Syria tự cải tiến lực lượng tăng thiết giáp, bài học sống còn trên chiến trường?
Từ khi bắt đầu cuộc chiến Syria vào năm 2011 đến tháng 09.2015, quân đội Syria và các đơn vị quân tình nguyện tổn thất nặng nề về trang thiết bị quân sự, đặc biệt là tăng thiết giáp và các xe cơ giới chiến đấu. Bị phong tỏa kinh tế, phá hủy hạ tầng công nghiệp đã đẩy các lực lượng vũ trang Syria lâm vào khủng hoảng.
Xe tăng T-72 T-72 Shafrah trang bị lớp giáp xếp Dao cắt chống tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM. Ảnh: tanks-encyclopedia.
Trước khi không quân Nga chính thức tham chiến, lực lượng tăng thiết giáp và pháo binh quân đội Syria đứng trước nguy cơ mất sức chiến đấu và tan rã hoàn toàn. Iran cố gắng viện trợ khí tài với số lượng lớn, nhưng cũng không đủ để giảm bớt áp lực mà Syria phải đối mặt. Quân đội Syria thiếu các nguồn lực cần thiết , không đủ trang thiết bị cung cấp một hệ thống hậu cần kỹ thuật mạnh.
Hơn thế nữa do Tehran chủ yếu trợ giúp Syria bằng vũ khí thông thường và lực lượng quân tình nguyện, nên Quân đội Syria không thể phục hồi nguồn năng lực quốc phòng đã kiệt.
Sau khi các máy bay chiến đấu Nga bắt đầu không kích dữ dội ngăn chặn khủng bố, áp lực từ những thất bại liên tiếp đã bị đẩy lùi, quân đội và người dân Syria lấy lại được niềm tin vào chính quyền và bắt đầu có những hành động cụ thể nhằm khôi phục và tăng cường sức chiến đấu. Lực lượng kỹ thuật viên quân sự bắt đầu tìm kiếm khả năng bảo vệ các phương tiện tác chiến hạng nặng.
Cuộc chiến tranh đô thị khốc liệt và vô số vũ khí chống tăng của đối thủ buộc quân đội Syria phải tìm cách giữ gìn và phục hồi năng lực chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp ở mức chấp nhận được bằng mọi cách. Yêu cầu này dẫn đến những cải tiến, sửa đổi kiểu DIY (Tự làm – Do it Yourself) tăng thiết giáp của các đơn vị. Nhiều sửa đổi hiệu quả được đơn vị này truyền sang đơn vị khác. Một số những sửa đổi có kết quả tốt được thực hiện tập trung và nhất quán trong các đơn vị quân đội Syria.
Những cải tiến làm tăng sức mạnh tăng thiết giáp được chia thành ba nhóm giải pháp: giải pháp phòng thủ thụ động, giải pháp phòng thủ tích cực và nâng cấp cải tiến các trang thiết bị điện tử – quang học.
Tăng cường khả năng phòng thủ thiết giáp chủ yếu là kết quả thử nghiệm trực tiếp của các đơn vị tăng Lực lượng Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn thiết giáp số 4 trên cơ sở những kinh nghiệm xương máu trên chiến trường.
Tháng 08.2014, Sư đoàn 4 Thiết giáp bắt đầu nâng cấp xe tăng T-72M1, máy ủi quân sự và pháo phòng không tự hành Shilka trong xưởng ở Adra. Xe tăng được nâng cấp mang tên T-72 Adra nhưng được gọi rộng rãi hơn là T-72 Mahmia (Khiên).
T-72 Mahmia là xe được tăng cường thiết giáp bằng lồng lưới sắt chùm lên giáp thép trên một khoảng cách nhất định, bắt vít và hàn vào xe tăng các thanh giá hỗ trợ. Các thợ cơ khí còn hàn xích gắn những quả bóng thép thêm vào phần cạnh dưới lồng giáp pháo tháp. Trong một số trường hợp, phần phía trước của lồng giáp được thêm vào các túi vật liệu không xác định, có thể là cát.
Xe tăng trang bị lồng thép chắn tên lửa T-72 Mahmia. Ảnh: tanks-encyclopedia.
