Suýt mất mạng vì bị sỏi thận sau 1 năm tự uống thuốc nam tại nhà
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân suy thận cấp, vô niệu do sỏi niệu quản 2 bên.
Bệnh nhân T.V.M, 47 tuổi, trú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có tiền sử sỏi thận, đã phát hiện cách đây khoảng 1 năm nhưng không nhập viện điều trị, mà ở nhà tự uống thuốc nam ( thảo dược không rõ nguồn gốc).
Trước khi nhập viện khoảng 2 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau mỏi nhiều vùng thắt lưng 2 bên, mệt mỏi, nôn nhiều, không đi tiểu được
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh nhân được nhanh chóng thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán suy thận cấp vô niệu do sỏi niệu quản 2 bên.
BSCKI Ma Đình Đức – Phó trưởng khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang thăm khám cho bệnh nhân M. sau phẫu thuật.
Video đang HOT
Các bác sĩ khoa Ngoại Thận – Tiết niệu đã hội chẩn liên chuyên khoa với Khoa Nội Thận khớp và khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức chỉ định lọc máu cấp cứu cho bệnh nhân. Sau đó tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê tủy sống, bác sĩ đã dùng ống soi niệu quản, đưa qua lỗ tiểu lên niệu quản, sau đó dùng laser để tán vỡ hoàn toàn sỏi niệu quản 2 bên với kích thước lần lượt là 1cm và 1,5cm. Sau đó các mảnh sỏi được hút ra ngoài và đặt JJ bể thận niệu quản 2 bên thành công.
Hiện tại, sau mổ ngày thứ 3, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục tốt, các chỉ số chức năng thận và kali máu trở về bình thường, tiếp tục được điều trị tại khoa Ngoại Thận – Tiết niệu của Bệnh viện.
Bác sĩ Chuyên khoa I Ma Đình Đức – Phó trưởng khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Sỏi niệu quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Trong đó sỏi niệu quản 2 bên gây suy thận cấp, vô niệu là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi niệu quản, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân, cần đi khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng/ lần, đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử sỏi niệu quản, sỏi thận… không nên tự ý sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc.
Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng (như suy thận, thận mất chức năng phải cắt thận, chạy thận nhân tạo…) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tốn kém nhiều chi phí điều trị.
Người đàn ông bất ngờ bị suy thận cấp khi đang tham gia giải chạy
Anh H. thường xuyên luyện tập và gần đây đăng ký tham gia giải chạy phong trào. Trong cuộc đua đó, anh đã phải đi cấp cứu vì suy thận cấp, mất nước, cần lọc máu.
Ngày 19/10, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E (Hà Nội), cho biết các bác sĩ vừa cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang chạy bộ.
Bệnh nhân N.M.H (37 tuổi, trú tại Hà Nội) nhập viện cấp cứu khi đang tham gia giải chạy bộ phong trào. Đang chạy, bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy sau đó chuyển tới Bệnh viện E.
Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.
Bác sĩ Phong chỉ ra sai lầm của nhiều người mắc trong chạy bộ. Ảnh: Thạch Thảo.
Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc máu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu.
Bệnh nhân H. có tiền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy. Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Phong, mỗi năm khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp. Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người. Bác sĩ Phong cảnh báo chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đặt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.
Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, người dân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp.
Liên tiếp nhiều người nhập viện, phải lọc máu vì lời đồn 'uống cỏ mực chữa bệnh' Nghe lời mách bảo uống cỏ mực để chữa bệnh, nhiều người phải nhập viện tại TP.HCM do suy thận cấp. Thậm chí, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ lọc máu định kỳ suốt đời. Ngày 18/10, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cho biết cơ sở này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân suy thận cấp, phải lọc máu sau một...