Suýt mất mạng vì ăn dưa muối sai cách, chuyên gia chỉ rõ sai lầm khi chế biến là nguyên nhân gây trọng bệnh
Tự tay muối dưa để ăn nhưng vì làm không đúng cách, một phụ nữ người Trung Quốc suýt phải trả giá bằng tính mạng
Vừa qua, một nữ bệnh nhân (người Trung Quốc) đã may mắn được các bác sĩ cứu sống khỏi cơn nguy kịch sau khi ăn dưa muối chua do chính tay bà làm.
Dưa có dấu hiệu dập úng hoặc bị khú thì tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, tay chân tím tái. Sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ tại bệnh viện nhận thấy mức methemoglobin của bà Lưu cao hơn 35% so với tiêu chuẩn. Bác sĩ chẩn đoán ban đầu là là ngộ độc nitrit, ngay lập tức cho bệnh nhân đi rửa dạ dày, sử dụng thuốc đặc trị để điều trị.
Khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra ngộ độc nitrit là do bà Lưu thường xuyên ăn thực phẩm ngâm chua, tự muối ngay tại nhà. Một số loại rau củ đã hư hỏng nhưng bà Lưu không vứt bỏ mà vẫn đem đi ngâm. Cách bảo quản không đúng cũng là một phần gây ra việc ngộ độc.
Nguy cơ bị ngộ độc Nitrit từ thực phẩm
Nitrit là chất có độc tính cao, người lớn có thể gây ngộ độc nếu ăn phải 0,2 – 0,5 gam, 3 gam có thể gây tử vong. Nitrit có thể oxy hóa thành methemoglobin, làm mất đi khả năng vận chuyển oxy, gây ra tình trạng thiếu oxy ở các mô cơ thể.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nguy cơ ngộ độc nitrit là do nguồn thức ăn không đảm bảo với những nguyên nhân sau:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
- Thời tiết mùa hè nắng nóng, rau củ và trái cây dễ hư hỏng, nhiễm vi khuẩn và nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit, đây là chất độc nguy hiểm, có thể gây ung thư.
- Đối với loại rau thường dùng để muối dưa, khi chưa muối thì hàm lượng này tương đối thấp, nhưng khi đem muối trong vài ngày đầu thì hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat thành nitrit. Chất này sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa có vị chua và màu vàng đẹp. Nhưng nếu để dưa bị khú (dưa để quá lâu) thì hàm lượng này lại tăng cao.
- Bên cạnh đó, một số loại quả, rau xanh… được bón nhiều phân hóa học hoặc trồng ở các nguồn đất, nước bị ô nhiềm thường chứa nhiều nitrit. Các loại rau này khi nấu chín và để trong một thời gian dài, dưới tác dụng của vi khuẩn, nitrit trong rau vẫn giữ nguyên nên gây ra ngộ độc nếu ăn nhiều.
- Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, nem chua, xúc xích, thịt hun khói, thịt và cá đông lạnh… là những nhóm nguy cơ cao dễ gây ngộ độc nitrit, nitrat. Vì vậy những ai đang xem những món trên là khoái khẩu nên sử dụng một cách hợp lý để hạn chế những rủi ro đáng tiếc.
Rau rất tốt cho sức khỏe nhưng riêng 3 loại này thì không: Ăn nhiều chẳng những gây hại mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư đáng sợ
Biết là rau củ tốt đến thế nhưng thực tế không phải loại nào cũng đem lại lợi ích, thậm chí có loại còn khiến bạn rước thêm bệnh vào người, đặc biệt là ung thư nguy hiểm.
Bữa cơm dù đạm bạc, không thịt cá thì rau củ vẫn là món nhất định phải có. Thật đúng như vậy vì nhiều nghiên cứu đã khẳng định, mỗi ngày mọi người cần phải tiêu thụ khoảng 300 - 500gr rau củ để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
1. Rau đã hư thối, mốc meo
Bất kể thực phẩm nào bị mốc thối đều ẩn chứa nhiều vấn đề nguy hiểm, kể cả rau củ. Dù loại rau đó vốn bổ dưỡng thế nào khi còn tươi nhưng một khi đã hỏng, nó sẽ là môi trường cho vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Từ đó sẽ sản sinh ra độc tố và làm bạn mắc bệnh nếu ăn phải.
Rau củ chỉ nên mua vừa phải để ăn nhanh hết, tránh để tủ lạnh quá lâu sẽ sinh hư thối.
Một số loại thực phẩm khi bị ôi thiu sẽ tạo ra aflatoxin - một loại độc tố được WHO cảnh báo là chất gây ung thư hàng đầu, thậm chí là độc hơn asen 68 lần. Nguy hiểm hơn, chúng không thể bị tiêu diệt bằng cách hâm lại hoặc nấu sôi. Thế nên nếu rau nhà bạn đã lỡ mốc meo rồi thì đừng tiếc của nữa, hãy vứt ngay để tránh những sự cố xấu nhất.
2. Các loại rau ngâm hoặc muối chua
Đây ắt là món mà nhiều gia đình cực kỳ yêu thích, bữa cơm nào cũng phải có một đĩa nhỏ mới ngon miệng. Tuy nhiên, các loại rau dưa muối này đều chứa quá nhiều muối và nitrite, ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp hoặc ung thư dạ dày.
Dưa muối tốt thì tốt thật nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải, ăn quá nhiều sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi.
Ngoài ra, trong quá trình ngâm thì các loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu thêm khoảng 15% muối thì nitrat trong rau có thể bị biến đổi thành nitrite bởi vi sinh vật. Cứ mỗi một giờ muối, hàm lượng nitrite sẽ tăng mạnh và có thể đạt quá mức chỉ sau 2 tuần.
3. Rau củ được nấu ở nhiệt độ cao
Rau củ thường chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng lại rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi bị nấu dưới nhiệt độ cao như chiên hay xào, phần lớn các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi và sản sinh ra một số độc tố có hại khác.
Tuy rau củ xào hay chiên rất ngon nhưng bạn nên thay đổi lại phương pháp chế biến để tốt cho cơ thể. Hãy đổi sang nấu ở nhiệt độ thấp như hấp, hầm hoặc luộc để vừa giữ nguyên hương vị và những chất dinh dưỡng vốn có trong rau.
Một số lưu ý khi chế biến và ăn rau củ để vừa ngon lại giữ được dinh dưỡng
- Không tích trữ trong tủ lạnh quá lâu vì dễ làm hao hụt dưỡng chất.
- Hãy rửa rau rồi mới cắt, gọt vỏ vì nếu làm ngược lại thì 80% vitamin sẽ bị trôi theo dòng nước.
- Nếu muốn xào rau thì hãy vặn nhỏ lửa, tránh để các loại vitamin C hay B1 hòa tan và bay hơi hết.
- Không nấu rau quá lâu, chỉ cần vừa chín mềm là được rồi. Đặc biệt là khi luộc rau, chị em hãy chờ nước sôi rồi mới cho rau vào.
- Hãy ăn ngay sau khi chế biến chứ không nên để thừa vì dễ sản sinh ra nhiều độc chất.
Nguyên tắc "7 món ăn và 5 thói quen" giúp người Nhật kéo dài tuổi thọ Tuổi thọ của người Nhật từ lâu luôn được mọi người trên thế giới ngưỡng mộ. Ít ai biết được, họ có một chế độ ăn uống vô vùng khắt khe, giúp sức khỏe dồi dào, ít bệnh vặt, từ đó giúp tuổi thọ được kéo dài hơn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình...