Syngenta giới thiệu chương trình phát triển bền vững mới thời hậu Covid-19
Ngày 30 tháng 06 năm 2020, Tập đoàn Syngenta đã giới thiệu Chương trình Phát triển Bền vững ( Good Growth Plan) mới với 4 cam kết.
Trong đó đặt cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học là cốt lõi của mô hình kinh doanh của tập đoàn và đưa nông nghiệp trở thành một phần của giải pháp cho của sự phục hồi của nền kinh tế thời kỳ hậu Covid-19.
Nhân viên kỹ thuật Syngenta Việt Nam tập huấn cho bà con nông dân kỹ thuật canh tác cà phê bền vững.
Chương trình bao gồm các cam kết nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân ứng phó với thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Chương trình Phát triển bền vững mới, Tập đoàn Syngenta cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào nông nghiệp bền vững tới năm 2025 và mang lại 2 đột phá mới về công nghệ cho thị trường mỗi năm. Cáccam kết cụ thể trong chương trình được chia làm 4 nhóm:
1. Thúc đẩy sáng tạo vì nông dân và môi trường tự nhiên
2. Hướng tới hoạt động canh tác nông nghiệp trung hòa carbon
Video đang HOT
3. Giúp mọi người khỏe mạnh và an toàn
4. Hợp tác để tạo nên tác động lớn hơn
Các cam kết được Syngenta đưa ra dựa trên những nghiên cứu thực tế. Theo kết quả một cuộc khảo sát toàn cầu do Tập đoàn Syngenta thực hiện đối với nông dân ở Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và trên khắp châu Phi, 72% nông dân lo lắng về tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất cây trồng, sức khỏe động vật và khả năng canh tác của họ trong 5 năm tới.
Nông dân ở khắp mọi nơi cũng phải đối phó với những tác động chưa từng có vì đại dịch Covid-19. Theo khảo sát, có tới 46% nông dân ở châu Âu cho biết hoạt động canh tác của họ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch. Tuy nhiên, 53% cho rằng biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề cần lưu tâm hơn cả và 63% đồng tình rằng trong 5 năm tới, biến đổi khí hậu sẽ có tác động đến hoạt động canh tác lớn hơn so với ảnh hưởng của Covid-19.
Bà Alexandra Brand, Giám đốc Quản trị bền vững của Tập đoàn Syngenta, cho biết trong Chương trình Phát triển bền vững mới, việc đầu tư đáng kể vào các hoạt động sáng tạo là cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và giúp tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa hệ thống sản xuất thực phẩm và thiên nhiên.
Trong khi đó, theo kết quả của Công ty nghiên cứu thị trường IPSOS MORI (Vương quốc Anh), đại đa số nông dân (87%) tin rằng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến khả năng canh tác lương thực của họ và 9% tin rằng giảm khí thải nhà kính sẽ giúp họ ổn định hơn về tài chính và tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, Syngenta cam kết giảm 50% lượng khí thải carbon trong hoạt động của mình vào năm 2030 để hỗ trợ các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Cam kết của Syngenta đã được xác nhận bởi sáng kiến Mục tiêu dựa trên khoa học (SBTi).
Công nghệ sẽ giúp báo chí thay đổi và ngày càng hoàn thiện hơn
Kỷ nguyên số vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với báo chí.
'Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động rất mạnh, đặt cho báo chí trước hoàn cảnh khốc liệt để tồn tại, phát triển...', ông Nguyễn Mạnh Hùng Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Công nghệ liệu có lấy đi nghề báo?
Tổng biên tập tờ The Guardian - nhật báo ở vương quốc Anh Katherine Viner từng nhận định: "Facebook đã trở thành tòa soạn giàu có và quyền lực nhất trong lịch sử bằng cách thay thế biên tập viên bằng các thuật toán". Chính vì thế, mạng xã hội đã lấy đi phân nửa nguồn thu của báo chí. Câu hỏi đặt ra là "Công nghệ liệu có lấy đi nghề báo?".
