T-90 – Dòng tăng chủ lực danh tiếng của Nga
Trong bảng xếp hạng xe tăng mạnh nhất thế giới hiện nay không thể thiếu cái tên T-90 – dòng tăng chủ lực của Nga.
T-90 với các tính năng vượt trội
T-90 – một trong những loại xe tăng hiện đại dựa trên mẫu đầu tiên có mật danh “Object 188″, được nhà máy Uralvagonzavod sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga từ 1995, là một phiên bản hiện đại hóa của T-72B (ban đầu có tên là “T-72B nâng cấp” (-72 ), viết tắt là T-72BU, nhưng sau đổi thành T-90), được tích hợp nhiều đặc tính thiết kế của tăng T-80.
Xe tăng T-90 Nga huấn luyện dã ngoại. Nguồn: army-technology.com
T-90 là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới có hệ thống bảo vệ 5 cấu thành, gồm 4 hệ thống “Nakidka”, “Shtora-1″, “Arena”, giáp phản ứng nổ (ERA) – nhằm giảm khả năng bị đối phương phát hiện; chống các tên lửa có lái dẫn cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu; đánh chặn tên lửa chống tăng từ xa; vô hiệu hóa đạn chống tăng khi tiếp xúc với vỏ giáp; và vỏ giáp kết hợp giữa thép có độ bền cao và vật liệu composite.
T-90 có khối lượng 46,5 tấn, dài 9,53 m, rộng 3,78 m, cao 2,22 m, tốc độ 60 km/h, kíp xe 3 người. T-90 có vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm (tầm bắn thẳng 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m); ngoài hệ thống cân bằng pháo hai chiều dọc – ngang, súng máy 7,62 mm đồng trục, súng phòng không 12,7 mm còn có tổ hợp điều khiển hỏa lực tự động với máy tính toán đường đạn kỹ thuật số, kính ngắm hồng ngoại và thiết bị nạp đạn tự động.
Súng phòng không với thiết bị ngắm và dẫn bắn từ xa cho phép bắn mục tiêu trên không và trên mặt đất từ buồng chiến đấu của xe tăng. T-90 được trang bị hệ thống phòng hộ tập thể khỏi tác động của vũ khí hủy diệt hàng loạt, hệ thống chữa cháy nhanh trên cơ sở cảm biến quang học, thiết bị tự ủi, thiết bị vượt chướng ngại vật nước (vũng, sông), có thể được gá các thiết bị quét mìn khác nhau.
Các mẫu T-90 sản xuất từ năm 2009 về sau (T-90A, T-90S) được trang bị hệ thống quan sát bằng hồng ngoại ESSA, với camera ảnh nhiệt thế hệ 2 Catherine-FC do Thales Optronique sản xuất, cho phép phát hiện mục tiêu là xe tăng ở cự ly 10.500 m vào ban ngày và 2.200 m vào ban đêm. Kể từ năm 2016, T-90 sử dụng hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt “IRBIS-K” do hãng Krasnogorsky Zavod sản xuất, có tính năng tương đương hoặc nhỉnh hơn hệ thống ngắm bắn ảnh nhiệt trên hầu hết các xe tăng hiện đại của phương Tây.
Những ưu điểm khiến T-90 trở thành một trong những xe tăng phổ biến nhất trên thị trường vũ khí quốc tế là khả năng kiểm soát chiến trường, khả năng phòng thủ, độ cơ động cao và được trang bị tên lửa lái dẫn. T-90 có hệ thống điều khiển cực kỳ tinh vi, cho phép kíp xe quan sát được gần như toàn bộ diễn biến trên chiến trường nhờ dữ liệu được truyền theo thời gian thực giữa máy bay không người lái, sở chỉ huy và đơn vị trinh sát.
Xe tăng T-90 Nga tại cuộc tập trận “Phương Tây 2017″. Nguồn: conflictobserver.com
Tháng 2/2019, Nga đã cho ra phiên bản nâng cấp mới nhất có tên gọi T-90M Proryv-3 (Đột phá-3) với hệ thống ERA kiểu module “Relikt”, chống được đạn của đối phương thậm chí ở khoảng cách 1 m. Proryv-3 được trang bị động cơ diesel 1.130 mã lực mới và hộp số tự động, có thể di chuyển với tốc độ 70 km/h; pháo nòng trơn cỡ 125 mm loại mới, có nòng dài hơn, chịu được áp lực cao, cho phép bắn ở cự ly xa, tăng độ chính xác của hỏa lực xe tăng từ 25 – 30% và nâng tuổi thọ của nòng 50%; đồng thời, tích hợp 3 loại đạn tùy chỉnh: đạn xuyên giáp Vacuum-1; đạn nổ mảnh Telnik; đạn dẫn đường Sprinter.
