Suýt tâm thần vì chồng nghiện ‘yêu’
Hai vợ chồng tôi được bố mẹ tôi cho một ngôi nhà giữa thành phố, cả chồng và tôi đều thu nhập cao, cuộc sống lẽ ra sẽ rất sung túc, rủng rỉnh và hạnh phúc nếu anh không nghiện game, nghiện sex và vũ phu đến vậy.
29 tuổi, tôi vẫn ung dung, vẫn tung tăng cùng bạn bè trong những chuyến chơi dài mà chẳng hề bận tâm đến những lời khuyên nhủ, động viên, mắng mỏ, thậm chí cả đe dọa từ bố mẹ, cô chú và bạn bè xung quanh. Tôi vẫn muốn kéo thời thêm thời gian ăn chơi đến hết tuổi “băm” rồi sau tính tiếp.
Mẹ tôi thường bảo: “Đến tuổi này rồi mà không lấy chồng thì dễ phát điên, dễ tâm thần lắm con ạ”, dù tôi thấy tôi sáng suốt hơn rất nhiều những đứa bạn quanh tôi. Chúng yêu vội vàng rồi cũng lấy hấp tấp, kết quả thì sao, liên tục sinh con như cái máy đẻ, chồng lại không tâm lý, vũ phu. Hết đứa này đến đứa khác thi nhau gọi điện tâm sự, kể khổ với tôi. Tôi thấy mấy đứa bạn mới là người bị phát điên, tâm thần vì chồng chứ không phải là kẻ “độc thân vui vẻ” là tôi như mẹ dọa nạt.
Nhưng nhiều lần nói nhẹ nhàng không nghe, mẹ tôi mếu máo nói nếu tôi không chịu lấy chồng, sinh cho bà đứa cháu ngoại để bà ẵm bồng thì bà chết cho tôi xem. Xem thái độ có vẻ mẹ không đùa, tôi sợ quá, ngoan ngoãn theo mẹ đến xem mặt hết người này đến người khác.
Khổ nỗi, đám đàn ông, con trai mà mẹ tôi dẫn tôi đến gặp mặt toàn những người không hợp “gu” của tôi. Người thì tính tình thoáng đãng, dễ chịu nhưng ngoại hình lại quá tệ, người thì cao ráo, đẹp trai nhưng lại nói như “máy khâu”, để ý vụn vặt.
Lần nào tôi cũng lắc đầu không đồng ý khiến mẹ phát cáu. Quá bực mình, mẹ tôi không mất công “kén rể” cho tôi nữa mà ra “y lệnh” buộc tôi phải tìm được chồng trong năm nay, nếu không tìm được, tôi phải ra khỏi nhà và được mẹ tôi soạn thành văn bản, ký tá đóng dấu hẳn hoi.
Đã 29 tuổi đầu nhưng thú thực tôi chẳng bao giờ động đến bếp núc, cơm nước, giặt giũ nên nghĩ đến cảnh bị đuổi ra khỏi nhà, sống cuộc sống tự lập tôi thấy “rùng mình” khiếp sợ. Vậy là có bao nhiêu bạn bè, tôi đều nhờ chúng nó giới thiệu, mai mối để những mong tìm được một tấm chồng vừa ý.
Cuối cùng, tôi cũng tìm được người mình mong muốn. Anh hơn tôi bốn tuổi – bạn của ông anh họ, là kỹ sư xây dựng có ngoại hình cao ráo sáng sủa, lại tâm lý, dí dỏm, hài hước – đúng các tiêu chuẩn tôi đặt ra.
Tôi và anh hẹn hò được khoảng nửa năm thì quyết định đi đến kết hôn. Đám cưới diễn ra trong niềm hân hoan, hạnh phúc vô bờ bến của hai bên gia đình, đặc biệt là mẹ tôi. Vậy là từ giây phút đó, mẹ không lo con gái mẹ phát bệnh “tâm thần” vì ế nữa.
Nhưng cuộc sống hôn nhân không đẹp như tôi tưởng tượng. Hai vợ chồng tôi được bố mẹ tôi cho một ngôi nhà giữa thành phố, cả chồng và tôi đều thu nhập cao, cuộc sống lẽ ra sẽ rất sung túc, rủng rỉnh và hạnh phúc nếu anh không nghiện game, nghiện sex và vũ phu đến vậy.
