Suy tuyến thượng thận vì lạm dụng corticoid
Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh bị suy tuyến thượng thận vì lạm dụng các thuốc chứa corticoid. Có thời điểm, tỷ lệ người bệnh từng lạm dụng nhóm thuốc này chiếm trên một nửa số bệnh nhân của khoa.
Vô tình sử dụng corticoid kéo dài mà không lường hết hậu quả
Anh Bùi Văn Long quê ở tỉnh Sơn La nằm trên giường bệnh với bàn chân mưng mủ, sưng to do biến chứng của bệnh đái tháo đường. Không chỉ thế, khi vào điều trị nội trú tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, anh còn được phát hiện bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc chứa corticoid kéo dài. Anh Long cho biết, cách đây 6 năm, anh được chẩn đoán mắc bệnh gout và được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị.
Từ đó, cứ mỗi lần bị đau do cơn gout cấp, anh lại ra hiệu thuốc tự mua thuốc giảm đau về uống. Tuy nhiên, gần đây thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, cùng với bàn chân bị nhiễm trùng nặng nên anh phải đến bệnh viện điều trị.
Cũng vì lạm dụng corticoid mà anh Nguyễn Văn Vĩnh ở Hải Phòng đã bị biến chứng và phải nhập viện điều trị. Anh Vĩnh cho biết, trước đây do bị dị ứng, theo lời mách bảo của người quen nên anh thường đến nhà một thầy lang để tiêm thuốc. Tuy nhiên, chính anh cũng không biết được thầy lang cho uống và tiêm thuốc gì. Gần đây, thấy mặt và chân bị sưng phù, anh Vĩnh mới đi khám bệnh và được bác sĩ phát hiện bị suy tuyến thượng thận.
Bệnh nhân teo cơ, rạn da do lạm dụng corticoid.
Theo các bác sĩ, những bệnh nhân như anh Long, anh Vĩnh dù có được điều trị ổn định và xuất viện nhưng với tác dụng phụ mà corticoid gây ra thì sau này vẫn phải tiếp tục phải theo dõi và thăm khám định kỳ.
Suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid có thể dẫn tới tử vong
Bác sĩ Phạm Thị Lưu Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai cho biết, corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau rất mạnh và thường được chỉ định điều trị các bệnh lý xương khớp, dị ứng, hô hấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng không theo hướng dẫn của bác sĩ, lạm dụng thuốc thì corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ như người bệnh bị thay đổi về kiểu hình, da bị mỏng đi, dễ xuất hiện các vết xuất huyết, rạn da, teo cơ.
Khi dùng corticoid kéo dài sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến thượng thận (làm giảm hoặc ngưng sản xuất corticoid). Đây là một tuyến nội tiết tiết ra các hormon có tác dụng duy trì mức huyết áp và nhịp tim cũng như điều hòa các hoạt động chuyển hóa của cơ thể chúng ta. Nếu tuyến thượng thận bị suy sẽ không tiết ra đủ các hormon cần thiết, gây rối loạn điện giải, huyết áp…khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém, tiêu chảy…Khi bệnh nhân bị tổn thương tuyến thượng thận cấp thì có thể bị tụt huyết áp, hạ natri máu, nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Video đang HOT
“Ngoài ra, với người mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… việc lạm dụng corticoid sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát huyết áp và đường máu. Corticoid cũng là nhóm thuốc ức chế miễn dịch rất mạnh. Lạm dụng corticoid cũng dẫn đến hậu quả dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Với bệnh nhân đái tháo đường, hệ miễn dịch vốn đã suy yếu, việc lạm dụng corticoid càng nguy hiểm hơn, bởi chỉ cần một vết xước trên da cũng dễ trở thành viết thương khó liền và tình trạng nhiễm trùng nặng nề” – BS Phạm Thị Lưu phân tích.
Tuy nhiên, hiện tại nhóm thuốc corticoid chưa được quản lý chặt chẽ, người bệnh có thể mua thoải mái mà không cần có đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nam, thuốc đông dược được trộn corticoid mà người bệnh không biết, cứ thế mua về dùng vì thấy hiệu quả. Để tránh các hậu quả nghiêm trọng do các thuốc chưa corticoid gây ra, bác sĩ Phạm Thị Lưu khuyến cáo: khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh nên tái khám theo lịch hẹn, tránh tự ý dùng đơn thuốc cũ vì điều này có thể dẫn đến lạm dụng corticoid kéo dài và gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe./.
