Syria tiến tới hợp nhất các lực lượng dân quân
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ, tân lãnh đạo Ahmed al-Sharaa đưa ra những ưu tiên của chính quyền mới ở Damascus.
Cuộc họp báo được tổ chức nhân lần đầu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đến Damascus sau khi chính quyền mới do tổ chức Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu được thành lập ở Syria.
Tham vọng kiểm soát toàn bộ vũ khí
Tại cuộc họp báo ở Damascus hôm 22.12 với ông Fidan, lãnh đạo trên thực tế của Syria Ahmed al-Sharaa cho biết các tổ chức vũ trang ở nước này sẽ bắt đầu tuyên bố giải tán và gia nhập quân đội chính quy Syria. “Chúng tôi tuyệt đối không cho phép bất kỳ vũ khí nào nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ”, AFP hôm qua dẫn lời ông al-Sharaa. Chính quyền mới ở Damascus sẽ sớm công bố cấu trúc mới của bộ quốc phòng và quân đội trong những ngày tới.
Mỹ ngừng “treo giá” 10 triệu USD truy nã lãnh đạo lực lượng đối lập Syria
Quy định trên bao gồm cả Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu. Với thành phần chủ yếu là lực lượng người Kurd YPG, SDF là đồng minh Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong giai đoạn 2014 – 2017, và hiện vẫn canh gác những nhà tù nhốt các tay sún.g IS. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem YPG là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị cấm bởi Ankara, Washington và cả EU.
Người dân Syria xuống đường theo lời kêu gọi của ngày 22.12. ẢNH: REUTERS
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không có chỗ cho các tay sún.g người Kurd YPG trong tương lai sắp tới của Syria. Sau khi trao đổi với lãnh đạo al-Sharaa về sự hiện diện của YPG, ông Fidan tin rằng Damascus sẽ thực thi các bước nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria. “Trong thời gian tới, YPG phải không còn là mối đ.e dọ.a cho sự đoàn kết dân tộc Syria”, Reuters dẫn lời nhà ngoại giao, thêm rằng YPG nên bị giải tán.
Ngoại trưởng Fidan cũng kêu gọi thế giới dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Syria càng nhanh càng tốt. Ông thúc giục cộng đồng quốc tế huy động nỗ lực để vực dậy Syria và tạo điều kiện để người tị nạn quay lại quê hương. Reuters dẫn số liệu ước tính cho thấy cuộc nội chiến kéo dài gần 14 năm ở Syria đã khiến hơn nửa triệu người thiệ.t mạn.g và ít nhất phân nửa dân số nước này phải di tản. Nhiều người tháo chạy qua các nước láng giềng, và chỉ tính riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có 3 triệu dân Syria chạy nạn.
Bị ông Trump tố ‘tiếp quản’ Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?
Các thế lực khu vực “giữ cầu” với Syria
Hôm qua, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi đến Damascus để gặp đại diện chính quyền mới ở Syria, đán.h dấu chuyến thăm cấp cao mới nhất của Jordan kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống al-Assad sụp đổ. Jordan giáp Syria ở phía nam, và theo số liệu của Bộ Nội vụ Jordan, khoảng 1,3 triệu dân Syria đang tị nạn ở nước này.
Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi (giữa, trái) đến Damascus hôm 23.12. ẢNH: AFP
Cùng ngày, Ngoại trưởng Qatar Mohammed Al-Khulaifi cũng đến Syria trong chuyến bay đầu tiên của Hãng Qatar Airways tới Damascus sau 2 tuần gián đoạn. Bên cạnh đó, một thế lực khác của khu vực là Ả Rập Xê Út cũng đã tiếp xúc trực tiếp với chính quyền mới ở Syria. Riyadh xác nhận sẽ sớm gửi phái đoàn đến quốc gia láng giềng.
Iran, đồng minh lâu năm của chính quyền cựu Tổng thống al-Assad, cho biết chưa liên lạc trực tiếp với nhà cầm quyền mới ở Syria, theo AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baqaei hôm qua. Tehran một lần nữa xác nhận nước này ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của láng giềng, đồng thời cảnh báo Syria không nên trở thành nơi chứa chấp chủ nghĩa khủn.g b.ố.
