Syria sở hữu vũ khí có thể chặn đứng mọi cuộc tấn công từ tên lửa
Vũ khí vừa được Nga âm thầm điều tới Syria tham chiến rất có thể chính là radar Pelena-1. Vũ khí này có khả năng chặn đứng các cuộc tấn công từ tên lửa đối phương.
Mới đây, tàu vận tài Orsk 148 chở đầy vũ khí và thiết bị quân sự của Nga được phát hiện âm thầm vượt Eo biển Bosporus thẳng tiến đến Syria.
Theo Al-Masdar News, việc không ngừng tăng cường vũ khí cho Syria chính là sự quyết tâm của Nga nhằm khởi động chiến dịch quân sự tấn công khủng bố tại tỉnh Idlib.
Mặc dù Nga không làm lộ diện các loại vũ khí lần này nhưng theo các chuyên gia quân sự tiết lộ rất có thể chính là radar Pelena-1. Mục đích của vũ khí này chính là nhằm phát hiện các loại tên lửa, máy bay địch tiếp cận bờ biển và đất liền Syria.
Syria rất có thể đã sở hữu radar cảnh báo sớm để chặn đứng tên lửa, máy bay của đối phương.
Trong một diễn biến liên quan tới công nghệ chế tạo hệ thống radar, mới đây Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành những bước đi đầu tiên nhằm thiết lập một mạng lưới cơ sở radar cảnh báo sớm hiện đại có khả năng phát hiện các tên lửa hành trình đang bay đến từ khoảng cách hàng nghìn kilomet.
Theo đó, các mục tiêu chính của vũ khí này chính là các tên lửa đạn đạo đang bay tới hoặc thậm chí là các mục tiêu bay ở tầm thấp như tên lửa hành trình từ khoảng cách cực lớn. Mạng lưới radar mới dự kiến sẽ dựa trên các trạm radar cảnh báo sớm lớp Voronezh-VP hiện đã được triển khai hoạt động.
Chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov cho biết thêm, các hệ thống radar cảnh báo sớm tinh vi hơn dự kiến sẽ được biên chế cho quân đội Nga trong tương lai gần. Trong đó radar Voronezh-SM hiện đại này sẽ có độ chính xác đến hàng centimet.
Theo ông Leonkov: “Với việc chế tạo thành công các hệ thống radar hiện đại đã khiến cho Mỹ không khỏi dè chừng. Ngoài ra, những hệ thống radar này còn có khả năng đe dọa đến các chương trình phát triển công nghệ tàng hình của Mỹ, bởi vì điều này có nghĩa rằng các phương tiện tấn công đường không “vô hình” của họ sẽ trở nên hữu hình. Họ rất lo lắng và tổ chức nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này do các chương trình tàng hình của họ có chi phí lên tới hàng chục tỷ USD”.
Video đang HOT
An Dương (T/h)
Theo vietq
"Kế nghi binh" của Mỹ trong cuộc không kích rung chuyển Syria
Mỹ đã triển khai hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tới Địa Trung Hải để đánh lạc hướng Nga trong cuộc tấn công nhằm vào Syria hôm 14/4.
3 mũi tấn công của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Syria hôm 14/4 (Ảnh: Google Maps)
Chính quyền Tổng thống Donald Trump tuần qua cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng tại thị trấn Douma ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus hôm 7/4. Sau lời cáo buộc này, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Winston Churchill đã di chuyển tới Địa Trung Hải và gia nhập vào đội tàu gồm các tàu chiến khác của Mỹ, trong đó có tàu khu trục USS Donald Cook. Tuy nhiên, đây chỉ là một kế hoạch nghi binh, theo Bloomberg.
Mặc dù cả hai tàu khu trục trên của Mỹ tại Địa Trung Hải chở tới 90 tên lửa hành trình Tomahawk, loại vũ khí chủ lực được Mỹ sử dụng trong cuộc không kích vào sáng sớm ngày 14/4 nhằm vào các mục tiêu tại Syria, song không tàu nào trong số các tàu trên trực tiếp tham gia vào cuộc tấn công này.
Theo một nguồn tin nắm rõ kế hoạch tấn công Syria của Nhà Trắng, việc triển khai tàu khu trục mang tên lửa tới Địa Trung Hải thực chất là một phần trong kế hoạch nhằm đánh lạc hướng Nga và Syria, từ đó khiến hai nước không kịp chuẩn bị để phòng thủ.
Giới chức Lầu Năm Góc nhận định kế hoạch của Mỹ đã đạt được hiệu quả và Washington cùng các đồng minh đã vấp phải rất ít sự phản kháng từ Damascus trong cuộc không kích rạng sáng 14/4.
Trong cuộc họp báo tại Mỹ, Trung tướng Kenneth McKenzie cho biết hầu hết các biện pháp phản công của Syria, chỉ được thực hiện sau khi các tên lửa của Mỹ và các đồng minh đánh trúng các mục tiêu.
