Suýt chết vì… mẹ chồng
Vì không chịu được sự cay nghiệt của mẹ chồng, Thúy đã tìm đến cái chết. May mắn, cô được chồng kịp thời phát hiện và cứu khỏi lưỡi hái của tử thần.
Với nhiều người, Thúy có một cuộc sống đáng mơ ước, cô như cô bé lọ lem được gả vào nhà giàu. Nhưng không ai biết được rằng, để có được hạnh phúc bên chồng, bên con ngày hôm nay, cô đã từng tìm đến cái chết.
Ngày về ra mắt gia đình Nam, Thúy đã bị bà Liên – mẹ Nam kịch liệt phản đối vì cô chỉ là một công nhân quèn, lương ba cọc, ba đồng trong khi Nam là chủ một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng. Không thuyết phục được con trai, bà hẹn gặp riêng Thúy rồi mỉa mai: “Cô đã không xứng với con tôi thì ít nhất gia đình cô cũng phải xứng với gia đình tôi chứ. Sinh ra trong một gia đình bần nông mà cô cũng muốn trèo cao, đòi vào làm dâu nhà giàu hay sao? Cô đừng có mơ…”.
Có thể chịu đựng sự chỉ trích của bà dành cho mình nhưng không thể chịu sự thoái mạ bà dành cho gia đình mình, Thúy nuốt nước mắt quyết định chia tay với Nam. Nhưng yêu nhau tha thiết, chia tay thật không dễ dàng. Chứng kiến anh ngày nào một tiều tụy vì một bên người yêu, một bên mẹ, Thúy dần mềm lòng. Nam nói: “Hay chúng mình cứ làm tới đi, có cháu rồi mẹ không đồng ý cũng phải đồng ý, không thì anh sẽ ở vậy suốt đời. Hơn nữa, lấy nhau rồi chúng ta ra ở riêng, mẹ ở với anh cả nên em với mẹ cũng sẽ ít gặp nhau”.
Khi biết Thúy có bầu con trai, dù không muốn, bà Liên vẫn phải đồng ý cho Nam và cô làm đám cưới. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười, mấy ai biết rằng, ngoài vẻ hào nhoáng được gả vào nhà giàu, ngày nào Thúy cũng phải chịu sự chì chiết của mẹ chồng.
Video đang HOT
Khi biết Thúy có bầu con trai, dù không muốn, bà Liên vẫn phải đồng ý cho Nam và cô làm đám cưới. (ảnh minh họa)
Ngay sau khi cười, bà Liên bắt cô phải nghỉ việc với lí do: Không thể để cả gia đình mang tiếng là có một cô con dâu làm công nhân với trình độ văn hóa cấp ba. Nghe lời mẹ chồng, Thúy bắt đầu cuộc sống ở nhà nội trợ.
Dù ở với anh cả, ngày nào bà Liên cũng ghé qua nhà vợ chồng cô. Trước mặt Nam thì bà làm như là mẹ chồng tốt lắm,chăm sóc, hỏi han con dâu khi bầu bí. Nhưng hễ vắng mặt Nam, bà lại bắt đầu mỉa mai: Không đi làm, ở nhà làm bà chủ sướng nhỉ? Con nhà nông cũng học đòi mua máy giặt? Không kiếm được tiền không lẽ việc nhà cũng không biết làm? Bà Lan nhà hàng xóm thật có phúc, có được cô con dâu vừa có trình độ, vừa dịu dàng, nết na không như ai kia kéo con trai người khác lên giường ép cưới…
Quá đáng hơn, chỉ cần thấy nhà bố mẹ cô có gì mới bà lại mỉa mai: Tôi nghe nói nhà cô mới sắm cái tủ lạnh, lại moi tiền của chồng về cho bố mẹ đẻ à. Chỉ có thằng Nam ngu mới bị cô lừa, tôi thì còn lâu?… Cô thanh minh rằng, từ ngày lấy chồng chưa hề cho bố mẹ một đồng nào thì bà lại nói rằng, con dâu láo, vô học, mẹ chồng nói một câu cãi 3 câu. Nhưng nếu cô không nói lại, thì bà lại kêu lên rằng cô khinh thường bà…
Tâm sự với chồng thì anh bảo, “Em cố gắng nhường mẹ đi, công việc ở công ty anh đã đau đầu lắm rồi, mà anh thấy mẹ quan tâm đến em đó thôi. Đừng để anh phải phiền muộn vì mẹ chồng, nàng dâu. Em cũng đừng vì sự phản đối trước đây mà có ấn tượng xấu với mẹ”. Chồng nói thế, cô cũng chẳng trách được anh, vì trước mặt anh, mẹ chồng lúc nào cũng tỏ ra quan tâm cô lắm. Cô cũng không dám tâm sự với mẹ mình, vì sợ gia đình lo lắng.
Vì chồng vì con, Thúy cắn răng chịu đựng. Nhưng sự việc lên đến đỉnh điểm khi em gái cô đỗ đại học và được gia đình mua cho một máy tính xách tay. Như thường lệ, mẹ chồng lại bắt đầu nhiếc móc rằng cô lại lấy tiền của chồng cho em gái mua máy tính. Thúy giải thích thì bà quát: Bố mẹ mày làm nông, lấy đâu ra tiền mà mua máy tính mười mấy triệu. Quá đáng hơn, bà còn liệt kê ra một tờ giấy rất nhiều thứ cho rằng cô mua cho gia đình mẹ đẻ như: Tủ lạnh, ti vi, máy tính…; nói cô thường xuyên dấu chồng đưa tiền về cho bố mẹ.
