Suýt vỡ tử cung vì tự phá thai bằng thuốc
Dù hiệu quả lên tới 96-98%, nhưng phá thai nội khoa (hay còn gọi là phá thai bằng thuốc) vẫn có những xác suất thất bại, tỷ lệ biến chứng không nhỏ, thậm chí tử vong nếu chị em phụ nữ dùng sai chỉ định và không được cấp cứu kịp thời.
Cấp cứu tới 4 lít máu vì phá thai bằng thuốc
TS.BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Không thiếu những trường hợp tới bệnh viện trong tình trạng ngất xỉu, mặt tái nhợt, băng huyết khiến mất máu nhiều, tính mạng bị đe dọa do phá thai bằng thuốc.
Que thử thai hiện hai vạch hồng hồng, Nguyễn Thị T.H (20 tuổi, sinh viên đại học năm thứ 2 tại Hà Nội) tá hỏa, đứng ngồi không yên. T.H liền lên một diễn đàn “cầu cứu” về phương pháp phá thai bằng thuốc. Chị chia sẻ luôn lý do là ngại đến bệnh viện sợ gặp người quen “nhỡ đến tai cha mẹ thì chỉ có nước chết”, tới phòng khám ngoài thì sợ nguy hiểm.
Câu hỏi nhanh chóng được nhiều người góp ý. Cùng với “thầy thuốc Google” hướng dẫn “đường đi nước bước”, ngay lập tức, T.H đã đi mua một loại thuốc chị cho là “thần dược” bởi Google nói rõ: Sản phẩm này sẽ làm thai nhi ngừng phát triển. Nữ sinh này còn mua thêm một loại thuốc phá thai nữa để “cho chắc”(!?). Sau khi uống 30 phút như hướng dẫn, T.H bắt đầu thấy mệt mỏi, đau bụng, ra máu nhiều.
Dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ.
“Em cho rằng đó là triệu chứng bình thường sau uống thuốc nên cứ để vậy. Nhưng đến ngày hôm sau, máu cứ xối xả tuôn ra mà vẫn chưa thấy “tiếng ục” khi thai được đưa ra ngoài theo đường máu như hướng dẫn trên mạng”, T.H kể lại với bác sĩ sau khi tỉnh lại trong Khoa KHHGĐ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
“T.H bị chứng rối loạn đông máu. Máu chảy sau khi T.H uống hai viên thuốc thường dùng trong phá thai bằng thuốc nhưng do không cầm được nên bị mất máu rất nhiều, dẫn đến bị băng huyết, ngất xỉu. Chúng tôi đã phải truyền tới 4 lít máu để cấp cứu cho bệnh nhân”, chị Trần Thị Lan – Khoa KHHGĐ cho biết.
“Ngoài bị rối loạn đông máu, bệnh nhân T.H còn bị tử cung gập khiến thai nhi dù còn rất bé cũng không thể cho ra ngoài. Điều này bản thân bệnh nhân không thể tự biết được nên cứ sử dụng thuốc”, BS Nguyễn Duy Ánh – người trực tiếp cấp cứu điều trị cho bệnh nhân nói. Các bác sĩ đã phải dùng thủ thuật hút thai để đảm bảo chấm dứt thai nghén, giữ an toàn cho bệnh nhân.
Thuốc dùng cho từng người chứ không phải đại trà
Video đang HOT
Tử cung gập, rối loạn đông máu như trường hợp của bệnh nhân T.H là hai trong số những chống chỉ định trong phá thai bằng thuốc. Ngoài ra, theo BS Ánh, các trường hợp có tiền sử băng huyết, vết mổ cũ, thiếu máu, có vấn đề tim mạch, thận, hen… cũng không được áp dụng biện pháp này.
BS Nguyễn Duy Ánh cho biết, ông còn gặp trường hợp một số phụ nữ sau khi tự ý uống thuốc, bào thai chết nhưng vẫn nằm trong tử cung, họ không hay biết mà cứ cho rằng vậy là phá thai xong rồi. “Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, dẫn đến băng huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Có trường hợp băng huyết, suýt vỡ tử cung, có trường hợp phải cắt cả tử cung và đương nhiên là mất luôn khả năng làm mẹ…”, BS Ánh cho hay.
“Thông tin trên mạng chỉ hướng dẫn cách sử dụng thuốc. Trong khi thuốc là cho người bệnh, chứ không phải thuốc cho bệnh đó. Chỉ cần người bệnh có đặc điểm bất thường thì không thể sử dụng thuốc được”, BS Ánh nói.
Thêm nữa, phá thai nội khoa chỉ được áp dụng khi phá thai sớm, thai đã nằm trong tử cung. “Thai phụ không thể tự biết thai đã vào tử cung hay chưa, nếu tự ý mua thuốc phá thai về uống theo hướng dẫn trên mạng thì nguy cơ cao nhất là tử vong không phải hiếm gặp “, BS Nguyễn Thị Hồng Minh – Giám đốc Trung tâm KHHGĐ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) khuyến cáo.
