“Syria là bài học cho Iran”
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, Iran nên rút ra “một bài học” từ thỏa thuận giữa Nga và Mỹ về kế hoạch đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế.
Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố, Iran đừng vội ung dung trước việc Mỹ không tấn công Syria và không nên hiểu sai phản ứng của Mỹ về vấn đề Syria. Và rằng, Mỹ vẫn chuẩn bị dùng quân sự để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân dù nước này quyết định theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao và không tấn công Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
Với Mỹ, chương trình hạt nhân của Iran là “vấn đề lớn hơn rất nhiều” so với vũ khí hóa học, người đứng đầu nước Mỹ nói. Tổng thống Obama cho biết, dù Mỹ không dùng vũ lực chống Syria, song một “mối đe dọa đáng tin” cũng dẫn tới một thỏa thuận.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng xác nhận, ông đã trao đổi thư từ với tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Video đang HOT
Mặc dù việc hai nhà lãnh đạo Mỹ, Iran liên lạc với nhau được coi là một bước tiến thì Tổng thống Obama vẫn cho rằng “Tôi nghĩ rằng tổng thống mới của Iran sẽ không đột ngột làm cho mọi việc dễ dàng”. Ông Obama cho biết như vậy khi đề cập tới bất đồng về chương trình hạt nhân Iran, chương trình mà các nước phương Tây cho rằng nó được tiến hành nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân. Iran phản bác và tuyên bố, chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình.
“Bài học mà họ nên rút ra từ Syria đó là có thể giải quyết các vấn đề thông qua ngoại giao…Nếu bạn đe dọa dùng vũ lực cùng với những nỗ lực ngoại giao…bạn có thể đi tới một thỏa thuận”, Obama nói.
Tổng thống mới của Iran hiện đang cố xây dựng một chính sách ngoại giao hòa giải hơn so với người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad.
Theo khampha
Nga có bằng chứng bất lợi cho Mỹ về Syria
Nga có bằng chứng chứng minh phe nổi dậy Syria sở hữu và đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến đang xảy ra ở quốc gia này, một nghị sỹ Nga hôm 11/9 cho hay.
"Có lý do để chắc chắn rằng không chỉ có chính phủ Syria mà cả các chiến binh phe nổi dậy của nước này cũng đang sở hữu vũ khí hóa học", ông Alexei Pushkov - người đứng đầu Ủy ban các Vấn đề Quốc tế của Hạ viện Nga cho hay.
Các nạn nhân xấu số của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.
Phát biểu trước Hạ viện, ông nói: "Có bằng chứng cho thấy lực lượng chiến binh nổi dậy đã sử dụng loại vũ khí này nhiều lần".
Ông Pushkov chỉ ra rằng, lực lượng nổi dậy Syria đã sử dụng vũ khí hóa học ở gần thành phố Aleppo hồi tháng 3 và Carla Del Ponte - thành viên của Ủy ban độc lập đặc biệt chuyên điều tra vi phạm nhân quyền ở Syria của Liên Hợp Quốc đã thừa nhận vụ việc này.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Pushkov cho biết: "Nga vừa mới chuyển bằng chứng này lên cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Trước đó, Mỹ tuyên bố rằng nước này đã có những bằng chứng kết luận quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, cụ thể là khí sarin để sát hại dân thường trong một vụ tấn công ở gần thủ đô Damascus. Theo số liệu của Mỹ và phe nổi dậy Syria, vụ tấn công đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.400 người, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ. Kết luận trên được coi là cái cớ để Mỹ tiến hành cuộc không kích nhằm trừng phạt chính phủ Syria, vì Tổng thống Obama từng tuyên bố sẽ tấn công nước này nếu có bằng chứng cho thấy chính phủ của ông Assad sử dụng vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, hôm thứ Hai (9/9), Nga đã đưa ra một đề xuất được cho là mang tính bước ngoặt đó là đặt kho vũ khí hóa học của Syria trong sự kiểm soát của quốc tế, đề xuất này được coi là một "cứu cánh" cho Tổng thống Mỹ Barack Obama khi mà ông đang đứng giữa ngã ba đường để lựa chọn "đánh hay không đánh" Syria.
Đề xuất của Nga có thể giúp Syria thoát khỏi sự can thiệp quân sự của Mỹ khi mà Tổng thống Obama tuyên bố rằng sẵn sàng ngừng tấn công Syria nếu chính phủ nước này giao nộp vũ khí.
Chính phủ Syria cũng đã chấp thuận đề xuất gia nhập Tổ chức Phi phổ biến Vũ khí hóa học và đặt kho vũ khí hóa học của nước này dưới sự kiểm soát của quốc tế đề tránh bị Mỹ tấn công, hay nói cách khác Syria đã chấp nhận "nộp vũ khí để đổi lấy hòa bình".
Theo_VnMedia
Lãnh đạo nổi dậy Syria bác bỏ đề xuất của Nga Một hội đồng lãnh đạo quân nổi dậy của Syria, được phương Tây hậu thuẫn, đã bác bỏ đề xuất của Nga về việc đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Quyết định trên được đưa ra trong một tuyên bố bằng video. Trong khi đó, năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an...