Video đang HOT
Bộ giáp này được sử dụng để ngăn chặn đạn phóng lựu và vũ khí nổ tự chế của các nhóm Hồi giáo cực đoan đánh vào thân xe hoặc tháp pháo. Ý tưởng đặt ra là quả đạn phóng lựu sẽ mắc kẹt trong lồng sắt và phát nổ trên vỏ giáp xe tăng, giữ cho xe tăng an toàn. Nhưng lồng sắt bảo vệ này không đủ vững chắc để ngăn chặn đòn tấn công của tên lửa có điều khiển ATGM vì quả đạn sẽ xé tan lồng sắt và tấn công vào giáp thép xe tăng.
Xe tăng T-72 Mahmia tham gia chiến đấu. Ảnh: tanks-encyclopedia.
Xe tăng T-72 Mahmia thế hệ II, khá phức tạp nhưng không hiệu quả chống lại ATGM . Ảnh: tanks-encyclopedia.
Một phiên bản khác T-72 Mahmia xuất hiện năm 2016. Phiên bản này sử dụng giá cứng hơn để giữ giáp lồng dày hơn, bóng thép và dây xích được gỡ bỏ, khoảng cách giữa lồng thép và thiết giáp lớn hơn, với những tấm giáp khác được thêm vào, lồng giáp được nâng cao. Hơn thế nữa vỏ giáp được tăng cường thêm các tấm thép nghiêng thoải.
Các phiên bản với lồng sắt cũng không đủ mạnh để chống lại những đòn tấn công của tên lửa có điều khiển ATGM các loại, mà chỉ có thể chống được đạn phóng lựu RPG – 7 thông thường.
Một phiên bản nâng cấp khác là T-72 Shafrah (Dao cắt), được các đơn vị kỹ thuật của Sư đoàn cơ giới 105 Vệ binh Cộng hòa thực hiện. Phiên bản sửa đổinày nhằm mục đích chống lại các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng (ATGM).
Những tấm thiết giáp composite được gắn trên bộ giá hàn trên tháp pháo theo kiểu xếp lớp với góc nghiêng từ 40 – 60o. Những tấm giáp composite này là hỗn hợp rất chắc bao gồm thép, sợi thủy tinh và có thể gồm cả volfram. Một số xe tăng được lắp các tấm giáp bổ xung bên sườn.
T-72 Shafrah trang bị vỏ giáp bổ xung composite, tương tự như trên xe tăng T-55 Enigima của Iraq. Theo thông tin nhận được, giáp này có thể ngăn chặn các đầu đạn súng phóng lựu RPG và một số tên lửa chống tăng ATGM thế hệ cũ.
Xe tăng nâng cấp giáp phòng thủ T-72 Shafrah ngày 27.02.2017 tham gia trận chiến ở Đông Ghouta bị trúng tên lửa ATGM. Lái xe bị thương và tháp pháo bị hư hại, nhưng xe tăng không bị phá hủy. Lực lượng Vệ binh Cộng hòa sử dụng 7 chiếc T-72 Shafrah tham chiến và rất thành công trong trận chiến, không có quả đạn phóng lựu nào gây tổn thất được cho các xe tăng này.
Xe tăng T-72 Shafrah trang bị lớp giáp chống tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM . Ảnh: tanks-encyclopedia.
Để chống lại các tên lửa có điều khiển như TOW BGM-71 và các tên lửa chống tăng có điều khiển khác, các nhà khoa học Syria bắt đầu phát triển những hệ thống bảo vệ tích cực. Sản phẩm thành công đầu tiên là Sarab (Mirage) của Trung tâm nghiên cứu khoa học Syria (SSRC). Đây là một thiết bị gây nhiễu chống lại tất cả các tổ hợp tên lửa chống tăng ATGM, dẫn đường bán tự động theo kính ngắm SACLOS (điều khiển bán tự động theo đường ngắm).