Theo các chuyên gia về KHHGĐ, ngoài băng huyết, thai phụ sau đó có thể sót thai hoặc sót rau; một số ca gây chảy máu nhiều và kéo dài, đau bụng nhiều trong quá trình sảy thai hoặc có thể bị tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, ớn lạnh, sốt… Bệnh nhân uống thuốc không đúng cách, rau thai ra không hết, gây nhiễm trùng nặng…
Do đó, không phải “cứ uống là… xong” mà bệnh nhân cần cẩn trọng theo dõi diễn tiến quá trình ra máu, có bất kỳ dấu hiệu nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn, chỉ định.
Ngoài ra, theo các chuyên gia sản khoa, dù không can thiệp dao kéo nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục khá cao bởi quá trình phá thai bằng thuốc, bệnh nhân ra máu lâu hơn, đây là môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong. “Nhất thiết phải thận trọng, tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ sản khoa. Tâm lý e ngại đến phòng khám sợ đông người, cần kín đáo không quan trọng bằng chính tính mạng của mình…”, BS Minh cảnh báo.
Hiểu đúng về phá thai bằng thuốc
Phương pháp phá thai bằng thuốc chỉ an toàn khi người cung cấp dịch vụ là các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện phương pháp phá thai này.
* Bệnh nhân phải làm gì khi thực hiện phương pháp này?
- Thay băng vệ sinh thường xuyên như trong kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu.
- Có thể tắm bình thường; không cần ăn kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.
* Nếu phương pháp này thất bại?
- Thai nhi có thể bị khuyết tật nếu bào thai tiếp tục phát triển. Do đó, khi đã dùng loại thuốc này bạn không thể giữ được thai nữa.
- Nếu phá thai bằng thuốc thất bại, cần tiến hành hút thai.
* Khi nào bệnh nhân nên quay lại cơ sở y tế?
- Đau bụng liên tục sau giai đoạn ra máu ban đầu.
- Ra máu âm đạo quá nhiều (mỗi giờ thấm hết 2 băng vệ sinh dày trong 2 giờ liền).
- Sốt 38oC trở lên và kéo dài trên một ngày sau khi uống.
- Không ra máu trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc. (Chú ý: Có thể ra máu kéo dài trong vài tuần nhưng phải giảm dần về lượng).
- Quay lại khám kiểm tra trong vòng 2 tuần để khẳng định đã sảy thai hoàn toàn. Lần tái khám này là vô cùng quan trọng.
* Phải làm gì để tránh có thai ngoài ý muốn?
Phương pháp phá thai bằng thuốc sẽ chấm dứt thai nghén lần này nhưng bạn có thể có thai trong vòng 2 tuần sau đó nếu có quan hệ tình dục và không dùng biện pháp tránh thai. Vì vậy, bạn cần sử dụng một biện pháp tránh thai hiện đại để tránh có thai ngoài ý muốn.
Theo VNE
U xơ tử cung nên mổ hay điều trị bằng thuốc
Tôi 46 tuổi, tháng 10 năm ngoái kinh nguyệt kéo dài, đi khám Bệnh viện Từ Dũ kết luận bị u xơ tử cung 5 mm. Bác sĩ cho uống thuốc 1 tháng, cứ 3 tháng tái khám một lần. Sai 3 lần tái khám, kết quả siêu u phát triển 7 mm.
Bác sĩ hội chẩn cho mổ nội soi. Tôi hoang mang không hiểu mổ nội soi có ảnh hưởng gì đến bộ phận khác không. Bệnh của tôi có nhất quyết phải mổ hay chỉ cần điều trị bằng thuốc là được. (Thủy)
Ảnh: arabian
Trả lời:
Chào chị Thủy,
Kích thước u xơ tử cung của chị có lẽ là 70 mm (hay 7 cm) mới có chỉ định mổ chứ nếu kích thước 7 mm thì rất nhỏ và không cần thiết phải phẫu thuật chị ạ. Nếu mổ nội soi do u xơ tử cung ở phụ nữ lớn tuổi đủ con thì sẽ cắt toàn phần tử cung chừa hai phần phụ. Cuộc mổ này chỉ can thiệp trên tử cung mà thôi, không can thiệp đến các cơ quan khác. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc phẫu thuật nội soi trong ổ bụng bao giờ cũng có những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, niệu quản.
Điều trị bằng thuốc đối với u xơ tử cung không thể nào hết được, chỉ có thể không gia tăng kích thước mà thôi. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc nhằm giảm các triệu chứng như rong kinh hoặc đau bụng kinh. Khi mãn kinh, kích thước u xơ sẽ giảm đáng kể. Không rõ u xơ của chị nằm vị trí nào trên tử cung, có gây đau bụng kinh hay rong kinh lập lại nhiều chu kỳ hay không. Nếu u xơ tử cung lớn, có những biến chứng như gây chèn ép bàng quang, trực tràng, thường gây rong kinh hoặc đau bụng kinh thì cần phải phẫu thuật.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà _ Phó Trưởng Khoa Sản A - BV Từ Dũ TP HCM
Theo VNE
Lo bệnh sau khi cắt tử cung Sau khi cắt tử cung được 2 năm thì tôi lại thấy đau hai bên vùng gần háng. Xin hỏi tôi có bệnh gì không? Tôi nên đến đâu để kiểm tra sức khỏe của mình? (Nguyễn Thị Kim) Ảnh minh họa: Redbootywoman.blogspot.com. Trả lời: Chào bạn, Phẫu thuật cắt bỏ tử cung là hoạt động y khoa bắt buộc đối với những...