Syria đang biến thành cuộc chiến 3 bên?
Các tay súng có quan hệ với al-Qaeda đang trên đà chiếm được một cửa khẩu biên giới chiến lược nằm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria vốn thuộc quyền kiểm soát của lực lượng đối lập chống Tổng thống Bashar al-Assad.
Tối ngày 18/9, các chiến binh Hồi giáo thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đã đánh chiếm hướng tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vài giờ sau khi họ tấn công và đẩy lùi quân nổi dậy Syria ôn hòa ra khỏi thị trấn Azaz gần đó.
“Chúng tôi đang cố gắng đưa quân tăng viện tới để đảm bảo cửa khẩu biên giới này không rơi vào tay ISIS”, Abu Rashid một chỉ huy của Lữ đoàn Bão phương Bắc, một lực lượng thuộc phe đối lập Quân đội Syria Tự do (FSA) – cho biết.
Cánh quân nổi dậy đó đã kiểm soát Azaz và cửa khẩu biên giới Oncupinar-Bab el Salama phía Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ trong năm qua sau khi chiếm được thị trấn này từ tay quân chính phủ.
Giao chiến lúc đầu nổ ra ở Azaz giữa quân nổi dậy FSA và các tay súng ISIS vào buổi chiều ngày 18/9. Các cuộc đụng độ đã làm dấy lên căng thẳng ở khu vực biên giới phía Thổ Nhĩ Kỳ, khi hàng đoàn xe cứu thương chạy qua chạy lại cửa khẩu biên giới và số lượng lớn lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhân viên an ninh mặc thường phục được triển khai ở cửa hải quan, cấm báo chí ghi hình diễn biến bất ổn.
Việc các chiến binh thánh chiến giành lợi thế đã đe dọa an ninh tại cửa ngõ chính cho viện trợ quốc tế nằm trên đường cao tốc nối thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ với thành trì nổi dậy Aleppo ở miền bắc Syria. Trong những tháng gần đây, hoạt động phân phát viện trợ nhân đạo và phi sát thương của Mỹ tới miền bắc Syria do quân nổi dậy kiểm soát đều được vận chuyển qua cửa khẩu Bab el Salama. Đây là cửa ngõ biên giới mà Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain sử dụng khi ông có chuyến đi ngắn tới Syria để găp chỉ huy FSA.
Trong cuộc chiến ngày 18/9 giữa hai phe nhóm kình địch ở Azaz, một nhà hoạt động đối lập uy tín tên là Omar Hajouleh đã bị một tay súng bắn tỉa ISIS bắn chết. Theo người anh của Hajouleh thì nạn nhân là giám đốc Trung tâm Báo chí Azaz, một nhóm liên kết với quân nổi dậy và chuyên tạo điều kiện cho các phóng viên nước ngoài vào miền bắc Syria.
“Những gã này (ISIS) là bọn vô đạo. Chúng giết em trai tôi và làm bị thương một người em khác”, Khaled nói. Ông cho biết trước kia ông từng giúp cho các chiến binh thánh chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria vì nghĩ “họ đến để giúp chúng tôi và bảo vệ chúng tôi” nhưng giờ đây ông thực sự hối tiếc đã làm điều đó.
Video đang HOT
Sức mạnh của ISIS, một trong những nhóm thánh chiến mới nhất và cực đoan nhất về hệ tư tưởng, tại biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ lập tức làm dấy lên nhiều lời kêu gọi trả thù từ FSA, một lực lượng ôn hòa hơn nhiều.
“ISIS không còn là quân nổi dậy nữa; giờ đây họ là những kẻ khủng bố”, Louay Almokdad – điều phối viên chính trị và báo chí của FSA, tuyên bố. “Chúng tôi đang chiến đấu chống hai kẻ thù trên hai mặt trận; một là chế độ al-Assad, Hezbollah và lực lượng vệ binh cách mạng Iran, một là ISIS, những kẻ khủng bố al-Qaeda”.
Tháng trước, các chiến binh có quan hệ với al-Qaeda của ISIS đã chiến đấu cùng FSA để chiếm một căn cứ không quân từ tay chính phủ Syria nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 20 phút chạy xe. Quân đội chính phủ cố thủ bên trong căn cứ Minnigh đã thành công trong việc giữ vững chiến hào chống lại vòng vây của quân nổi dậy trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên, cuối cùng họ đành chịu thất bại vào ngày 5/8, sau khi một kẻ đánh bom liều chết của ISIS lái một xe bọc thép chở quân chất đầy thiết bị nổ lao vào cổng của căn cứ rồi kích hoạt quả bom di động khổng lồ này.
Mục tiêu của ISIS là thành lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất Iraq và Syria. Nhóm này bao gồm nhiều tay súng nước ngoài đến từ Bắc Phi, Iraq, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhiều quốc gia khác. Các nhân chứng kể rằng một số tay súng thường quấn đai bom quanh người như một phần trang phục hàng ngày của họ.
Theo VNN
Vì sao Nga thay đổi sách lược về Syria?
