẵn để phần nào giảm bớt rủi ro T ở thời điểm hiện tại.
Hải Đăng, Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
TA focus (phiên 16/7): Tiếp tục vào hàng ở những nhịp điều chỉnh
Chưa đủ dấu hiệu để cho thấy thị trường quyết định đi theo xu hướng giảm. Nhiều khả năng nhịp điều chỉnh đã kết thúc.
Kết phiên giao dịch ngày 15/07/2019, VN-Index chốt ở 972,53 điểm giảm 2,87điểm (-0,29%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 118 triệu đơn vị, giá trị 2.677 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
Không giảm mạnh, nhưng VN-Index có phiên giao dịch có thể gọi là tẻ nhạt, nhóm cổ phiếu Bluechips ngoài 2 cái tên đáng chú ý nhất là MWG, VCB có ngày giao dịch ấn tượng, còn lại thì hầu hết có phiên giao dịch giằng co khó chịu. Tâm lý chưa phải là chán nản nhưng rõ ràng là cũng không tích cực lắm. Giá cứ lình xình, lên thì không mạnh mà xuống cũng không sâu khiến bên cầm tiền rất khó xử.
Khối lượng khớp lệnh sụt giảm đáng thất vọng phản ánh cả hai bên bán và mua đều không quyết liệt, áp lực bán không quá mạnh trong khi lực mua lại yếu khiến cung cầu khó có thể gặp nhau.
Chart Daily
Trên đồ thị, có thể thấy từ đầu tháng 7 đến giờ, chỉ số luôn đóng cửa trên MA10, điều này nếu chưa bị vi phạm vào phiên 16/7, tức là chẳng có gì đáng lo ngại cả. Đường MA10 này vẫn đang có xu hướng tách xa đường MA20 đang là tín hiệu kiểu mẫu của 1 xu hướng tăng. 2 phiên liên tiếp điều chỉnh thì khó mà vui, nhưng điều này vẫn cần thiết cho 1 xu hướng tăng bền trong thời gian tới.
Các chỉ báo khác cũng chưa có gì đáng lưu ý, hầu hết mới dừng lại ở mức có dấu hiệu, nhưng chưa xác nhận điều gì, điển hình như đường OBV, có quay xuống nhưng chưa xuyên thủng đỉnh đáy gì thì cũng không đáng bận tâm
Với hệ thống Ichimoku, giá đang có xu hướng test lại span B, nhưng nếu không xuyên thủng đường Tenkan đang bám sát giá thì cùng lắm là chỉ số đi ngang tích luỹ, lình xình chứ khó mà giảm mạnh. Ngoài ra, chưa có tín hiệu gì đáng phải cảnh giác.
Chart 1hour
Ở khung thời gian này, khá dễ thấy dường như chỉ số đang thiết lập các đỉnh, đáy sau cao hơn điển hình của một xu hướng tăng. Hiện tại, tuy giá đang dò đáy kênh nhưng nguy cơ thủng không được đánh giá cao khi một số chỉ báo đã cho thấy có dấu hiệu đảo chiều.
Đáng chú ý có đường Stochastic đã ở vùng quá bán và sắp có tín hiệu giao cắt, hơn nữa, các nến xanh đỏ đan xen khá lỏng nẻo cho thấy lực bán không quá mạnh và kém xa so với phiên cuối tuần trước khẳng định bên bán cũng không quá thiết tha thoát hàng.
Tóm lại, chưa đủ dấu hiệu để cho thấy thị trường quyết định đi theo xu hướng giảm. Nhiều khả năng nhịp điều chỉnh đã kết thúc. Ngoài tâm lý chờ đợi phiên thứ Năm tới (18/5) chốt phái sinh, tuy có thể có nhiều biến động khó lường, nhưng cũng quá quen thuộc với nhiều nhỏ lẻ. Quá khó để tìm ra lý do VN-Index cắm đầu tiếp. Do vậy, tiếp tục vào hàng ở những nhịp điều chỉnh vẫn là lựa chọn khả thi trong giai đoạn này.
Hải Đăng, Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
TA focus (phiên 6/8): Kích hoạt chiến thuật bảo vệ tài khoản Tận dụng trạng thái cổ phiếu xấu tốt đều rơi như nhau để xem xét mua vào với những mã cơ bản tốt tại những vùng hỗ trợ mạnh. Kết phiên giao dịch ngày 5/8/2019, VN-Index chốt ở 973,15 điểm, giảm 17,95 điểm (-1,81%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 148 triệu đơn vị, giá trị 3.370 tỷ đồng. Về mặt...