Suy tuyến giáp ảnh hưởng khả năng sinh sản
Suy giáp là một rối loạn nội tiết thường là hệ quả từ sự thiếu hụt của hormone tuyến giáp tức là tuyến giáp sản xuất hormon không đủ để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Ước tính có 3- 5% dân số bị suy giáp và thường xảy ra ở nữ hơn nam và tỉ lệ gia tăng với tuổi. Tuy nhiên đây là một chứng bệnh có thể dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
Nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị hiếm muộn mà nguyên nhân xuất phát từ bệnh ở tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ gây ra tình trạng nhược năng tuyến giáp (suy giảm chức năng tuyến giáp) hoặc cường tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mạnh). Bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán và không được điều trị có thể là một nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn hoặc sẩy thai thường xuyên ở phụ nữ.
Vai trò của tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 10-20g, hình dạng như con bướm. Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ (sản xuất hormon) nhưng nó tác động lớn đến sức khỏe tổng thể của con người. Tuyến giáp tiết các hormon thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hormon TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Thyroxin có tác dụng: tăng cường quá trình trao đổi chất; kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp; tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa; tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết; kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh… Hơn nữa các hormon tuyến giáp còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục, vì thế nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Khi cơ thể suy giảm chức năng tuyến giáp
Suy giảm chức năng tuyến giáp ( suy tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các kích thích tố quan trọng nhất định, không đủ để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Suy tuyến giáp là tình trạng bệnh rất thông thường. Người ta ước tính có 3- 5% dân số bị suy tuyến giáp và thường xảy ra ở nữ hơn nam và tỉ lệ gia tăng với tuổi. Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh hiếm muộn. Mức độ hormon tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn… Những phụ nữ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt (trầm cảm, kích thích, lo âu, căng vú, đầy bụng hay đau bụng, đau đầu, căng tứ chi…) thường có chức năng tuyến giáp kém hơn so với những người khác. Tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất progesterone của buồng trứng, khi chức năng tuyến giáp kém, progesterone được sản xuất ra ít hơn, dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Tuyến giáp tuy nhỏ nhưng tác động lớn đến tổng thể sức khỏe mỗi người.
Dấu hiệu nhận biết suy tuyến giáp
Các triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp thường không rõ ràng, thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt nội tiết tố và tốc độ phát triển của bệnh.
Một số bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, trong khi những người khác cho thấy một số triệu chứng rõ rệt. Người bị suy tuyến giáp thường có triệu chứng mệt mỏi, táo bón, da khô và thường cảm thấy buồn ngủ, chân sưng phù, đau nhức cơ khớp, không chịu được thời tiết lạnh… ở phụ nữ có dấu hiệu bất thường vấn đề như rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng sinh sản. Da và tóc có thể trở nên khô, tóc cứng hoặc rụng tóc, móng tay bị giòn… Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể có bọng quanh mắt, nhịp tim chậm đi, giảm nhiệt độ cơ thể và suy tim.
Video đang HOT
Do viêm tuyến giáp hashimoto. Đây là một loại bệnh tự miễn do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công vào mô tuyến giáp làm giảm khả năng sản suất hormon tuyến giáp. Do viêm tuyến giáp sau sinh; suy giáp bẩm sinh; chấn thương tuyến yên có thể xảy ra sau phẫu thuật não hoặc nếu có giảm tưới máu đến vùng này; phá hủy tuyến giáp sau dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật; uống nhiều thuốc ảnh hưởng đến sản xuất hormon tuyến giáp và dẫn đến suy giáp; thiếu iốt…
Khi nào nên đi khám bệnh?
Để bảo vệ tuyến giáp vì một cuộc sống khỏe mạnh, chức năng sinh sản tốt, mọi người cần lưu ý các dấu hiệu trên cơ thể. Khi gặp các triệu chứng trên, đặc biệt khi nhiều triệu chứng xuất hiện cùng lúc, cần đi kiểm tra hormon tuyến giáp ngay lập tức. Suy tuyến giáp được điều trị bằng việc uống thyroxin tổng hợp. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của suy giáp, sức khỏe người bệnh. Thường xuyên kiểm tra mức độ TSH khoảng 6 – 8 tuần sau khi bắt đầu dùng hormon tuyến giáp và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Suy giáp có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu dùng thyroxin tổng hợp thường xuyên, theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Suckhoedoisong
Mối liên hệ giữa yếu sinh lý và vô sinh nam.
Yếu sinh lý nam là sự suy giảm khả năng tình dục, khiến nam giới không còn giữ được sự mạnh mẽ trong mỗi cuộc "giao ban", và được nhận biết qua các dấu hiệu rõ ràng có thể tự người bệnh nhận thức được.
Khái niệm yếu sinh lý và suy giảm khả năng sinh sản:
- Yếu sinh lý nam là sự suy giảm khả năng tình dục, khiến nam giới không còn giữ được sự mạnh mẽ trong mỗi cuộc "giao ban", và được nhận biết qua các dấu hiệu rõ ràng có thể tự người bệnh nhận thức được.
- Giảm khả năng sinh sản là tình trạng nam giới có tinh trùng không đảm bảo chất lượng tốt để thụ thai. Để khẳng định một nam giới có sức khỏe sinh sản tốt hay không không thể tự đánh giá mà không thông qua việc xét nghiệm tinh dịch đồ.
Ảnh minh họa.
Chẩn đoán yếu sinh lý và vô sinh - hiếm muộn ở nam giới:
Yếu sinh lý:
-Giảm ham muốn tình dục: Tình trạng này đang dần trở nên phổ biến khi phái mạnh bước sang tuổi trung niên. Khi chức năng sinh lý giảm, nam giới bỗng mất hứng thú với chuyện gối chăn, giảm hoặc không còn cảm giác muốn "gần gũi" vợ, bạn tình, khiến cho đời sống vợ chồng lạnh nhạt.