Kỷ nguyên số vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với báo chí.
Thực tế, nếu chúng ta nghĩ nghề báo là viết về ai: ai đang làm gì, ở đâu, khi nào... thì mạng xã hội - nơi có hàng chục triệu cộng tác viên sẽ và đang làm việc này tốt hơn. Thế nhưng, nếu nghĩ về nghề báo dưới góc nhìn là định hướng dư luận, là tìm ra cái gì đứng sau cả núi dữ liệu về làm gì, ở đâu, khi nào... thì báo chí lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết, bởi sứ mạng của báo chí để khai sáng cho độc giả.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông từng chia sẻ, chọn nghề báo là đã chọn cho mình một sứ mạng, đó là làm cho xã hội tốt đẹp hơn và luôn hành động vì lợi ích cộng đồng. Nghề báo là nghề với các tiêu chuẩn đạo đức rất cao về tính chính xác, tính độc lập, tính công bằng, tính bí mật, tính nhân văn, tính trách nhiệm và tính minh bạch.
Trí tuệ nhân tạo sẽ là tương lai của báo chí
Thế nhưng, báo chí sẽ đối diện với vô vàn khó khăn trong kỷ nguyên công nghệ số. Trong bối cảnh 4.0, lượng thông tin hàng ngày nhiều, đa dạng và phong phú; lượng truy cập của độc giả cũng rất lớn. Chính vì thế, đây là đích ngắm của "tin tặc", với những lần tấn công khác nhau, nhằm xuyên tạc nội dung hay phát tán thông tin vi phạm pháp luật.
Trước những khó khăn này, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Huy Dũng cho rằng, các cơ quan báo chí phải áp dụng nhiều công nghệ khác nhau, nhằm tạo ra các giải pháp an toàn thông tin. "Việc bảo đảm an toàn thông tin cũng cần song hành với quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí, truyền thông", ông Dũng nhấn mạnh.
Theo ông, báo chí, truyền thông cần truyền đi thông điệp để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho độc giả; đồng thời cần phối hợp, đồng hành cùng các công ty công nghệ chuyên nghiệp trong việc áp dụng và bảo đảm an toàn thông tin.
Để báo chí đưa thông tin về an toàn thông tin, an ninh mạng chính xác, ông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, các cơ quan báo chí cần xác minh thông tin trước khi đăng tải nội dung liên quan đến lĩnh vực công nghệ; tìm hiểu, xác minh các số liệu công bố sao cho bảo đảm chính xác nhất. Đặc biệt, khi đưa các thông tin liên quan đến cảnh báo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí cần xem xét mức độ, uy tín của nguồn cung cấp thông tin và tác động của cảnh báo đó ảnh hưởng đến độc giả như thế nào...
Các cơ quan báo chí phải áp dụng nhiều công nghệ khác nhau, nhằm tạo ra các giải pháp an toàn thông tin.
Công nghệ tạo cuộc chơi lớn
Trước bối cảnh khoa học - công nghệ không ngừng thay đổi, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: "Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động rất mạnh, đặt cho báo chí trước hoàn cảnh khốc liệt để tồn tại, phát triển" và cho rằng quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí.
Việt Nam có những công ty công nghệ số rất mạnh, không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng Cloud, còn có thể phát triển các Platforms, các ứng dụng cho báo chí; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông và các doanh nghiệp công nghệ số chung tay vì sự phát triển của báo chí nước nhà và vì sự phát triển của chính mình.
Giải mã cơn sốt Sữa chua trân châu Hạ Long, vì sao mô hình kinh doanh này lại dễ lên ngôi như vậy? Nếu 2018 là thời điểm trà sữa bùng nổ, 2019 là năm của các quán trà chanh thì 2020 lại đang chứng kiến làn sóng mới của một món đồ uống tưởng quen mà rất lạ: Sữa chua trân châu. Từ đầu 2020 đến nay, sữa chua trân châu xuất hiện khắp nơi trên các phố phường Hà Nội. Dù có nhiều thương...