Quá bức xúc, Thúy viết cho chồng một bức thư, mong anh tha thứ và hãy chăm sóc con thật tốt rồi uống thuốc ngủ tự tử. Rất may, hôm đó Nam tự nhiên đi làm về sớm hơn thường lệ và kịp thời cứu cô thoát chết.
Sau khi sự việc xảy ra, chồng cô bỗng hiểu ra mọi chuyện. Anh yêu cầu mẹ nếu còn như vậy thì bà không chỉ mất con dâu, mất cháu mà còn mất cả luôn đứa con trai này. Nhìn đứa con mới 5 tháng tuổi, Thúy không khỏi hối hận, bởi một chút nữa thôi cô không chỉ đánh mất mạng sống mà còn cả chồng và con trai.
Theo Eva
Con dâu tái mặt sợ ngày nghỉ dài 30-4
Giống như dịp nghỉ Tết, dịp 30-4 này cũng khiến nhiều cô con dâu sợ khiếp vía vì phải về quê chồng. Những cô con dâu vốn sợ nhà chồng thì đúng là những dịp nghỉ dài giống như cơn ác mộng. Mỗi năm có vài dịp nghỉ dài, nhưng dịp nghỉ Tết khiến các cô con dâu lo lắng nhất. Tết nhất họ hàng gần xa sum họp, gia đình đông đúc lại còn chuyện nữ công gia chánh để cúng cáp khiến nhiều người lo sợ. Nhiều người chỉ mong nghỉ Tết ngắn ngắn hay tìm cách trốn tránh nhà chồng bằng cách đi du lịch xa vì áp lực.
Cũng vì chuyện này mà nhiều gia đình, nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn, cãi vã.
Chị Hạnh, lấy chồng được 3 năm nhưng chỉ về quê đúng vào dịp Tết nguyên đán. Vậy mà dịp 30-4 này cơ quan chị được nghỉ tận 5 ngày, chị muộn phiền vì lo lắng chồng sẽ tính chuyện về quê. Chồng chị nặng gia đình nên những ngày lễ Tết chỉ tính về quê, cho các cháu sum vầy bố mẹ. Nói thì cũng đúng, con cái muốn gần bố mẹ là chuyện đương nhiên nhưng tôi lại sợ, lại lo rằng, bà mẹ chồng khó tính sẽ bắt bẻ tôi, khiến những ngày này tôi khó sống.
Thú thực, con dâu dù có được lòng bố mẹ chồng hay không thì cũng không muốn dồn hết tất cả những ngày nghỉ ở nhà chồng. Dù sao thì cũng không thể thoải mái như ở nhà mình. Vả lại, dịp nghỉ dài chỉ mong gia đình con cái được đi chơi với nhau. Chị cũng bàn với chồng như thế nhưng anh không nghe. Chị Hạnh đâm cáu bẳn rồi nói qua nói lại với anh chỉ biết nghĩ tới gia đình mình mà không biết tới bố mẹ vợ. Cả hai cãi vã om sòm, cuối cùng chị về nhà ngoại còn anh thì tự tính, đi đâu thì đi.
Thú thực, con dâu dù có được lòng bố mẹ chồng hay không thì cũng không muốn dồn hết tất cả những ngày nghỉ ở nhà chồng. (ảnh minh họa)
Trường hợp của chị Nhung cũng tương tự như vậy. Vì sợ bố mẹ chồng phật ý nên chị phải theo ý chồng. Mấy ngày nghỉ tới chị phải về nhà chồng sum họp. Nếu không về thì bố mẹ chồng lại bàn tán, họ hàng cô bác cũng đánh giá con dâu không biết điều. Nhưng nghĩ đến ngày đó chị lại thấy nản. Chị chỉ muốn được nghỉ ngơi mấy ngày bên gia đình, cứ ở trên Hà Nội trong căn nhà trọ cũng được, khỏi phải về quê chồng vừa áp lực vừa mệt mỏi. Thật ra, bố mẹ chồng cũng không phải quá khó nhưng về nhà chồng khác ở nhà mình, dù sao con dâu cũng phải ý tứ này nọ. Chị thấy chán vì chuyện đó.
Dù bố mẹ chồng và con dâu có hòa thuận nhưng cũng chẳng mấy cô con dâu muốn mấy ngày nghỉ về phục vụ nhà chồng, đó là chuyện dễ hiểu. Nhưng bố mẹ nào thì cũng mong con cái sum vầy. Hãy coi như cả năm mới có một đôi lần, vì vậy hãy tận dụng kì nghỉ để ở bên cạnh bố mẹ. Có thể chia sẻ với chồng về những suy nghĩ của bạn, có thể phân đôi, vài ngày nhà mẹ đẻ vài ngày ở nhà chồng, như vậy thuận tiện hơn. Không thì đi du lịch ngắn 1-2 ngày còn lại về nhà chồng, đó cũng là cách giải quyết tốt. Có như vậy thì cả vợ và chồng đều thoải mái. Đừng có khư khư giữ quan điểm của mình khiến chồng phật ý và vợ chồng cũng sẽ mất đoàn kết, ảnh hưởng tình cảm vợ chồng.
Theo Eva
Chị em, sao cứ phải sợ nhà chồng? Hãy thử đặt địa vị mình giống như con gái của mẹ chồng, cuộc sống sẽ thoải mái hơn. Đọc nhiều bài viết thấy chị em lo lắng, sợ hãi thậm chí là thất kinh hồn vía vì mẹ chồng hay phải sống chung nhà chồng. Xem ra, tư tưởng nàng dâu mẹ chồng và những câu chuyện về gia đình nhà chồng...