Syria và sự khởi đầu mới hay hỗn loạn tiếp diễn?
Trong khi các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình, các nhóm vũ trang nội bộ như HTS và SDF đang kiểm soát các khu vực khác nhau.
Với sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo, nguy cơ nội chiến và tình trạng hỗn loạn là rất cao.
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Syria, quốc gia đã trải qua hơn một thập kỷ nội chiến, đang đứng trước một giai đoạn chuyển giao quan trọng. Tiến sĩ Salman Rafi Sheikh, Phó Giáo sư chính trị tại Đại học Khoa học Quản lý Lahore (LUMS) tại Pakistan ngày 9/12 cho rằng sau khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, dù có những thông tin về sự ăn mừng trên khắp các thành phố lớn ở Syria, nhưng tương lai của nước này vẫn còn mờ mịt và đầy bất trắc.
Chính quyền của Tổng thống Assad đã bị lật đổ bởi các nhóm “phiến quân” do Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đứng đầu. Đây là một liên minh các nhóm Hồi giáo từng có liên hệ với al-Qaeda, không phải là một phong trào do người dân Syria bình thường lãnh đạo. Theo ước tính, khoảng một nửa trong số 23 triệu người dân Syria trước cuộc xung đột mới nhất đã trở thành người tị nạn trong nước hoặc quốc tế do cuộc nội chiến kéo dài. Điều này cho thấy rằng quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn hơn là sự chuyển mình thành nền dân chủ.
Việc chính quyền Assad sụp đổ không chỉ ảnh hưởng đến Syria mà còn có thể định hình lại toàn bộ khu vực Trung Đông. Iran và Hezbollah, hai lực lượng từng có ảnh hưởng lớn tại Syria, có thể sẽ mất đi vị thế của mình. Thổ Nhĩ Kỳ, với chiến lược hỗ trợ quân nổi dậy, dường như đang nắm giữ lợi thế trong việc ổn định và tái thiết khu vực. Tuy nhiên, những bài học từ Afghanistan cho thấy khả năng xảy ra hỗn loạn là rất cao khi các lực lượng quốc tế như Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại đây.
Mỹ có căn cứ MSS Euphrates ở phía Đông Deir ez-Zor, thành phố lớn thứ bảy ở Syria. Mỹ đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở miền Đông Syria nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Trung Đông Daniel Shapiro nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh đầy biến động này. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong chính quyền Mỹ sắp tới, khả năng can thiệp và định hình tương lai của Syria vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Tại tỉnh Latakia ở Tây Syria, giáp với tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga duy trì một căn cứ không quân. Tại một khu vực khác ở Tây Syria là Tartous, Moskva cũng có một căn cứ hải quân. Hiện tại, họ đã đặt các căn cứ của mình trong tình trạng báo động rất cao, cho thấy ý định ở lại.
“Nhóm dân quân” được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, còn được gọi là Quân đội Quốc gia Syria, hiện đang kiểm soát một số khu vực của tỉnh Aleppo. Mặt khác, Israel đã quyết định chiếm giữ vùng đệm của Syria, nơi ngăn cách Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng với phần còn lại của Syria. Họ không muốn những người Hồi giáo có vũ trang ở biên giới của mình vào thời điểm họ đã tham gia vào các cuộc chiến tàn khốc với người Palestine ở Gaza và Bờ Tây, với Hezbollah ở Liban.
Ngoài ra, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo cũng kiểm soát khoảng một phần tư lãnh thổ Syria ở phía Đông. Ngoài hầu hết tỉnh Raqqa, SDF còn kiểm soát một nửa tỉnh Deir ez-Zur lân cận và một phần tỉnh Aleppo.
Chính sự “đa dạng” của các tác nhân trong nước và quốc tế chẳng khác gì một “bóng đen” đang bao trùm Syria. Với những tác nhân khác nhau kiểm soát nhiều khu vực khác nhau, sự tan rã lãnh thổ trên thực tế, hoặc ít nhất là sự thiếu thống nhất lãnh thổ, rất có thể xảy ra. Đây chính là vấn đề có thể biến Syria trở thành một Libya và/hoặc Yemen khác.
Tóm lại, tương lai của Syria vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn. Mặc dù chính quyền Assad đã sụp đổ, nhưng những gì diễn ra tiếp theo vẫn còn là một câu hỏi lớn. Sự can dự của nhiều bên quốc tế cùng với tình hình nội bộ phức tạp khiến cho quá trình chuyển đổi ở Syria trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
Trước khi trở thành Tổng thống Syria vào năm 2000 khi mới 34 tuổ.i, ông Bashar al-Assad trải qua một cuộc sống bình thường dù xuất thân từ gia tộc chính trị lớn của nước này.
Ông Bashar al-Assad (trước) tại tang lễ cha mình năm 2000. ẢNH: AFP
Sinh ngày 11.9.1965, ông Bashar al-Assad là con trai thứ ba trong gia đình gồm 5 người con của cố lãnh đạo Hafez al-Assad, Tổng thống Syria từ năm 1971 sau một cuộc chính biến.
Là con thứ trong gia đình, ông chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành tổng thống. Thế nhưng, mọi chuyện đảo lộn khi anh trai Bassel al-Assad, người được cha dồn sức bồi dưỡng làm người kế nghiệp, đã thiệ.t mạn.g trong một vụ ta.i nạ.n giao thông vào năm 1994, theo AFP hôm 8.12.