Trong suốt thời gian dài vừa qua, Nga chỉ chơi trò phòng thủ về Syria, phong tỏa các nghị quyết Liên Hợp Quốc mà có thể khiến Tổng thống Bashar al-Assad, một đồng minh của Moscow, bị hạ bệ.
Nhưng giờ đây Moscow đã chuyển sang thế tấn công, đưa ra một kế hoạch mà có thể đẩy lui hành động quân sự do Mỹ dẫn đầu chống lại Syria, bằng cách yêu cầu Damascus đặt các kho vũ khí hóa học của nước này dưới quyền kiểm soát quốc tế.
Nga đề nghị Syria nộp các vũ khí hóa học của nước này để tránh bị Mỹ tấn công. (Ảnh: Reuters)
Tại sao Nga lại có sự thay đổi sách lược đó?
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau ở Nga về thực tế này.
Cách đây mới hơn một tuần khi gần như chắc chắn Mỹ sẽ cầm đầu một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria - nhà phân tích và cũng là giáo sư lịch sử Nga Georgiy Mirsky đã được hỏi rằng Moscow sẽ làm gì.
"Chắc chắn không gì cả. Nga không phải làm gì hết. Chỉ việc ngồi yên và xem Mỹ khởi sự một cuộc chiến mới mà họ không thể chiến thắng", ông trả lời.
Nga đã điều một số tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen tiến vào Địa Trung Hải, song các nhà chức trách ở Moscow tuyên bố rằng chúng không ở đó để hành động quân sự vì lợi ích của ông Assad.
Mirsky thừa nhận rằng người Nga không thể làm gì nhiều, nếu Mỹ và các đồng minh quyết định tấn công.
James Goldgeier, Hiệu trưởng trường International Service thuộc American University ở Washington D.C, cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã cố gắng hồi sinh nước Nga nhưng "đó chưa phải là sức mạnh mà quốc gia này từng có một thời".
"Vị thế địa chiến lược [của Nga] đã thay đổi mạnh mẽ", ông Goldgeier nhận xét. "Nước này không có được tầm vóc như trước kia, cũng không có quá nhiều ảnh hưởng".
Cả Goldgeier và Mirsky đều nhất trí rằng một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga là Putin cần được nhìn nhận như một người đương đầu với Mỹ - không chỉ về Syria mà còn nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như cho Edward Snowden, người tiết lộ bí mật an ninh quốc gia Mỹ, tị nạn.
Nhưng viễn cảnh về các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu chống lại Syria có nghĩa là Nga có thể bị đánh giá là bất lực về quân sự, cho các tàu chiến của mình chạy lòng vòng trong khi phương Tây thích làm gì tùy ý.
Theo nhà phân tích Alexander Konovalov, Nga cũng đang có nhiều mối lo thực sự, vì các cuộc tấn công nhằm vào Syria có thể dẫn đến một cuộc chiến rộng lớn hơn trong khu vực tiếp giáp với các đường biên giới Nga, khiến Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran. Ông này dẫn ra một câu nói khá cay đắng rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ sẵn sàng chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng của người Syria.
Konovalov, hiện đứng đầu nhóm cố vấn Viện Các đánh giá Chiến lược, nhận định kế hoạch đặt các vũ khí hóa học Syria vào tầm kiểm soát quốc tế dường như là một tình huống đôi bên cùng có lợi "bởi vì nó cho phép tất cả các bên thoát khỏi bế tắc và giữ thể diện về chính trị".
Người Nga nắm rõ các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ, với kết quả chung cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng về ý tưởng tấn công Syria và Tổng thống Obama đang phải chật vật thuyết phục Quốc hội chấp nhận nỗ lực này.
Fyodor Lukyanov, biên tập viên tạp chí Nước Nga trong Các vấn đề toàn cầu (Russia in Global Affairs), tin rằng nước Nga đã nhìn thấy một cơ hội cho chiến thắng ngoại giao bởi kế hoạch về vũ khí hóa học của nước này mang lại cho tất cả các bên một điều gì đó.
"Người Mỹ có thể tự nhận 'Áp lực của chúng tôi lên Assad, cũng như các đe dọa của chúng tôi, đã cho kết quả'", ông lập luận. "Phía Nga có thể tuyên bố họ đã ngăn chặn được một cuộc chiến tranh. Còn Assad có thể nói - hoặc có thể cảm nhận - rằng ông đã tránh được viễn cảnh tồi tệ nhất. Và nhìn chung, điều đó tựa như một sự hợp tác rất thành công ở tầm quốc tế".
Lukyanov cho rằng thách thức tiếp theo sẽ là liệu Nga có thể đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận kế hoạch này mà không cho phép hành động quân sự nếu Syria không tuân thủ đúng cam kết hay không.
Theo VNN
Đệ nhất Phu nhân Mỹ phản đối tấn công Syria Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tiết lộ trên đài PBS và NBC News rằng vợ ông, bà Michelle Obama, phản đối hành động quân sự nhằm vào Syria. "Các thành viên trong chính gia đình tôi... họ rất thận trọng và nghi ngờ", ông chủ Nhà Trắng nói với đài PBS. Tổng thống Obama cho biết thêm, Đệ nhất Phu nhân Mỹ...