Tính đến năm 2014, có hơn 2000 xe -90 với các biến thể khác nhau được sản xuất và trang bị cho quân đội mười nước; riêng Nga có 930 chiếc trong biên chế. Mặc dù T-14 Armata đã được đưa vào trang bị từ năm 2015, T-90 vẫn được xem là “xương sống” của lực lượng tăng thiết giáp Nga cho đến năm 2025; đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% trong tổng số xe tăng của quân đội nước này. Việc Nga nâng cấp T-90 là dấu hiệu cho thấy dòng Armata T-14 chưa thể trở thành xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Nga trong những năm tới. Theo một chuyên gia quân sự, nhiều khả năng Lục quân Nga vẫn sẽ vận hành bộ đôi T-72B3 và T-90M trong vai trò chủ lực, kết hợp với các mũi nhọn Armata T-14 trong vòng 10 năm tới.
Video đang HOT
Thử lửa tại Trung Đông
Trong một cuộc trình diễn vào thập niên 1990, chiếc T-90 đã phóng tên lửa trúng mục tiêu ở khoảng cách 4 km. Sau đó, nó di chuyển với tốc độ 25 km/h, bắn trúng 7 mục tiêu xe bọc thép ở cự ly 1.500 – 2.500 m, tất cả diễn ra trong vòng 54 giây (chỉ cần chưa đầy 8 giây để hạ gục mục tiêu ở cự ly khá xa, khi đang xe hành tiến). Trong cùng điều kiện và thời gian, Leopard 2 của Đức bắn trúng 6 mục tiêu, và M1 Abrams của Mỹ bắn trúng 5 mục tiêu.
T-90 có độ tin cậy cao và dễ sửa chữa, là xe tăng duy nhất đã hoàn toàn vượt qua các cuộc thi việt dã trên địa hình sa mạc tại Saudi Arabia mà không gặp sự cố. T-90 cũng là xe tăng duy nhất đã vượt qua được bài thử nghiệm về khả năng dã chiến ở Malaysia và Ấn Độ (tháo bỏ, sửa chữa, cài đặt lại động cơ chỉ trong 3 giờ trong điều kiện dã chiến), trong khi ba loại xe khác là Leclerc (Pháp), M1 Abrams, Leopard 2 đã không vượt qua được.
Màn trình diễn trong các xung đột vũ trang tại Trung Đông đã làm giảm sút danh tiếng của nhiều mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực phương Tây như Leopard 2 hay M1A2 Abrams – vốn được coi là những chiến xa bất khả xâm phạm trước vũ khí chống tăng. Ở Yemen, hàng loạt xe tăng M1A2SA hiện đại của Arab Saudi bị phiến quân Houthi phá hủy, thậm chí nổ tung bởi tên lửa chống tăng do Nga sản xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ mất số lượng lớn xe tăng M60 Patton và M60T Sabra trong các chiến dịch chống IS và dân quân người Kurd ở khu vực phía nam giáp với biên giới Syria. Ankara sau đó từng tung vào trận những chiếc Leopard 2A4 hiện đại do Đức sản xuất, nhưng cũng hứng chịu thiệt hại lớn khi 8 – 10 chiếc bị phiến quân IS phá hủy chỉ trong vài ngày.
Trong khi đó, dòng T-90A của Nga lại thể hiện uy lực khi liên tục tham gia các chiến dịch ác liệt ở Syria. Chiếc T-90A hoàn chỉnh nặng khoảng 50 tấn – nhẹ hơn nhiều so với mức 60 – 70 tấn của Leopard 2 hoặc M1A2 Abrams; cấu hình nhỏ gọn, khó bị phát hiện và bắn trúng. Thực tế cho thấy, hệ thống phòng thủ đa tầng giúp những chiếc T-90A sống sót tốt hơn trước tên lửa TOW-2A của phiến quân.
Xe tăng T-90A Syria trong chiến dịch giải phóng Aleppo năm 2016. Nguồn: southfront.org
Tăng T-90 cũng có mặt tại Iraq – nước đã đặt mua 73 xe T-90S và biến thể chỉ huy T-90SK từ Nga vào năm 2017. Có ý kiến cho rằng, lí do Iraq chuyển sang mua T-90 không hẳn vì nó có thông số trên lý thuyết mạnh hơn xe tăng của Mỹ, mà bởi hiệu suất toàn diện, tỏ ra vượt trội hơn trong thực tế chiến đấu: động cơ phù hợp với môi trường sa mạc, dễ bảo trì hơn, chống tên lửa tốt hơn, có cả hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động trong khi giá lại rẻ hơn một nửa.