Ngoài giờ làm việc ở công ty, vừa về đến nhà là chồng tôi lập tức “ôm” máy tính, ôm điện thoại. Cả tối dán mắt vào màn hình mặc tôi đầu tắt mặt tối với bếp núc, nhà cửa.
Ban ngày làm việc mệt mỏi, chiều về lại lao đầu vào nấu ăn, dọn dẹp khiến tôi mệt lả người vậy mà tối nào anh cũng “đòi hỏi”, bắt tôi phục vụ tới bến với những tư thế lạ hoắc khiếp đảm mà anh “sưu tập” được. Anh ta không bao giờ để ý đến cảm giác của tôi mà “ngấu nghiến” như để thỏa mãn cơn nghiện của anh ta vậy. Mặc cho tôi nài nỉ, van xin, anh ta vẫn không dừng lại thói quen dựng vợ dậy giữa đêm để tra tấn về thể xác.
Đến khi tôi mang bầu, những tưởng anh ta sẽ vì con mà thay đổi nhưng không, mọi việc vẫn diễn ra như thời gian đầu, thậm chí càng ngày anh ta càng trở nên thô bạo, quá đáng hơn.
Video đang HOT
Không những vậy, anh còn ghen tuông độc địa và nghi ngờ vô cớ. Anh ta cứ canh chừng tôi sơ hở là lấy điện thoại của tôi đọc tin nhắn, kiểm tra các cuộc gọi. Thấy có dấu hiệu khả nghi, anh ta mở ngay “cuộc điều tra”. Có khi anh ta hỏi dò bạn bè, người quen xem đối tượng là ai. Có khi anh ta gọi thẳng cho đối tượng, hỏi han lòng vòng. Có khi lại “chơi bài ngửa”, gọi tôi ra hỏi thẳng. Tôi giận quá, cài mật khẩu điện thoại để anh ta khỏi lục lọi, thì anh lại nói xiên nói xỏ theo kiểu: “Chắc có gì giấu diếm nên mới cài mật khẩu”. Rồi laptop, email của tôi cũng chung số phận với cái điện thoại. Hai vợ chồng cả ngày nhìn nhau như “quân thù”.
Tôi cảm thấy quá ngột ngạt và khó chịu với người chồng vừa xấu tính, cộc cằn lại thô bạo như anh. Nhiều lúc tôi nghĩ, mình có thể điên lên bất cứ lúc nào. Tôi mất một khoảng thời gian khủng hoảng và thường xuyên đau đầu trầm trọng.
Cuối cùng, tôi muốn giải thoát bản thân và đã quyết định viết đơn ly hôn. Mẹ tôi đã ngất lên ngất xuống khi nghe tin này, nhưng sau khi nghe tôi nức nở kể về cuộc sống của mình, mẹ dịu xuống ôm tôi và khóc.
Giờ đây, khi kể câu chuyện của mình với mọi người, tôi đang sống một cuộc sống theo đúng nghĩa, được làm những gì mình thích và được ngắm con gái yêu lớn khôn từng ngày.
Tôi nghĩ, quyết định ly hôn của mình là quyết định sáng suốt nhất cho đến thời điểm này. Nếu không ly hôn, có lẽ, giờ này tôi đang dạo chơi trong … bệnh viện tâm thần.
Theo VNE
Mẹ tâm thần, cha tàn phế và ước mơ của 3 đứa trẻ
Người mẹ nhiều năm bị tâm thần phân liệt, trở nên dở người, còn người cha trụ cột cuả gia đình thì tàn phế do tai nạn giao thông. Trong khi ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi học choáng váng, thẫn thờ...
Đó là hoàn cảnh cùng cực của gia đình anh Phùng Tấn Thanh (45 tuổi, ở xóm 1, thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).