Trước đó, trong cuộc gặp ở Damascus hôm 22.12 với lãnh đạo cộng đồng tôn giáo thiểu số Druze (Li Băng) là nghị sĩ Walid Jumblatt, ông al-Sharaa khẳng định Syria sẽ không còn can thiệp tiêu cực vào tình hình nội bộ Li Băng như lâu nay, theo AFP. Ông Jumblatt cũng là nhân vật Li Băng đầu tiên đến Syria để tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo chính quyền mới. Còn Đài Al Jazeera dẫn cam kết của ông al-Sharaa rằng mọi tôn giáo và nhóm thiểu số sẽ được hưởng sự đại diện một cách công bằng tại Syria.
Điện Kremlin bác bỏ “tin vịt” về gia đình al-Assad
Hôm qua, Điện Kremlin bác bỏ các thông tin do truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải với nội dung bà Asma al-Assad, vợ cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, muốn l.y hô.n và rời Nga. TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đồng thời bình luận về tin tức Moscow đang giam lỏng ông al-Assad và phong tỏa các bất động sản của ông. “Không có thông tin nào đúng sự thật”, ông Peskov cho biết.
Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria mở cửa trở lại sau 12 năm gián đoạn
Sau 12 năm gián đoạn, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã chính thức hoạt động trở lại vào ngày 14/12, đán.h dấu bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định và quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan phát biểu tại Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự kiện này diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, khép lại giai đoạn cầm quyền kéo dài gần 25 năm của Đảng Baath tại Syria.
Lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã được kéo lên trên tòa nhà Đại sứ quán nằm ở khu vực Quảng trường Rawda, nơi tập trung nhiều phái bộ ngoại giao tại thủ đô Syria. Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ từng ngừng hoạt động vào năm 2012, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước do cuộc nội chiến Syria và các diễn biến chính trị phức tạp. Với việc mở cửa trở lại, Thổ Nhĩ Kỳ đã bổ nhiệm ông Burhan Koroglu - cựu Đại sứ tại Mauritania, làm Quyền Đại biện lâm thời để đảm nhận vai trò mới.
Trong thông điệp được đăng tải trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ hy vọng rằng sự hiện diện của đại sứ quán sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực hòa bình, ổn định và tái thiết Syria.
Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz cũng nhấn mạnh rằng việc mở lại đại sứ quán không chỉ phản ánh cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với sự ổn định của Syria mà còn là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực hỗ trợ người dân Syria phục hồi cuộc sống sau những năm tháng xung đột. Ông Yilmaz cũng kỳ vọng các hoạt động ngoại giao được nối lại sẽ đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống, khôi phục thể chế và cơ sở hạ tầng của Syria.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị tại Syria thay đổi sâu sắc. Ngày 8/12, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đã chính thức sụp đổ khi các nhóm đối lập dành quyền kiểm soát Damascus. Đây là dấu mốc chấm dứt sự thống trị kéo dài của Đảng Baath, lực lượng chính trị đã lãnh đạo Syria từ năm 1963. Sự thay đổi này không chỉ tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử Syria mà còn mở ra hy vọng về một tương lai hòa bình và ổn định cho quốc gia này.
Thổ Nhĩ Kỳ với vai trò là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn tại khu vực đã khẳng định lập trường mạnh mẽ trong việc hỗ trợ Syria tái thiết. Ngoại trưởng Hakan Fidan tái khẳng định mục tiêu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tiê.u diệ.t các tổ chức khủn.g b.ố, đặc biệt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), lực lượng được Mỹ hậu thuẫn nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là mối đ.e dọ.a an ninh quốc gia do liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Với bước đi này, Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng không chỉ củng cố quan hệ song phương mà còn tạo điều kiện cho hàng triệu người Syria tị nạn tại nước này có thể trở về quê hương. Đồng thời, Phó Tổng thống Yilmaz tin tưởng vào sự hợp tác giữa hai nước sẽ góp phần bình thường hóa cuộc sống người dân Syria và hỗ trợ quá trình tái thiết nền tảng kinh tế, xã hội của quốc gia này. Những nỗ lực ngoại giao này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Syria trong thời gian tới.
Syria trước bước ngoặt lịch sử Thủ lĩnh lực lượng cầm quyền mới tại Syria hứa hẹn về một nhà nước hoàn toàn mới trong khi Mỹ và LHQ mở ra khả năng công nhận chính quyền Damascus. Không chiến tranh nữa Hôm qua, thủ lĩnh Abu Mohammed al-Jolani của tổ chức đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) có những phát biểu đầu tiên với truyền thông phương Tây...