Được đào tạo làm bác sĩ nhãn khoa
Tổng thống Syria xuất thân từ gia tộc Assad, thuộc nhóm thiểu số Alawite của Syria vốn chiếm khoảng 10% dân số nước này. Đây là gia tộc đóng vai trò chủ đạo trên chính trường Syria từ thập niên 1960.
Ông Assad được nuôi dạy và lớn lên ở thủ đô, tốt nghiệp ngành nhãn khoa Đại học Damascus năm 1988. Sau khi ra trường, ông làm bác sĩ ở một bệnh viện quân y của thủ đô Syria trước khi chuyển đến London (Anh) tiếp tục theo ngành y vào năm 1992.
Tại đây, ông gặp người vợ tương lai là bà Asma, người Anh gốc Syria và theo đạo Hồi dòng Sunni. Bà Asma làm việc cho Tập đoàn tài chính JP Morgan. Bà từng được Tạp chí Vogue mệnh danh là "bông hồng sa mạc".
Năm 1994, người anh Bassel qua đời trong một vụ ta.i nạ.n giao thông. Ông Assad buộc phải hủy bỏ việc học và rời London quay về nước. Khi quay về, ông tham gia các khóa học về quân sự ở một học viện quân đội và được cha mình đích thân dạy về chính trị.
Theo thời gian, ông được thăng lên cấp đại tá của lực lượng tinh nhuệ Vệ binh Cộng hòa, còn được gọi là Vệ binh của tổng thống với khoảng 25.000 người.
Ông cũng được giao trách nhiệm dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng trước khi trở thành Chủ tịch Hiệp hội Máy tính Syria, tổ chức do người anh quá cố thành lập vào năm 1989.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào tháng 3.2003. ẢNH: AFP
Trở thành tổng thống
Ngày 10.6.2000, cha của ông Assad là Tổng thống Hafez al-Assad qua đời. Ngay sau đó, quốc hội nhanh chóng thông qua tu chính hiến pháp với nội dung hạ thấp độ tuổ.i tối thiểu để trở thành tổng thống từ 40 xuống còn 34, bằng với tuổ.i của ông Assad.
Ngày 18.6 cùng năm, ông Assad được bầu làm Tổng thư ký đảng cầm quyền Baʿath. Hai ngày sau, đại hội đảng cầm quyền đề cử ông là ứng viên tổng thống và được quốc hội thông qua. Ngày 10.7, ông được bầu làm tổng thống kế tiếp của Syria, bắt đầu nhiệm kỳ 7 năm.
Trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, ông thường lái ô tô đi làm, hoặc cùng vợ ăn tối ở các nhà hàng của Damascus.
Ông cũng nới lỏng một số hạn chế được thực thi trong nhiệm kỳ trước đó và được xem là nhà cải cách trẻ tuổ.i của Syria. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2007.
Tuy nhiên, trong thời gian nhậm chức, ông Assad bị phản đối vì thái độ cứng rắn trước phong trào của giới trí thức và học giả, trong nỗ lực kêu gọi cải cách xã hội Syria.
Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?
Nội chiến bùng nổ
Năm 2010, phong trào Mùa xuân Ả Rập bắt đầu trỗi dậy tại các nước Ả Rập, với các cuộc diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiề.n lệ. Khi phong trào này lan đến Syria vào tháng 3.2011, các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra trên khắp đường phố yêu cầu chính phủ phải thực hiện các thay đổi. Những cuộc tấ.n côn.g nhằm vào quân đội chính phủ cũng xảy ra.
Đến giữa năm 2012, cuộc xung đột ở Syria bùng nổ thành nội chiến. Suốt những năm sau đó, Tổng thống Assad được cho dựa vào liên minh với Nga, Iran và phong trào Hezbollah ở Li Băng để duy trì quyền lực.
Trong thời gian qua, ông Assad vẫn khẳng định nguồn gốc của nội chiến xuất phát từ bàn tay thao túng của nước ngoài.
Ngày 26.5.2021, ông Assad tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 khi nhận được 95,1% số phiếu ủng hộ.
Ngày 8.12, lực lượng quân sự đối lập tại Syria tuyên bố kiểm soát thủ đô, nói rằng Damascus đã được "tự do". Phe đối lập cũng tuyên bố Tổng thống Bashar al-Assad đã rời Damascus. Đến nay vẫn chưa thấy Tổng thống Assad lộ diện hoặc đưa ra tuyên bố trong lúc lực lượng đối lập có mặt ở thủ đô Damascus.
Tối 8.12, Bộ Ngoại giao Nga xác nhận ông Assad đã rời khỏi Syria sau khi thông tin về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Thủ tướng Syria thì cho biết đã mất liên lạc với ông Assad.
Tương lai bất định Với những diễn biến mới nhất ở Syria sau hơn 13 năm xung đột dai dẳng và khốc liệt, con đường dẫn đến hòa bình và hòa giải ở quốc gia Trung Đông này sẽ vẫn đầy chông gai bởi những thay đổi chính trị trên thực địa cùng thế "chia 5 xẻ 7". Các thành viên lực lượng đối lập Syria SDF...