SV Kinh tế Quốc dân “kêu cứu” vì học quốc phòng dưới trời 10 độ vẫn tắm nước lạnh, số lượng F0 tăng quá nhanh: Trường giải thích thế nào?
Mới đây, hàng loạt sinh viên Kinh tế Quốc dân đã than thở trên group trường về việc đi học quốc phòng giữa thời điểm này.
Mới đây, trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức cho sinh viên đi học quân sự tại 3 địa điểm ( Hà Nam – Sơn Tây – Việt Trì). Đây là hoạt động thường niên tổ chức cho sinh viên năm nhất, tuy nhiên, nhiều sinh viên liên tục than thở trên group kín của NEU.
Một số phản ánh chính:
- Trên khu quốc phòng ngày càng nhiều F0, F1… Sinh viên F0, F1 sống trong điều kiện thiếu đảm bảo. Điều kiện ăn ở không tốt.
- Đi học đúng lúc thời tiết lạnh, có những hôm chỉ 10 độ C nhưng thiếu nước nóng => dẫn đến tình trạng phải tắm nước lạnh.
- Khi sinh viên có triệu chứng (ho, rát họng, đau đầu…) nhưng việc test nhanh ở khu quốc phòng lại gặp rất nhiều hạn chế.
Nhưng thực tế thế nào?
Sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân trong kỳ quốc phòng gần đây (Ảnh chụp màn hình)
Sinh viên NEU than thở việc sống chung tập thể khiến nhiều bạn trở thành F0, F1
Một bài đăng nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên Dung Dung tâm sự lo lắng khi sống tập thể, việc nhiễm Covid-19 sẽ diễn ra nhiều hơn:
” Ngày 18/2, mỗi bữa bếp ăn phải chuẩn bị suất ăn cách ly cho hơn 100 bạn, tổng cộng cả 100 bạn cho cả F0, F1 thì mọi người có thể tưởng tượng quy mô dịch như thế nào.
Mỗi ngày lại có thêm rất nhiều F0. Phòng mình có 6 bạn nhưng trong lúc xếp hàng vào nhà ăn thì thường bị thất lạc nên vào đó hay phải ngồi ghép, hoặc một số phòng không đủ người nên kiểu gì cũng phải ngồi ghép bàn. Có khi mình đi ăn ngồi cạnh F0 cũng không biết nữa. Tòa nhà C22 và C16 thì số lượng F0, F1 chiếm phần lớn. Một phòng gồm 16 bạn nam ăn chung, ngủ chung nhưng vì có F0 nên phải xông chung một bình nước nhỏ”.
Dung Dung cũng cho hay về trường hợp bạn mình cần test nhanh nhưng không nhận được đáp ứng đầy đủ. Nữ sinh tâm sự: “Khi bạn lớp mình có triệu chứng ho, rát họng, ngạt mũi, đau đầu và xuống trạm y tế xin test nhanh. Cô ở trạm nói: ‘Cô không chịu trách nhiệm cái này, nếu cần test em phải xin phép thầy quản lí lập danh sách lên đây’.
Bạn nhắn cho thầy thì thầy nói: ‘Trời mưa ngạt mũi là bình thường, không phải test, cứ để theo dõi đã’. Sau đấy bạn mình phải tự đặt kit test nhanh bên ngoài, tự test tại phòng thì âm tính lần 1 nhưng vẫn mệt mỏi không đi học được từ mấy hôm nay, nên lớp mình vẫn rất lo lắng”.
Bạn Bá Thiết bày tỏ lo ngại về phương án xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 của nhà trường không đạt được hiệu quả phòng chống dịch bệnh như mong đợi.
Nam sinh cho hay: “Sinh viên hầu hết đã được tiêm ít nhất 2 mũi nên triệu chứng không xuất hiện rõ. Tuy nhiên trường lại chỉ để cho sinh viên tự test nhanh trước 24 giờ hoặc PCR trước 72 giờ mà không có phương án test lại để đề phòng an toàn khi đến trường. Thời gian ủ bệnh và phát bệnh cũng không xuất hiện ngay lập tức nên xuất hiện nhiều ca không rõ nguồn lây, dẫn đến việc lây nhiễm chéo trong trường.”