"Vũ khí của Syria không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với bất kỳ hành động nào của chúng tôi", Tướng McKenzie nói, đồng thời mô tả cuộc không kích chung của Mỹ, Anh, Pháp là "chính xác, áp đảo và hiệu quả".
Đồng loạt không kích
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố bản đồ các mục tiêu không kích tại Syria (Ảnh: News.com.au)
Khi Tổng thống Trump thông báo kế hoạch tấn công Syria vào 21 giờ tối 13/4 (theo giờ Washington), 105 quả tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp đã áp sát lãnh thổ Syria. Các tên lửa được kéo đến Biển Đỏ, vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải, tạo thành 3 hướng khác nhau để áp chế bất kỳ hệ thống phòng không nào do chính quyền Syria triển khai.
Tàu tuần dương USS Monterey đã phóng 30 tên lửa hành trình Tomahawk và tàu khu trục USS Laboon phóng 7 tên lửa loại này từ Biển Đỏ. Trong khi đó, tàu khu trục USS Higgins cũng phóng 23 quả Tomahawk từ phía bắc Vịnh Ba Tư.
Tại Địa Trung Hải, tàu ngầm USS John Warner lớp Virginia đã phóng 6 tên lửa Tomahawk. Ngoài ra, hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ từ căn cứ không quân Al Udeid tại Qatar cũng xuất kích và phóng 19 tên lửa AGM-158 JASSM.
Cuộc không kích của Mỹ còn được hỗ trợ bằng các tên lửa hành trình SCALP-EG phóng từ tàu hộ tống Pháp, trong khi các máy bay Typhoon và Tornado của Không quân Hoàng gia Anh cũng phóng các tên lửa Storm Shadow vào các căn cứ được lên kế hoạch từ trước tại Syria.
Sau cuộc không kích, Tổng thống Trump đã mô tả trên mạng xã hội Twitter rằng cuộc tấn công của Mỹ và các đồng minh tại Syria là "hoàn hảo" và khẳng định "sứ mệnh đã hoàn thành". Ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn tự hào nói rằng "không có ai hay lực lượng nào có thể đuổi kịp" sức mạnh của quân đội Mỹ.
Quân đội Syria cho biết Mỹ và đồng minh đã dội tổng cộng hơn 100 tên lửa gồm tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất nhằm vào các mục tiêu khác nhau ở Syria. Hệ thống phòng không của Syria đã đánh chặn thành công 71 tên lửa hành trình và không có căn cứ không quân nào của Syria bị hư hại sau trận không kích.
Tránh khiêu khích Nga
Tổng thống Trump (giữa) phát biểu trước báo chí trước khi bắt đầu cuộc họp với các quan chức quân sự tại Nhà Trắng ngày 9/4 (Ảnh: EPA)
Chính quyền Mỹ được cho là đã lên kế hoạch khó khăn trước khi quyết định không kích Syria. Yêu cầu đặt ra là tấn công các mục tiêu tại Syria nhưng không "chọc giận" Nga dẫn tới các hành động đáp trả của Mosow, hoặc đẩy Mỹ tiến sâu hơn vào cuộc nội chiến kéo dài 7 năm tại Syria.
Tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc họp với các quan chức quân sự và điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Theresa May, với mục tiêu tiến hành biện pháp trừng phạt Syria sau lời đe dọa "trả giá" do chính ông Trump đưa ra trước đó.
Theo một nguồn tin am hiểu về kế hoạch không kích, trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia và các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ hồi đầu tuần trước, Tổng thống Trump đã đưa ra 5 phương án tấn công chính. Ông Trump đã lắng nghe ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford và các lãnh đạo quân đội khác. Ngoài ra, Phó Tổng thống Mike Pence và tân Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cũng có mặt trong cuộc họp.
Tổng thống Trump đã đề nghị ông Bolton và các lãnh đạo quân đội phân tích từng mục tiêu khả thi, đặc biệt tập trung vào việc hạn chế các nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nói với các phóng viên rằng, Washington đã nhắm tới các mục tiêu nhằm hạn chế liên quan tới các lực lượng quân sự của Nga tại Syria và giảm nguy cơ thương vong cho dân thường.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc Jim Mattis cho biết, cuộc không kích chỉ đặt mục tiêu vào các kho vũ khí hóa học của Syria và được lên kế hoạch để giảm xuống mức thấp nhất nguy cơ gây thương vong cho binh sĩ Nga. Trong khi đó, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ, cho biết Washington đã "nhận diện cụ thể" các mục tiêu để giảm bớt nguy cơ đối với các lực lượng Nga tại Syria.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga nêu lý do tên lửa Mỹ - Anh - Pháp bị đánh chặn hàng loạt tại Syria Đô đốc Nga cho rằng liên quân Mỹ, Anh, Pháp có thể đã không phối hợp ăn ý trong cuộc tấn công bằng tên lửa tại Syria nên kết quả không được như mong muốn. Tàu USS Monterey của Mỹ phóng tên lửa Tomahawk trong cuộc tấn công vào Syria hôm 14/4 (Ảnh: Reuters) Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Đô đốc Vladimir...