Thiết bị sử dụng các bộ phát hồng ngoại IR hoặc đèn LED công suất lớn tùy thuộc vào mô hình sản xuất, có thể hoạt động trong 6 giờ liên tục, dễ dàng gắn trên tất cả các phương tiện cơ giới, các trạm kiểm soát cố định và các trận địa phòng thủ. Sau thành công ban đầu, bẻ gãy cuộc tấn công của tên lửa TOW do Mỹ sản xuất, SSRC đã tiếp tục hoàn thiện sản phẩm này.
Máy gây nhiễu quang học nâng cấp Sarab-2 sử dụng các bộ phát mới hơn và được trang bị pin mới mạnh hơn. Nhờ đó máy gây nhiễu tăng thời gian hoạt động lên 10 giờ mới cần sạc lại. Vỏ bảo vệ bên ngoài cũng vững chắc hơn. Thiết bị được sử dụng rộng rãi trong trận chiến tại Aleppo năm 2016. Rất nhiều trường hợp, thiết bị gây nhiễu Sarab-2 khiến tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW (ATGM) bắn trượt các xe bộ binh chiến đấu hoặc xe tăng.
Sau khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thiết kế Sarab-1 và Sarab-2, SSRC tập trung phát triển một hệ thống đối phó chủ động chống lại các tên lửa có điều khiển (ATGM). Hệ thống gây nhiễu tích cực có công suất lớn Sarab-3 phòng thủ và gây nhiễu quang điện tử vòng tròn đến 360o.
Để tăng cường năng lực tác chiến, xe tăng cũ T-55 được nâng cấp bằng hệ thống điều khiển hỏa lực Triều Tiên. Nội dung hiện đại hóa bao gồm một máy đo xa đến 4km, thành phần chính của tổ hợp cảm biến, trong đó tích hợp áp kế, ẩm kế và nhiệt kế. Tổ hợp này cung cấp thông tin cho máy tính đạn đạo mới, thực hiện các tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu mà nó nhận được từ các máy đo khoảng cách, một màn hình kỹ thuật số hiển thị các phép đo môi trường và khoảng cách đến mục tiêu.
Một số xe T-55 được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực Triều Tiên cùng súng máy hạng nặng KPV 14,5mm và hệ thống tạo màn khói ngụy trang. Trong những điều kiện cho phép, vài xe tăng được lắp đặt thêm hệ thống kính ngắm quang ảnh nhiệt.
Các xe tăng T-72, trang bị kính ngắm đêm TPN-3-49, trong chiến tranh đô thị không có độ tin cậy cao và không phù hợp do bị tấn công trực tiếp bằng vũ khí bộ binh. Điểm theo chốt là kính ngắm và đèn phát xung hồng ngoại IR liên tục bị bắn hỏng. Thiết bị ngắm TPN-3-49 đã được thay thế bằng kính ngắm tầm nhiệt Viper-72. Thiết kế bên ngoài tương tự như TPN-3-49 nhưng có lớp bảo vệ hình vòm, thiết bị vẫn sử dụng nhiều bộ phận của TPN-3-49.
Kính ngắm Viper-72 quang ảnh nhiệt, lắp đặt trên xe tăng T-55 và T-72 ở Syria. Ảnh: Blog Within Syria.
Viper-72 có tầm ngắm lên tới 4km đối với các mục tiêu lớn. Trong chiến đấu, phạm vi ngắm bắn tối đa là 1,5-2km. Pháo thủ xe tăng có thể ngắm bắn bằng kính điện tử quang ảnh nhiệt, nhưng cũng có thể sử dụng màn hình ngắm bắn LCD. Hệ thống này thành công hơn nhiều so với kính ngắm đêm, do lửa từ đầu nòng súng có thể nhìn thấy rõ thiết bị ảnh nhiệt. Xạ thủ chống tăng còn sử dụng Viper-72 ban ngày để phát hiện và tiêu diệt các tay súng bắn tỉa trong chiến trường đô thị.
Những nâng cấp DIY lập tức làm giảm kỷ lục sự hư hại và thương vong của lực lượng tăng thiết giáp. Trong chiến tranh Syria, một số những sửa đổi, nâng cấp tích cực nhanh chóng trở thành một kế hoạch nâng cấp, sửa đổi chung cho toàn bộ lực lượng, trên cơ sở sản xuất và tài chính cho phép, dựa trên những kinh nghiệm chiến trường (những kinh nghiệm thu được khi có thương vong).