Bá Thiết cũng bày tỏ sự lo ngại về việc nhà trường chuẩn bị không tốt khâu test nhanh, dẫn đến việc nhiều sinh viên trong đợt quân sự lần này trở thành F0, F1. “Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng như thế này, việc chuẩn bị sẵn các điểm test nhanh trong trường là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả thầy và trò.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi sinh viên cần được test nhanh để kiểm tra sức khỏe thì không được đáp ứng kịp thời, dẫn đến việc một số bạn sinh viên không may trở thành F0 trong lần test ngày hôm sau.
Nhà trường có nói rằng trường đảm bảo có đủ điều kiện cho sinh viên cách ly và chữa bệnh, thế nhưng các F0 lại phải về nhà với lý do không có đủ phòng để ở; không nhận được hỗ trợ đi lại mà phải gọi người thân đón hoặc tự thuê xe về. Và cũng không có phương án về việc học và cấp bằng cho các F0″ – Bá Thiết tâm sự.
Học quân sự trong thời điểm dịch bệnh phức tạp khiến số lượng F0, F1 tăng lên theo từng ngày
Trao đổi với chúng tôi, bạn Duy Hậu -cũng đang là một sinh viên tham gia đợt học này và nhiễm F0cho biết: “Tình hình dịch bệnh tại nơi mình học khá phức tạp với số lượng F0 tăng lên khá nhanh. Riêng tại khu nhà mình cách ly là giảng đường B đã có hơn 60 F0 và không còn giường, còn số lượng F1 thì nhiều không kể hết”.
Thời tiết lạnh 10 độ nhưng không đủ nước ấm để tắm
Liên hệ với chúng tôi, bạn Duy Hậu cho hay nhiều bạn sinh viên vẫn giữ được tâm thế lạc quan trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên bạn vẫn tâm sự về những khó khăn trong thời gian vừa qua: ” Khó khăn nhiều nhất là thiếu đồ dùng cần thiết để chữa bệnh và người chăm sóc. Bọn mình bị bệnh nên rất khó mà chăm sóc bản thân trong tình trạng mệt mỏi này. Thêm vào đó, đồ ăn ở khu quân sự hơi nguội, chăn mang đi không đủ ấm nên phải nhờ người nhà mang thêm chăn. Những bạn ở xa mà thiếu đồ thì chủ yếu dùng chung với bạn cùng phòng”.
Cùng chung cảm xúc và tâm trạng, bạn Bá Thiết kể lại: “Chúng mình phải tắm nước lạnh mặc dù đang là mùa lạnh. Có phòng tắm nước nóng nhưng chỉ dành cho các bạn nữ. Có những hôm chúng mình trả 10 nghìn cho một lần tắm thế nhưng kết quả nhận lại thì thật sự thất vọng. Có thể nó là điều bình thường nhưng hiện tại sức khỏe với chúng mình là điều quan trọng nhất”.
Để con học tập trung trong thời điểm dịch bệnh, phụ huynh nào cũng đều chung tâm lý lo lắng cho sức khỏe con em mình. Thậm chí nhiều phụ huynh sẵn sàng thuê xe vất vả đón con khi hay tin các bạn đã trở thành F0.
Bạn Duy Hậunhận định: “Không chỉ gia đình mình mà gia đình rất nhiều bạn khác cũng lo lắng. Các bậc phụ huynh gọi điện thường xuyên, luôn luôn nhắc nhở con uống thuốc, có gia đình còn mang theo cả đồ, thuốc men gửi vào cho con. Thậm chí ngay khi có bạn nhiễm ngay những hôm đầu đã được bố mẹ thuê xe cứu thương đưa về ngay.”
Nhà trường giải thích sao về việc này?