Họa vô đơn chí
Cách đây 9 năm, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, sau khi sinh đưa con thứ ba bắt đầu đổ bệnh. Ban đầu chỉ là những hành vi bất bình thường, bỗng dưng nói nhảm, cười, khóc một mình. Đi khám mới biết chị bị tâm thần phân liệt. Thương vợ, anh Thanh chồng chị phải vét hết của cải đưa vợ đến các bệnh viện tâm thần để chữa trị. Tiền thì ít, bệnh thì nặng, anh Thanh đành đưa vợ về nhà chữa trị theo cách dân gian những mong "phước chủ may thầy". Thế nhưng, bệnh tình của vợ cứ một ngày nặng thêm, trong khi 3 đứa con nheo nhóc khiến cho gia đình càng thêm khốn khó. Từ ngày vợ bệnh, món nợ cứ lớn dần nên từ một gia đình không đến nỗi khó khăn thì nay được liệt vào danh sách hộ nghèo.
Anh Thanh trụ cột chính trong gia đình nhưng giờ đã tàn phế sau tai nạn giao thông
Năm 2010, gia đình anh Thanh được xét hỗ trợ tiền xây nhà tình thương. Bà con hàng xóm lấy làm mừng cho gia đình bất hạnh, kẻ ít người nhiều góp thêm để xây ngôi nhà có chỗ che nắng, che mưa. Nhưng ngặt đến nỗi, từ đấy đến nay chủ nhà cũng không đủ tiền để quét vôi màu cho đàng hoàng, đành để trơ lớp xi măng xám.
Hộ nghèo thì được Nhà nước ưu tiên miễn giảm, hỗ trợ nhiều khoản phí, lệ phí, riêng gia đình anh Thanh có thêm khoản trợ cấp hàng tháng 270.000 đồng cho người bị bệnh tâm thần. Thế nhưng chừng ấy cũng không đủ để xoay sở giữa cuộc sống khó khăn nuôi vợ bệnh và 3 con ăn học.
Dù nghèo nhưng quyết không thể để con thiếu cái chữ, thiếu ăn khi mình còn sức lực. Nghĩ vậy, anh Thanh lao vào làm thuê, làm mướn để có tiền trang trải. Cách đây 1 tháng, anh Thanh phải gửi người vợ tâm thần cùng các con cho bà nội và hàng xóm để đi Kon Tum chặt mía thuê. " Những năm trước, làm cật lực đến tết anh cũng kiếm được 15-20 triệu đồng lo cho vợ con. Nhưng bây giờ tôi nằm liệt giường một nơi, ăn uống con cái còn phải lo thì làm sao kiếm tiền lo cho các con ăn học ", anh Thanh nói trong nghẹn ngào.
Tai nạn ập xuống, khi anh Thanh đi xe máy đến ruộng mía thì bị xe tải đụng, đè dập nửa người. Kết quả chụp phim cho thấy bị gãy vỡ mất một đoạn xương chậu. Bác sĩ bệnh viện Quân y 113 Quy Nhơn kết luận: vỡ khung chậu, dập bàng quang, hỗn loạn thần kinh giảm trương, liệt hai chi dưới ... Các bác sĩ ở đây đã khuyên gia đình đưa anh vào Sài Gòn. Gia đình, hàng xóm một lần nữa quyên tiền để đưa anh Thanh đi điều trị. Các bác sĩ ở Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cũng đành chịu vì: chấn thương ở khu vực quá hiểm, không thể phẫu thuật!...
Gian bếp trống trơn, nguội lạnh
Trong khi người chủ xe gây tai nạn lại hững hờ đến vô tình. Từ sau tai nạn, người chủ xe đưa 3 lần tiền, tổng cộng 23 triệu để trả viện phí ở Quy Nhơn, nhưng lần nào cũng không tự nguyện. Mặc dù, gia đình nạn nhân trình bày hoàn cảnh như van xin mà cũng chẳng hề khiếu nại.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó chủ tịch UBND xã An Mỹ cho hay: "Hoàn cảnh anh Thanh quá thương tâm, từ khi anh bị nạn, UBND xã đã chỉ đạo Ban nhân dân thôn, các hội, đoàn thể vận động quyên góp giúp đỡ; xét ưu tiên các khoản hỗ trợ khác nếu có. Mong là có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ với gia đình anh, nhất là tương lai học tập của các cháu".