Tại thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh, trang thiết bị quân đội Syria đã lỗi thời. Để phục hồi và duy trì sức mạnh chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp Syria, lực lượng hậu cần kỹ thuật quân đội Nga đã cung cấp trang thiết bị, phụ tùng thay thế, duy tu bảo dưỡng và phục hồi các xe bị bắn cháy bắn hỏng, đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị kỹ thuật ngoài tiền tuyến.
Mặc dù sự hỗ trợ về hậu cần kỹ thuật Nga trong lĩnh vực này không được thống kê đầy đủ, nhưng hệ thống kỹ thuật quân sự và nguồn cung cấp Nga đóng vai trò then chốt trong việc khôi phục năng lực tác chiến của quân đội Syria kể từ năm 2015. Cùng với sự hỗ trợ này, những nâng cấp theo phương pháp DIY đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Theo VietTimes
Assad tố Mỹ sẽ bán đứng đồng minh ở Syria
Tổng thống Bashar al-Assad cảnh báo Mỹ chỉ coi các nhóm vũ trang được nước này hậu thuẫn tại Syria là con bài để mặc cả với Damascus và sẽ bán đứng các nhóm này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters/SANA.
"Chúng tôi có lời nhời nhắn nhủ tới những nhóm đang dựa dẫm vào người Mỹ, Washington sẽ không bảo vệ các anh", Tổng thống Assad phát biểu trên truyền hình vào hôm qua (17.2).
"Họ sẽ sử dụng các anh làm công cụ mặc cả. Người Mỹ đã và đang toan tính việc này rồi".
Bên cạnh đó, ông Assad còn cảnh báo rằng việc dựa dẫm vào sự ủng hộ của nước ngoài sẽ chỉ khiến các nhóm vũ trang tại Syria trở thành "nô lệ của Thổ Nhĩ Kỳ", đồng thời tuyên bố mọi "kẻ xâm nhập" sẽ bị coi là kẻ thù và "mọi tấc đất của Syria sẽ được giải phóng".
"Ngoại trừ chính phủ Syria, không ai sẽ bảo vệ các anh", ông Assad nói.
Theo RT, mặc dù không nói chi tiết về các nhóm đang "dựa dẫm vào người Mỹ", rất có thể thông điệp của nhà lãnh đạo Syria đang nhắm tới Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - nhóm được Mỹ hậu thuẫn và đang kiểm soát vùng đông bắc của đất nước. Trong nhiều năm qua, quân đội chính phủ và SDF đã tránh xung đột trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Damascus và SDF vẫn khá căng thẳng.
Được biết, bài phát biểu của Tổng thống Bashar al-Assad được phát trên truyền hình ngay sau khi Đặc phát viên Mỹ về Syria, ông James Franklin Jeffrey, công khai tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich rằng Mỹ không muốn chính phủ Syria dành lại quyền kiểm soát khu vực đông bắc đất nước.
"Mục tiêu của Mỹ tại vùng đông bắc Syria chưa hề thay đổi. Chúng tôi đầu tiên muốn duy trì an ninh tại khu vực và điều này đồng nghĩa với việc Mỹ không hề chào đón chính quyền Assad quay trở lại bởi họ không hề đem lại sự ổn định", ông Jeffrey cho hay.
"Chính sách của Mỹ về Syria không hề thay đổi. Đầu tiên là đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, hai là đạt được một giải pháp chính trị cho xung đột tại Syria thông qua hành động của Liên Hợp Quốc. Ba là thúc đẩy các lực lượng quân đội nước ngoài rời khỏi Syria".
Theo Danviet
Cuộc chiến khốc liệt của thương binh Syria trở về từ tuyến lửa Trong một bệnh viện ở Damascus, thương binh Haidar Hussein bị cụt cả 2 chân trong cuộc chiến Syria dùng hết sức nhấc thân mình lên, tay bám vào các chấn song và thận trọng tiến về phía trước. Hussein đang ra sức luyện tập để đi được trên đôi chân nhân tạo mới lắp những mong sớm được trở về với cuộc...