Liên hệ với cô Vân Hoa (Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân), cô cho biết: Nhà trường đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng vụ việc trên.
Được biết, đang có khoảng 4.500 sinh viên Kinh tế Quốc dân đang học quốc phòng chia về 3 khu. Trong 1 ngày đầu, trường test nhanh ra 20 bạn dương tính Covid-19. Con số này sau 1 tuần là 80 sinh viên. Tuy nhiên số lượng sinh viên này chỉ tăng nhanh ở giai đoạn đầu.
Cô Hoa cho biết, trước khi đi học quốc phòng, nhà trường đã yêu cầu 100% học sinh test nhanh. Nếu bạn nào F1 thì sẽ không được đi, bạn nào đã từng F0 thì phải có chứng nhận âm tính mới được tiếp tục học. Sau đó, nhà trường sẽ phân công mỗi đoàn xe có 1 giảng viên phụ trách, chia sẻ cách thức phòng tránh dịch Covid-19.
Cô khẳng định: “Trước khi đi học, nhà trường cũng đã cùng ban quản lý quân sự kiểm tra cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ cho việc học của các em. Nhưng vừa lên trung tâm, nhiều em sinh viên lại mếu máo mẹ em vừa bị dương tính, bạn em nhiễm Covid-19….
Sau đó nhà trường đã nhanh chóng tiến hành test nhanh và cách ly các bạn sinh viên trên. Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, nhưng 3 ngày sau thì mọi việc đã đi vào quy củ. Bản thân việc học trên trường cũng có các bạn F0, F1. Các bạn cũng phải vừa học online, đến khi hết bệnh thì mới đi học lại.
Ở khu quốc phòng, các em học sinh F0 và F1 được các giảng viên ở một khu. Nhà trường cũng đã 3 lần lên khu quốc phòng trao quà cho các em, chuẩn bị gói thuốc như viên xông, muối ngậm…”.
Thầy cô trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức 3 lần lên khu quốc phòng thăm sinh viên. Bên cạnh đó còn tặng quà, thăm sức khoẻ và tặng thuốc cho các bạn sinh viên F0.
Giải thích về việc sinh viên phải tắm nước lạnh, cô Hoa cho rằng do có quá nhiều sinh viên lên một lúc nên khu quốc phòng rơi vào tình trạng quá tải. “Thời tiết là điều không ai lường trước được. Năm ngoái, đại học Kinh tế Quốc dân cũng tổ chức cho sinh viên học quốc phòng sau Tết nhưng nắng ấm, thoải mái cho các em. Nhưng đến năm nay trời lại trở lạnh”.
Cô cho biết ngay đến ở nhà còn bị tắc nước nóng thì trên khu quốc phòng, việc có quá nhiều sinh viên sống chung như vậy việc thiếu nước là điều dễ hiểu. Các thầy cô cũng đã cố gắng đun thêm nước cho các em, tuy nhiên do nhu cầu quá nhiều nên mới dẫn đến chậm trễ.
Sau cùng, cô Hoa cho rằng kỳ học quốc phòng này là một trải nghiệm đáng nhớ và sẽ để lại nhiều bài học cho các bạn sinh viên.
“Phải sống xa nhà nên các bạn bức xúc, đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu suy nghĩ tích cực, đây cũng là hành trang để các bạn sinh viên vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Sinh viên nên học cách thích ứng linh hoạt, để biết cuộc sống có lúc này lúc kia”.
Bàn về kề hoạch cho các bạn sinh viên sau khi hết học quốc phòng, thầy Hoàng Văn Cường (Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân) cho biết: “Những bạn đang là F0, các bạn có mong muốn được trở về với gia đình thì gia đình sẽ tự đăng ký đến đón.
Những bạn mong muốn cùng về Hà Nội thì nhà trường sẽ bố trí xe riêng đón các em. Đến Hà Nội, bạn nào muốn tiếp tục cách ly tại trường thì ở trường cũng đang có bố trí khu vực riêng cho F0.
