Suýt chết vì có triệu chứng nguy hiểm mà chỉ ở nhà xoa dầu gió: BS cảnh báo trường hợp cần đến viện ngay
Các bác sĩ của BV Quận Thủ Đức liên tiếp cấp cứu cho các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp. Có trường hợp bệnh nhân ngừng tim khi vừa đến viện.
Bệnh nhân P.V.T. (1957) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức TP.HCM cấp cứu thành công sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải, có tiền sử tăng huyết áp.
Được biết khoảng 3 giờ trước khi nhập viện, ông T. đang nằm ngủ thì bỗng dưng cảm thấy “ngực nóng như lửa đốt, đau thắt ngực, cơn đau lan xuống cả cánh tay, tôi bắt đầu nôn ói và được con gái chở đi cấp cứu ngay trong đêm khuya”
Khi nhận được tin báo tại khoa Cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Thái Anh, khoa Hồi sức tim mạch đã có mặt ngay lập tức để đánh giá tình trạng bệnh nhân.
Kết quả điện tâm đồ cho thấy đây là trường hợp nhồi máu cơ tim thành dưới giờ thứ 3 có biến chứng nhịp chậm, bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng nên được nhanh chóng chuyển đến phòng Thông tim để tiến hành can thiệp cấp cứu, tái thông mạch vành nuôi tim bị tắc, cứu sống người bệnh.
Bác sĩ Lê Duy Lạc – Phó trưởng khoa Hồi sức tim mạch – cho biết: “Trong quá trình can thiệp tái thông mạch máu, theo dõi sinh hiệu qua monitor ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rung thất, tim đột ngột ngừng đập, đe dọa đến tính mạng nên chúng tôi tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), ép tim ngoài lồng ngực và sốc điện khử rung tim nhiều lần với dòng điện 270J.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngay khi bệnh nhân bắt đầu có mạch trở lại, chúng tôi tiếp tục tiến hành thủ thuật, kết quả bệnh nhân bị nghẽn hoàn toàn động mạch vành bên phải (RCA), chúng tôi tiến hành hút huyết khối và đặt 1 stent tái thông dòng chảy động mạch vành”.
Trước đó, trường hợp của bệnh nhân nam N.K.C., sinh năm 1963 cũng vào viện cấp cứu trong tình trạng nặng. Ông C. cho biết lúc 2 giờ sáng ngày 22/9, ông nằm ngủ thì cảm thấy nhói đau ở ngực nên ông đưa tay tìm chai dầu gió xoa ngực rồi lại nằm ngủ tiếp.
Sáng hôm sau ông vẫn dậy chuẩn bị đi làm như bình thường nhưng đến trưa lại cảm thấy đau thắt ngực, chịu không nổi. Ông C. xin về và được con gái chở đến phòng khám Linh Tây (phòng khám vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức) để thăm khám.
Tại phòng khám, các kết quả xét nghiệm máu ban đầu, đo điện tâm đồ và Xquang ngực đều bình thường thế nhưng diễn tiến tiếp theo lại không cải thiện, cơn đau ngực của ông C. không hề thuyên giảm dù đã được sử dụng thuốc.
Đánh giá tình trạng đau ngực của bệnh nhân là nguy hiểm và đe dọa tính mạng, bác sĩ phòng khám đã ngay lập tức chuyển bệnh nhân sang khoa cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức để được tiếp tục theo dõi và điều trị.
Vừa vào cổng khoa cấp cứu bệnh viện, bệnh nhân đột ngột co giật, nôn ói, người tím tái, không bắt được mạch cảnh.
BS chăm sóc bệnh nhân sau can thiệp điều trị nhồi máu cơ tim
Ekip hồi sức tại khoa cấp cứu đã ngay lập tức tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực, bóp bóng qua mặt nạ giúp thở, tiêm thuốc và đặt nội khí quản. Song song đó, theo dõi sinh hiệu qua monitor, ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rung thất.
Đối mặt với rối loạn nhịp này các bác sĩ đã tiến hành sốc điện khử rung tim 5 lần song song với xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau 20 phút hồi sinh tim phổi, bệnh nhân đã có nhịp tim bình thường trở lại thế nhưng quá trình giành lại sự sống cho bệnh nhân chưa dừng tại đó.
