Syria đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng
Theo Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, hiện có 12 triệu người ở Syria sống phụ thuộc cứu trợ nhân đạo và cứ 10 người ở nước này có khoảng 8 người đang phải sống dưới mức tối thiểu.
Người tị nạn Syria tại khu lều trại Kafr Lusin, gần cửa khẩu Bab al-Hawa ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Ursula Mueller mới đây cho biết hiện có 12 triệu người ở Syria sống phụ thuộc cứu trợ nhân đạo và cứ 10 người ở nước này có khoảng 8 người đang phải sống dưới mức tối thiểu.
Xung đột, chiến tranh triền miên trong 8 năm qua tại Syria đã khiến tình hình cuộc sống của người dân ở quốc gia Trung Đông này trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Syria ngày 24/4, bà Mueller liệt kê 3 địa danh của Syria mà theo bà đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng gồm Idlib, trại Al Hol và trại Rukban.
Theo bà, ước tính cuộc sống của 2,7 triệu người ở Syria vẫn cần đến sự hỗ trợ nhân đạo, trong đó bao gồm 1 triệu trẻ em. Bà nhấn mạnh đến vấn đề cấp bách đối với Syria hiện nay, đó là đảm bảo tiếp cận nhân đạo bền vững.
Video đang HOT
[Ngoại trưởng Nga kêu gọi đóng cửa trại tị nạn Rukban tại Syria]
Tại Idlib, miền Tây Bắc Syria, xung đột gia tăng từ tháng 2/2019 đã gây nhiều thương vong cho dân thường, cũng như hủy hoại đang kể cơ sở hạ tầng tại đây.
Theo bà Mueller, các cuộc giao tranh đã khiến hơn 120.000 người rời bỏ nhà cửa tới khu vực giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn.
Trong khi đó, tại trại Al Hol, miền Đông, nơi trú ngụ của hơn 73.000 dân thường, trong đó phụ nữ và trẻ em chiếm tới 92%, đang phải hứng chịu tình trạng bạo lực nghiêm trọng và tổn thương về tinh thần.
Bà cho rằng những đứa trẻ nghi có quan hệ với các nhóm vũ trang và các tổ chức khủng bố cần được đưa vào danh sách chăm sóc đặc biệt và được bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Bởi theo bà, trẻ em trước hết phải được xem là những nạn nhân.
Còn tại Rukban, trong vài tuần qua, đã có 7.000 người rời bỏ nhà cửa lánh nạn, trong đó riêng ngày 23/4 ghi nhận 2.000 trường hợp. Rukban là nơi trú ngụ của 50.000 người Syria rời bỏ nhà cửa do thiếu nhu yếu phẩm và tránh thời tiết khắc nghiệt.
Trong khi đó, theo một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhóm giám sát Airwars công bố ngày 25/4, chiến dịch ném bom ác liệt của liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm vào thành phố Raqa của Syria trên thực tế đã làm hơn 1.600 dân thường thiệt mạng trong hơn 4 tháng hồi năm 2017. Trước đó, liên quân do Mỹ đứng đầu thừa nhận 10% con số nêu trên.
IS từng chiếm giữ địa phương này và tuyên bố thành lập “Vương quốc Hồi giáo” tại đây trong 3 năm trước khi bị đánh bật khỏi địa phương này hồi tháng 10/2017.
Qua báo cáo này, Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhóm giám sát Airwars đã hối thúc các nước thành viên hàng đầu trong liên minh này thể hiện sự minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam )
Đại chiến Syria: Mỹ đang cố che giấu điều này
Mỹ muốn ngăn người dân khu trại Rukban của Syria và cộng đồng quốc tế chứng kiến hòa bình đang dần trở lại ở Syria với sự giúp đỡ của chính phủ, những người đứng đầu trung tâm hợp tác chung Nga-Syria về hồi hương người tị nạn cho hay.
"Mỹ đang cố che giấu cộng đồng quốc tế và cư dân ở trại Rukban về những động lực tích cực của việc tái thiết nền hòa bình, điều đã đạt được nhờ vào những nỗ lực của chính phủ Cộng hòa Ả Rập Syria cùng sự hỗ trợ từ Nga và các nước khác. Áp lực chính trị và thông tin đang đặt ra nhiệm vụ cho những ai thể hiện tinh thần sẵn sàng đóng góp tái thiết Syria," tuyên bố cho hay.
Khu trại Rukban của người tị nạn Syria.
Theo như phát biểu này, hội nghị ủng hộ lần thứ ba về vấn đề Syria được tổ chức ở Brussels (Bỉ) đã chứng tỏ rằng phương Tây không muốn thấy những người tị nạn Syria trờ về từ châu Âu. Những người ủng hộ Syria cam kết tài trợ hàng tỉ đô la để giúp đỡ người tị nạn Syria bên ngoài nhưng lại từ chối cung cấp tài chính cho Damascus nhằm hỗ trợ nước này với quá trình tái thiết của người tị nạn hồi hương.
"Quyết định không phân bổ tài chính của diễn đàn tại Brussels để hỗ trợ chính quyền ở Damascus đã được thông qua mặc cho thực tế rằng đất nước này đang bình thường hóa và chính phủ Syria đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm hồi sinh kinh tế Syria," tuyên bố bổ sung.
Các tác giả của tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng cách khả dĩ duy nhất để chấm dứt sự đau khổ của các cư cân trong trại là tái định cư cho họ.
"Chính quyền Syria sẵn sàng đưa sáu chiếc xe hộ tống, chuẩn bị sơ tán dân thường Syria trên các chuyến xe buýt thoải mái và giải thoát nỗi đau khổ cho họ bất cứ lúc nào... Sự đồng thuận từ phía Mỹ là điều cần thiết duy nhất để giải tán khu trại và cung cấp bảo vệ an ninh cho đoàn phương tiện khi di chuyển qua khu vực At Tanf thuộc kiểm soát của Mỹ," họ thêm vào.
Nga và Syria đã liên tục cố gắng hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế về những điều kiện tồi tàn mà trong đó ước tính gần 40.000 dân sinh sống ở trại và về cả thái độ miễn cưỡng của Mỹ khi cho phép người dân rời khu trại nằm tại khu vực At Tanf.
Theo Danviet
Mại dâm, nô lệ tình dục nở rộ trong trại tị nạn Syria An ninh không được đảm bảo khiến nạn mại dâm, trộm cắp, buôn người và nô lệ tình dục diễn ra công khai và tràn lan tại trại tị nạn Al Rukban của Syria, theo hãng thông tấn TASS của Nga. Thảm họa trong trại tị nạn Rukban Trại tị nạn Rukban nằm trên biên giới Syria-Jordan. Ảnh AP. Ông Yuri Tarasov, đại...