Những bạn F0 đang cách ly, muốn học các môn nghiệp vụ thì hiện nay, nhà trường đang vừa kết hợp học trực tuyến lẫn trực tiếp. Những sinh viên F0 nhà trường cũng sẽ hỗ trợ mỗi em 1 triệu đồng”.
Ảnh: Cổng thông tin NEU, NVCC
Lần đầu nghỉ việc của 2k3 làm 4 việc cùng lúc: Nếu đã tưng bừng khai trương thì hãy chân thành đóng cửa!
"Dù đi làm hay không thì nó vẫn là lựa chọn và quyết định của mình, không phụ thuộc vào cảm giác tội lỗi hay day dứt với bất kỳ ai".
"Cả gan" vừa đi học vừa làm 4 công việc
Minh Hiếu (SN 2003) - một sinh viên năm nhất bước đầu chập chững có được những công việc đầu tiên đúng chuyên ngành mà mình mong muốn - Marketing Executive, Content Writer, hoặc một Copywriter trong lĩnh vực Marketing.
Hiếu chia sẻ do đang theo học tại Đại học Fulbright Việt Nam với đặc thù là trong 1-2 năm đầu chưa bắt buộc phải chọn chuyên ngành (để có thời gian khám phá thế mạnh bản thân), nên việc có được một công việc ngay khi còn là tân binh trong làng đại học chính là cơ hội đầy bất ngờ, đáng trân trọng đối với Hiếu.
"Cơ duyên đến với mình khi mình nhận được vị trí Marketing Executive tại một agency về tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực trẻ Việt Nam. Sau đó mình còn làm song song ở vị trí trợ lý cho một marketer và nhận các job freelance của khách hàng. Cuối cùng thì trong thời gian làm ở Agency, mình có một vài bài viết trên mạng xã hội được chú ý đến, thế là mình bén duyên luôn với con đường viết lách. Và tất nhiên, mình đã có một nguồn thu nhập riêng đủ để trang trải cuộc sống của mình trong giai đoạn này.
4 công việc một lúc! Khoan đừng thắc mắc làm sao mình có thể quản lý thời gian và cân bằng với việc học, vì câu trả lời ở ngay đây luôn nè: Mình đã quyết định... TẠM DỪNG VIỆC ĐI LÀM!", Hiếu nói.
Hiếu thừa nhận môi trường làm việc của mình rất thân thiện, đãi ngộ cho nhân viên cũng tốt, đồng thời còn cảm nhận được sự quan tâm từ sếp dành cho cấp dưới. Chưa kể, cơ hội học tập tại đây là cực kì đáng quý và có giá trị cho một đứa sinh viên năm nhất như cậu. Bởi vì thế, phải nói-lời-chia-tay với "người yêu mình" khiến mình cảm thấy... TỘI LỖI. Thế nhưng khi Hiếu trình bày tất cả với sếp thì lại nhận được sự cảm thông và sẵn sàng hỗ trợ từ công ty. Tại sao vậy?
Nghỉ việc không xấu, chỉ là tại sao bạn nghỉ và bạn chọn cách ra đi thế nào.
Chia tay một ai đó đau nhất là khi không biết lý do, nghỉ việc cũng thế
Thật ra trong khoảng thời gian đó, Hiếu phải học thêm môn tại trường và cũng vì ở học kỳ trước, cậu đã phần nào giảm đi mức-độ-ưu-tiên đối với việc học dù trong đó vẫn có môn mình cực kì thích.
"MỤC TIÊU CỦA MÌNH LÀ GÌ? Mình thích đi làm, nhưng mình cũng thích học,... Suy cho cùng thì 'công-việc-full-time' của mình tại Đại học vẫn là học, trải nghiệm, và khám phá bản thân. Có lẽ, việc đi song song thêm một con đường khiến mình bớt đi phần nào mục tiêu và nhiệt huyết đó. Và gần như thu hẹp lại thời gian của bản thân, dù đi làm vẫn là đi họ, nhưng đối với khối lượng học tại trường mình thì thời gian còn lại là không đủ.