Ăn món khoái khẩu nhiều người thích, người đàn ông được 'cõng' thẳng vào viện
Biết mình bị gout nhưng ông T. vẫn "không nhịn được mồm", cơ quan liên hoan rượu, thịt chó hay hải sản ông đều ăn nhiệt tình. Hệ quả, sau 2 năm người nhà phải cõng ông đến viện.
Ăn món khoái khẩu nhiều người thích, người đàn ông được cõng thẳng vào viện (ảnh minh hoạ)
Khổ vì ăn
Bệnh gout là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu.
Tại Việt Nam, kinh tế phát trển kéo theo chế độ ăn uống, sinh hoạt người dân thay đổi theo. Đây chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh gout gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ bệnh gout trong dân số nói chung khoảng 0,2%.
Trong một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), bệnh gout chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa.
Theo các bác sĩ, gout có thể được điều trị và hạn chế tái phát nếu bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân vẫn chưa được điều trị đúng cách. Theo ghi nhận, tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp nhận những trường hợp bị gout biến chứng do tự chữa hoặc mua thuốc về nhà uống.
Trường hợp của bệnh nhân Trần Văn T. (Bắc Từ Liêm) là điển hình. Ông T. cho biết ông bị bệnh gout hai năm nay nhưng trước thi thoảng nó mới đau và hơi sưng ngón chân cái.
Dù biết đây là bệnh cần phải được điều chỉnh chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ, nhưng ông T. vẫn "không nhịn được mồm". Cơ quan liên hoan có rượu, thịt chó hay hải sản ông không từ chối.
Đồng nghiệp nhắc, ông tặc lưỡi "thi thoảng mới ăn chẳng sao" mà nếu có đau "thì uống thuốc". Lạ cái, sau hơn 1 năm mắc gout ông ít bị sưng tay. Ngỡ do uống thuốc nam do người quen mách khỏi bệnh nên ông càng chủ quan không kiêng khem gì.
Thế nhưng hai tháng nay, ông đau nhiều hơn. Cổ chân sưng tấy đỏ, bàn tay sưng húp khiến ông không thể đi lại, làm gì cũng khó khăn. Cấp tốc gọi lấy thuốc nam từng uống nhưng không hiệu quả. Ông không thể tự đi nổi, người nhà phải phải cõng đến viện.
TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh gout là một loại viêm khớp, khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh gút thường bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Các triệu chứng của bệnh xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric cao, các tinh thể uric sẽ có thể tích tụ trong các khớp. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày.
Có tình trạng này, theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, là do 3 nguyên nhân: Do tăng sản xuất acid uric nội sinh; Do giảm đào thải acid uric ở thận; Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
"Việc ăn uống tùy tiện khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và để lại những hệ lụy khó lường như thể tiến triển đến viêm khớp mãn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp, suy thận", TS. BS Nguyễn Trọng Hưng nhấn mạnh.
Những thực phẩm không được đụng đũa
Do đó bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trì, luyện tập cũng cần có một thực đơn hợp lý để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Cụ thể, muốn kiểm soát bệnh gout, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Mặc dù theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng không có chế độ dinh dưỡng nào sẽ ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, người mắc gout cũng cần duy trì cân nặng lý tưởng; thiết lập và tuân theo thói quen ăn uống lành mạnh; hạn chế thực phẩm có nhân purin; bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric.
Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng những thực phẩm mà người mắc bệnh gout tuyệt đối tránh gồm:
Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng...; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi;
Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng... vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu; Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.
Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Thay vào những thực phẩm cần tránh như trên, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng cũng chỉ ra những thực phẩm tốt cho người bệnh gout.
Theo đó, người mắc bệnh gout nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo; Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa... vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn;
Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc; Chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống; Trứng (vừa phải); Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ là tốt với lượng vừa phải (khoảng 100 - 120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng của người bệnh);
Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí... vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh gout cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày ( từ 2 - 2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi...) và bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
"Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh vẫn cần tuân thủ uống thuốc để ngăn chặn các cơn gout cấp đồng thời cần đi khám định kỳ để cùng với bác sĩ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh", TS. BS Nguyễn Trọng Hưng nói.
Chườm nóng chữa đau nhức, người đàn ông tá hoả khi biết mình 'điếc không sợ súng' Người đàn ông ra sức chườm nóng để chữa mỏi cổ, đau lưng, chùn gối, sưng tay.... Nhưng tình trạng đau ngày càng trầm trọng buộc anh phải đến viện và tá hoả khi bác sĩ chỉ ra bệnh. Không phải ai cũng có thể chườm nóng chữa đau nhức xương Đủ loại đai mát - xa, túi chườm, miếng dán mà đau...