Theo thống kê, từ 2001 đến 2010, T-90 là loại xe tăng được bán chạy nhất, và năm 2015, theo xếp hạng của trang web Military Today (Mỹ), nó nằm trong top 10 loại xe tăng tốt nhất; đồng thời, nhờ màn thể hiện khả năng chống đạn rất ấn tượng qua thực chiến tại Chechnya năm 1999 và Trung Đông mới đây, năm 2016, T-90 được National Interest xếp vào top 5 xe tăng hiện đại nhất thế giới./.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN
Tổng hợp
Bất chấp Mỹ dọa cấm vận, Ấn Độ đã mua hàng loạt vũ khí gì của Nga?
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia thiết lập mối quan hệ gần gũi với Mỹ nhưng vẫn không ngừng mua vũ khí Nga, bất chấp khả năng bị cấm vận.
Tổ hợp phòng không tối tân S-400.
Theo RT, Ấn Độ mới đây đã đạt thỏa thuận mua 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga với giá 1,93 tỷ USD và đây vẫn chưa phải thương vụ lớn nhất.
Thỏa thuận được ký hồi tuần trước tiếp tục mở rộng kho vũ khí Nga trong hàng ngũ quân đội Ấn Độ. Quốc gia này cũng là khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Năm ngoái, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 5 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga với giá lên tới 5,43 tỷ USD. Đơn hàng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Uy lực của hệ thống S-400 là khả năng đánh chặn, phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400km và có thể tấn công 6 mục tiêu đồng thời. Ấn Độ mới đây đã bày tỏ quan điểm cương quyết tiếp nhận hệ thống S-400, bất chấp cảnh báo cấm vận của Mỹ.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Ấn Độ hiện đã sở hữu hơn 1.000 xe tăng T-90 với nhiều phiên bản khác nhau của Nga. Kể từ đầu năm 2000, quốc gia này đã sử dụng xe tăng T-90 với những tính năng được nhà sản xuất Nga làm riêng cho Ấn Độ.
Một số xe tăng được sản xuất tại nga, số khác được lắp ráp tại nhà máy Ấn Độ để có thể dễ dàng bảo trì, sửa chữa. Bên cạnh T-90, Ấn Độ cũng mua hàng loạt xe tăng T-90M, là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất.
Trên thực tế, số xe tăng T-90 Ấn Độ sở hữu thậm chí còn nhiều hơn cả quân đội Nga. Moscow hiện chủ yếu sử dụng các xe tăng T-72 lỗi thời hơn.
Máy bay chiến đấu Nga
Tiêm kích MiG-21 phiên bản hiện đại nhất của Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ hiện sở hữu một loạt các máy bay chiến đấu của Nga, như hàng trăm chiếc MiG-21. Các máy bay này là phiên bản MiG-21UPG Bison hiện đại nhất, có năng lực chiến đấu ngang ngửa với các tiêm kích thế hệ 4 hiện nay.
Mẫu máy bay này vừa có thể không chiến, vừa có thể đóng vai trò không kích mặt đất.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng sở hữu các máy bay Nga hiện đại hơn như 200 chiến đấu cơ đa năng Su-30MKI với chữ cái "I" chỉ phiên bản sản xuất đặc biệt cho Ấn Độ.
Ấn Độ cũng sở hữu các tiêm kích hạm MiG-29K, cất cánh từ tàu sân bay.
Tàu chiến và tàu ngầm
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula đang được Ấn Độ thuê của Nga.
Hải quân Ấn Độ hiện chú trọng việc chế tạo tàu chiến nội địa, nhưng vẫn không thể thiếu các mẫu tàu chiến, tàu ngầm chủ lực của Nga.
Một trong số đó là tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, thuộc lớp Akula do Ấn Độ thuê của Nga. Hợp đồng thuê tàu ngầm được ký năm 2012, với thời hạn 10 năm.
Trong bối cảnh hợp đồng sắp hết hạn, Ấn Độ đã ngỏ ý muốn thuê thêm một chiếc tàu ngầm loại này và gia hạn hợp đồng cũ.
INS Vikramaditya, tàu sân bay chủ lực của Ấn Độ, thực tế là tàu tuần dương tên lửa có khả năng mang máy bay từ thời Liên Xô. Nga đã bán con tàu cho Ấn Độ vào đầu những năm 2010 và đó cũng là tàu duy nhất còn lại trong lớp tàu này.
Hải quân Ấn Độ hiện đang gấp rút đóng mới tàu sân bay nội địa mang tên INS Vikrant. Con tàu dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2021.
Theo Danviet
Nga sở hữu viên đạn có thể tiêu diệt siêu xe tăng của Mỹ Các kỹ sư Nga đã có thể chế tạo loại đạn xuyên giáp, là mối nguy cho xe tăng phương Tây. Điều này được nêu trong bài báo của ấn phẩm The National Interest với tựa đề "Nga sở hữu "viên đạn"có thể tiêu diệt loại xe tăng tốt nhất của Mỹ". Theo tạp chí, ba khẩu pháo 2A82 cỡ nòng 125 được...