Tương lai của 3 đứa trẻ
Hôm tôi đến nhà, con gái lớn Phùng Thị Mỹ Tầm (hiện đang học lớp 11D trường THPT Lê Thành Phương, xã An Mỹ, huyện Tuy An), còn em Phùng Văn Tịnh đang học lớp 6 đi cắt cỏ cho bò chưa về. Tiếp chúng tôi, anh Phùng Tấn Dũng em trai của anh Thanh nói: "Từ ngày anh hai bị nạn, tôi một thêm gánh nặng bởi còn phải chăm sóc người cha bị tai biến, vừa phải lo cho 3 cháu con anh Thanh" anh Dũng tâm sự.
Đang trò chuyện bỗng từ nhà dưới vọng ra giọng cười ngặt nghẽo nhưng vô thần hồn. Một người phụ nữ thất thểu bước lên do thấy có đông người nên... "vui". Chị gọi tôi là ông nội, rồi cười ha hả, lúc vui lúc buồn... Đó là chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, vợ của anh Thanh. Bà Nguyễn Thị Sẻ mẹ ruột của anh Thanh, thở dài bất lực: "Gia đình tui liên tục gặp nạn đến bế tắc. Chồng bị tai biến đã mấy năm nay, con dâu thì bị tâm thần, con trai lớn thì tàn phế. Hôm rồi ra bệnh viện nuôi con, tui lên cơn đau ruột thừa phải mổ. Đúng là họa vô đơn chí...".
Em Phùng Thị Mỹ Tầm đang học lớp 11 nhưng phải lo toan mọi công việc gia đình
Bà Phạm Thị Hiệp (73 tuổi), một người hàng xóm tốt bụng, hàng ngày vẫn mang đồ ăn thức uống, vận động chị em ở chợ quyên góp rồi mang đến cho anh Thanh. Bà Hiệp nói: "Thiệt khổ cùng đường. Ngày cha nó (anh Thanh) bị nạn, mấy đứa nhỏ thất thần. Để có tiền chữa chạy, đứa con gái lớn dắt hai đứa em đi xin cùng làng, khắp chợ được 7 triệu đồng, bà con tự góp thêm được 4 triệu nữa để đưa cha nó đi Sài Gòn".
Dù đang ở độ tuổi mới lớn, nhưng từ lâu em Tầm đã phải thay mẹ chăm em, nuôi mẹ bị bệnh. Từ ngày cha bị tai nạn, không có tiền và thời gian lo cho cha mẹ cùng hai đứa em, Tầm đôi lúc phải nghỉ học. Thương tình, cô bác lối xóm người cho cân gạo người cho mớ cá, ít thịt, nấu cho cả nhà ăn qua bữa. Em Tầm nghẹn ngào: "Những ngày hết tiền, đứt bữa, con đến xin nhờ bà con hàng xóm hoặc đạp xe đến chùa Thiên Long gần đó để xin gạo về nấu cơm, xin bó rau muống luộc cho ba, mẹ và hai em, còn con ăn thứ gì cũng được. Con mong có điều thần kỳ như trong truyện cổ tích để ba con khỏe lại, chúng con được tiếp tục đến trường".
Cô Trần Thị Trúc Muội, giáo viên chủ nhiệm lớp 11D cho biết: "Em Tầm là học sinh hiền ngoan, chăm chỉ nhưng do gia đình quá khó khăn, không biết rồi đây tương lai của các sẽ ra sao. Các thầy cô giáo trong trường, bạn học cũng đã quyên góp được một số tiền giúp đỡ gia đình em Tầm. Tuy nhiên, đó chỉ là tạm thời".
Hai anh em Phùng Văn Tịnh (lớp 6) và Phùng Văn Toán (lớp 4) năm nào cũng lãnh giấy khen và chỉ có ước muốn đơn sơ: "Mong là cha đi lại được, mẹ không còn bệnh, chúng cháu được đến trường và có tiền mua bộ đồ mới đi chơi tết...".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1292: Anh Phùng Tấn Thanh, ở xóm 1 thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. ĐT: 01644.667.814 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
N.Sơn - D.Công
Theo Dantri
Hoang tưởng Một thanh niên đến bệnh viện tâm thần: "Thưa bác sĩ, tôi nghĩ tôi là Del Piero". Ảnh minh họa - Chà, căn bệnh hoang tưởng rất khó chữa. Tôi có thể trị được, nhưng khá tốn kém đấy! - Có sao đâu, Juventus vừa dành cho tôi một hợp đồng trị giá 5 triệu USD/năm. - !!!!! Theo Datviet