Lúc này khi kiểm tra lại điện tâm đồ, các bác sĩ xác định được nguyên nhân là do tình trạng nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Bệnh nhân ngay lập tức được chuyển thẳng đến phòng can thiệp mạch máu cấp cứu để tái thông động mạch nuôi tim bị tắc bằng cách đặt stent.
Các bác sĩ cho biết nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần động mạch vành nuôi tim. Nếu 1 vùng cơ tim chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do rối loạn nhịp tim,…
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại.
Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở.
Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực.
Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.
Cứu sống bệnh nhân đang ngủ đau nhói ngực, tim đột ngột ngừng đập
Bệnh viện quận Thủ Đức vừa cứu sống thành công bệnh nhân P.V.T. (1957) bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải, có tiền sử tăng huyết áp.
Được biết khoảng 3 giờ trước khi nhập viện, ông T. đang nằm ngủ thì bỗng dưng cảm thấy "ngực nóng như lửa đốt, đau thắt ngực, cơn đau lan xuống cả cánh tay, bắt đầu nôn ói và được con gái chở đi cấp cứu ngay trong đêm khuya".
Khi nhận được tin báo tại khoa Cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Thái Anh, khoa Hồi sức tim mạch đã có mặt ngay lập tức để đánh giá tình trạng bệnh nhân "Kết quả điện tâm đồ cho thấy đây là trường hợp nhồi máu cơ tim thành dưới giờ thứ 3 có biến chứng nhịp chậm, bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng nên được nhanh chóng chuyển đến phòng Thông tim để tiến hành can thiệp cấp cứu, tái thông mạch vành nuôi tim bị tắc, cứu sống người bệnh".
Bệnh nhân đã hồi tỉnh sau khi qua cơn nhồi máu cơ tim
Bác sĩ Lê Duy Lạc - Phó trưởng khoa Hồi sức tim mạch và là bác sĩ trực tiếp thực hiện can thiệp cho bệnh nhân cho biết: "Trong quá trình can thiệp tái thông mạch máu, theo dõi sinh hiệu qua monitor ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rung thất, tim đột ngột ngừng đập, đe dọa đến tính mạng nên chúng tôi tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), ép tim ngoài lồng ngực và sốc điện khử rung tim nhiều lần với dòng điện 270J. Ngay khi bệnh nhân bắt đầu có mạch trở lại, chúng tôi tiếp tục tiến hành thủ thuật, kết quả bệnh nhân bị nghẽn hoàn toàn động mạch vành bên phải (RCA), chúng tôi tiến hành hút huyết khối và đặt 1 stent tái thông dòng chảy động mạch vành".
Sau can thiệp, BS. Lê Duy Lạc nhận định: "Bệnh nhân đã được tái thông hoàn toàn nhánh động mạch vành phải, tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn hẹp 80% nhánh động mạch vành bên trái cũng cần được tái thông. Nhưng do bệnh nhân cao tuổi và bệnh nặng nên chúng tôi quyết định can thiệp trước một mạch vành bên phải là nhánh thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim lần này, điều trị nội khoa và sẽ can thiệp nhánh còn lại khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định hơn".
Sau 5 ngày, tình trạng bệnh nhân dần ổn định nên các bác sĩ khoa hồi sức tim mạch tiếp tục tiến hành can thiệp đặt tiếp 1 stent ở nhánh động mạch liên thất trước (trái). Cuộc phẫu thuật đã thành công tốt đẹp, bệnh nhân hồi phục rất nhanh, không còn cảm giác đau tim và đã được xuất viện về nhà trong niềm vui của gia đình.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần động mạch vành nuôi tim. Nếu 1 vùng cơ tim chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do rối loạn nhịp tim,...
Những ai có nguy cơ ung thư vú gõ cửa? Ung thư vu la ung thư thương găp nhât ơ phu nư, va la nguyên nhân thư hai gây tư vong do ung thư ơ nư giơi, sau ung thư phôi. Ai có nguy cơ bị TS Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết số ca mắc ung thư vú ngày càng tăng, đặc...