Và thế là mình đã quyết định sẽ tạm ngưng lại để tập trung hơn vào việc học tại trường của mình. Mình đã dành 2 tuần để nghĩ về quyết định tạm dừng một vài công việc", Hiếu kể.
Thật ra khi chia tay một ai đó, họ chỉ đau nhất khi không được biết lý do thôi, cái dày vò họ chính là những câu hỏi, sự mập mờ và thiếu rõ ràng. Nghỉ việc cũng thế. Và Hiếu đã chọn cách trình bày chân thành lý do của bản thân với sếp trước. May quá, cậu nhận được sự cảm thông từ sếp ngay từ khi vừa trình bày, và thế là Hiếu đã phần nào giảm bớt áp lực về việc nghỉ việc của mình.
Để có thể rời đi, Hiếu đã dành thời gian để hoàn thành các kế hoạch cho thời gian sắp tới, sắp xếp lại các tài nguyên có sẵn,... để sẵn sàng bàn giao lại cho những bạn vào sau. Và tất nhiên cậu cũng đã báo trước một tháng, bây giờ đang là tháng đi làm cuối cùng của Hiếu.
Đấy, ra đi không khó, nhưng đừng ra đi mà bỏ quên "trách-nhiệm" của bản thân ở phía sau. Nếu đã tưng-bừng-khai-trương thì hãy chân-thành-đóng-cửa!
"Ngày mình vào đây mọi người chào đón, bản thân vui mừng thì ngày mình đi cũng đừng vội vàng rời đi mà hãy hoàn thành những gì cần làm và nói cảm ơn với những người quan trọng nhất", cậu bạn Gen Z nhắn nhủ.
Đi làm hay nghỉ việc là lựa chọn, không phụ thuộc vào cảm giác tội lỗi hay day dứt với bất kỳ ai
Với trải nghiệm ở năm nhất thật sự đặc biệt, Hiếu đã đúc kết được:
- Mình vẫn cảm thấy nếu Gen Z có cơ hội được đi thực tập, đi làm,... thì đó là một cơ hội rất đáng trân trọng và nên tận dụng. Thế nhưng, tùy vào thước đo giá trị của mỗi người ở từng thời điểm thì điều đó sẽ xê dịch ít nhiều chứ không có một khuôn mẫu chung nào rằng bạn-phải-đi-làm để áp đặt cho bất kỳ ai.
- Mình vẫn chân thành quý mến tất cả những gì thuộc về công việc đầu tiên của mình, và nếu có cơ hội, mình sẵn sàng gặp lại tất cả mọi người, sẵn sàng trở lại, chỉ là ở hiện tại, mình có nhiều dự định và mục tiêu cần được hoàn thành hơn.
- Chúng ta là một thế hệ ý thức rõ ràng về tương lai, khởi tạo xu hướng và sẵn sàng thử thách bản thân, thế nên dù đi làm hay không đi làm thì nó vẫn phụ thuộc vào cách ta chọn và quyết định, chứ không phụ thuộc vào cảm giác tội lỗi hay day dứt với bất kỳ ai. Và ở một thời điểm nào đó, nếu cảm thấy bản thân nên chọn lại, hãy nghĩ về lý do một cách rõ ràng và chọn cho mình một cách rời đi đầy tử tế.
"DU HỌC đi, tiền ít cũng không sao, qua đó tha hồ mà LÀM THÊM" và chia sẻ THẬT từ 1 du học sinh: Đời có "màu hồng" như tưởng tượng? Một ngày của 1 du học sinh vừa học vừa làm, tự trả học phí và sinh hoạt phí khổ đến mức nào? Có đáng không? "Các tấm chiếu mới" thường có câu này "em muốn đi châu Âu", "budget nhà em khoảng 200 - 300 triệu", "em không ngại đi làm thêm để...". Rất nhiều trung tâm du học cũng quảng cáo...