Syria tập trận trước khi chấp nhận đề xuất của Liên đoàn Ảrập
Quân đội Syria hồi cuối tuần qua đã tổ chức tập trận, trong đó có thử tên lửa, triển khai không quân và bộ binh, “giống với một cuộc chiến thật”. Cuộc tập trận diễn ra trước khi Syria tuyên bố cho phép quan sát viên của Liên đoàn Ảrập vào nước này.
Theo đài truyền hình nhà nước Syria, cuộc tập trận diễn ra vào cuối tuần qua, khi Syria vẫn đang đàm phán với Liên đoàn Ảrập (AL) về yêu cầu gửi quan sát viên vào Syria của khối này.
Syria nămnào cũng tiến hành tập trận, nhưng cuộc tập trận lần này quy mô lớn hơn, với thử nghiệm tên lửa cùng triển khai lực lượng không quân, bộ binh.
Đài truyền hình Syria cho biết cuộc tập trận nhằm thử “khả năng và tính sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống tên lửa nhằm đối phó với bất kỳ gây hấn nào”.
Cuộc tập trận cho thấy tên lửa và quân đội Syria “đã sẵn sàng bảo vệ đất nước và ngăn chặn được bất kỳ kẻ nào dám gây hại cho an ninh của đất nước”, đài truyền hình Syria đưa tin. Cũng theo đài này, các tên lửa được thử đã bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao.
Syria được cho là đang sở hữu các tên lửa không đối không như Scuds, có khả năng bắn sâu vào bên trong lãnh thổ của Israel.
Video đang HOT
Hồi tháng 10 Tổng thống Assad đã cảnh báo Trung Đông sẽ “bốc cháy” nếu phương Tây can thiệp vào Syria và dọa sẽ biến khu vực thành “hàng chục Afghanistan”.
Mặc dù Mỹ và châu Âu đã áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt Syria trong vài tháng qua, nhưng Washington và các đồng minh có vẻ ít “hứng thú” can thiệp vào một nước Ảrập khác như họ đã làm ở Lybia.
Trong khi đó, Tổng thống Assad lại có khá nhiều đồng minh mạnh, cho ông phương tiện để chống lại áp lực từ bên ngoài. Một cuộc xung đột ở Syria có nguy cơ đẩy thành một cuộc đối đầu rộng hơn ở Trung Đông với Israel và Iran ở hai chiến tuyến.
Syria cũng không phải “trông xa” nhằm tìm mục tiêu lớn để tấn công, bởi nước này có chung biên giới với Israel, nước được Mỹ ủng hộ, và thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ của ông Assad là đồng minh Ảrập thân cận nhất của Iran và cũng có mối quan hệ với phong trào Hezbollah ngày một lớn mạnh tại Li-băng cùng các nhóm cấp tiến khác, trong đó có nhóm Hamas của Palestine.
Chấp nhận kế hoạch của AL
Tuy nhiên, vào ngày hôm nay Syria đã bất ngờ tuyên bố sẽ cho phép các quan sát viên Ảrập vào nước này. Việc cho phép các quan sát viên vào Syria là một phần trong kế hoạch do Liên đoàn Ả rập đề xuất nhằm chấm dứt nhiều tháng biểu tình bạo lực ở Syria.
“Chính phủ Syria đã phản ứng tích cực với việc ký kết nghị định thư về cử quan sát viên”, người phát ngôn Bộ trưởng Ngoại giao Syria Jihad Makdisi cho biết.
Ngoại trưởng Walid Muallem đã gửi thông điệp tới AL về vấn đề vào đêm qua, chủ nhật, khi hạn chót của AL sắp hết, dọn đường cho nghị định thư được ký kết, Makdisi cho hay.
Damascus trước đây từ chối ký vào nghị định thư, do cho rằng nó chứa những từ ngữ phương hại đến chủ quyền của Syria.
Trong khi đó, AL muốn các quan sát viên đến Syria để giám sát hoạt động của lực lượng quân đội, lực lượng bị LHQ cáo buộc lạm dụng nhân quyền. LHQ ước tính ít nhất 4.000 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình ở Syria nổ ra. Trong khi đó, Syria cáo buộc “các nhóm khủng bố có vũ trang” đổ thêm dầu vào “lửa” bất ổn tại nước này.
Theo Dân Trí
Syria lên án đề xuất trừng phạt của Liên đoàn Arập
Một ngày sau khi Liên đoàn Arập (AL) đề xuất trừng phạt kinh tế đối với Syria, ngày 27/11, trên các tờ báo lớn của chính phủ nước này đã đồng loạt đăng bài phản đối đề xuất trên.
Bài xã luận đăng trên trang nhất tờ Nhật báo Tishrin, cơ quan ngôn luận của chính phủ Syria cho rằng đề xuất trừng phạt kinh tế đối với nước này là "sự vi phạm cơ bản nhất trong việc hợp tác kinh tế và thương mại giữa các quốc gia Arập."
Bài viết cũng chỉ trích sự tham dự của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc họp của AL và cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã có dụng ý xấu đối với Syria khi sử dụng AL như một công cụ để đạt được lợi ích của mình tại Syria. Bài xã luận cũng nhấn mạnh những bước đi như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể hiểu là nhằm kêu gọi nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Trên tờ Al-Thawra, một tờ báo khác của chính phủ cũng đăng trên trang nhất bài viết phản đối đề xuất trừng phạt kinh tế của AL đối với nước này và nhấn mạnh "biện pháp trừng phạt như vậy chưa từng xảy ra và đi ngược lại các nguyên tắc hợp tác giữa các nước Arập".
Trước đó, ngày 26/11, AL đã triệu tập một cuộc họp giữa bộ trưởng tài chính các nước thành viên để thảo luận về lệnh trừng phạt nhằm vào Syria sau khi Damas không chấp thuận tối hậu thư của AL về việc cho phép các quan sát viên của AL tới nước này.
Trước khi diễn ra cuộc họp trên, Ngoại trưởng Syria Walid al- Moallem gửi một thông điệp đến Tổng thư ký AL Nabil el-Arabi thúc giục tổ chức này đưa ra quan điểm rõ ràng và thể hiện sự phản đối của AL đối với việc lực lượng nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Bahrain và Qatar đã kêu gọi công dân hai nước này rời khỏi Syria do tình trạng bất ổn ở đây. Trước đó, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất cũng đã khuyến cáo công dân của mình rời khỏi Syria./.
Theo
Syria tiếp tục thương lượng với Liên đoàn Arập Ngày 4/12 là thời hạn chót mới mà Liên đoàn Arập (AL) đặt ra cho Syria để ký nghị định thư về việc đồng ý để AL phái các quan sát viên tới Damascus. Mặc dù không đạt được bước đột phá trước thời hạn này, song Syria vẫn đang tiếp tục thương lượng với AL. Biểu tình ủng hộ Tổng thống Bashar...