- Rối loạn cương dương: Khi sức khỏe sinh lý suy giảm, nam giới thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn cương dương trong mỗi lần quan hệ. Biểu hiện rõ nhất là dương vật không đạt được độ cương tốt để tiến hành giao hợp hoặc thời gian cương rất ngắn khiến cho cả hai hụt hẫng, hay rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười" khi dương vật cương không đúng lúc.
- Rối loạn xuất tinh: Ham muốn, cương cứng, giao hợp, khoái cảm và xuất tinh là một chuỗi các phản ứng bản năng tình dục của nam giới. Nhưng ở những người bị yếu sinh lý, hoạt động xuất tinh có thể bị lỗi nhịp, gây xuất tinh sớm hoặc xuất tinh muộn, hay không thể xuất tinh. Điều này ảnh hưởng thời gian quan hệ tình dục, giảm hứng thú, gây mệt mỏi trong quá trình quan hệ.
Có nhiều người yếu sinh lý có đủ cả ba triệu chứng này, nhưng cũng có những người chỉ bị một hoặc hai trong ba dấu hiệu trên cũng được coi là yếu sinh lý.
Vô sinh- hiếm muộn nam giới:
- Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng: Tinh trùng yếu, mật độ tinh trùng giảm, tỉ lệ tinh trùng dị tật cao, khả năng di chuyển chậm, ....những vấn đề này thường được nhận biết thông qua kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ. Nam giới bị tình trạng này sẽ dẫn đến khó thụ thai.
Có phải nam giới bị yếu sinh lý sẽ bị vô sinh?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý và giảm khả năng sinh sản của nam giới. Có nguyên nhân gây ra cả tình trạng yếu sinh lý và gây giảm chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân chỉ gây yếu sinh lý mà không gây giảm chất lượng, số lượng tinh trùng, ngược lại có nguyên nhân gây giảm chất lượng tinh trùng nhưng sinh lý lại không bị ảnh hưởng.
Những nguyên nhân gây ra cả hai tình trạng yếu sinh lý và vô sinh- hiếm muộn nam giới:
- Thiếu hụt hoocmon Testosterone - Nguyên nhân phổ biến gây yếu sinh lý nam:
Testosterone giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục của nam giới. Khi nam giới còn hứng thú và cảm thấy tự tin trong đời sống gối chăn nghĩa là nồng độ Testosterone trong cơ thể còn đang ở mức ổn định (khoảng 10-35 nanomol/l). Ngược lại, Testosterone sụt giảm dưới ngưỡng cho phép, nam giới sẽ đối mặt với những trục trặc trong đời sống vợ chồng, thường xuyên mắc phải chứng "trên bảo dưới không nghe", xuất tinh sớm, giảm ham muốn...
- Tình trạng sức khỏe kém,tuổi tác cao, gặp phải một số bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, suy gan, suy thận, bệnh thần kinh, các bệnh bệnh về nội tiết như cường giáp ....
- Khi phẫu thuật ở vùng cột sống, vùng chậu, cắt tuyến tiền liệt cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh ở dương vật.
- Teo tinh hoàn, vôi hóa tinh hoàn... sẽ dẫn đến giảm nội tiết, và vô sinh, vì tinh hoàn là nơi vừa tạo ra tinh trùng ,vừa sản xuất hoocmon testosterone.
- Nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều hóa chất bảo quản là những thực phẩm chính làm suy giảm sức mạnh, dẫn đến chứng yếu sinh lý.
Những nguyên nhân chỉ gây yếu sinh lý mà không gây vô sinh- hiếm muộn:
- Do các vấn đề về bao quy đầu chằng hạn như dài hoặc hẹp bao quy đầu hay ngắn dây hãm dương vật cũng khiến cho nam giới bị xuất tinh sớm, đau buốt dương vật khi quan hệ lâu dần sẽ cảm thấy mặc cảm sợ quan hệ dẫn đến chức năng sinh lý bị suy giảm. Tuy nhiên những điều này chỉ ảnh hưởng đến cảm giác khi quan hệ, chứ không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng bên trong, do đó vẫn dễ dàng có thể thụ thai nếu không có bất thường khác kèm theo.
- Dây thần kinh cảm nhận kích thích ở dương vật quá nhạy cảm: Nếu quá nhạy cảm với kích thích sẽ làm cho nam giới bị xuất tinh sớm thường xuyên. Tuy nhiên điều này cũng chỉ là bệnh lý ở ngoài dương vật , còn tinh trùng vẫn được sản xuất bình thường nên vẫn có thể có con nếu quan hệ vào thời điểm người nữ có trứng rụng.
- Yếu tố tâm lý: Nếu tâm lý căng thẳng, áp lực, stress, buồn phiền sẽ làm nam giới không muốn quan hệ tình dục, hoặc quan hệ nhưng rất khó đạt cực khoái, cũng có thể ngược lại xuất tinh nhanh, mất kiểm soát. Thế nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tinh trùng quá nhiều bởi tinh trùng và vẫn có thể dễ dàng thụ thai. Tuy nhiên nếu tình trạng tâm lý căng thẳng, buồn phiền kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thì chất lượng tinh trùng cũng có thể bị suy giảm.
Những nguyên nhân gây vô sinh- hiếm muộn mà không gây yếu sinh lý:
- Xuất tinh ngược dòng: Những nam giới thường xuyên thủ dâm mà đến lúc xuất tinh lại chặn dòng tinh dịch không cho ra ngoài thì tinh trùng có thể sẽ phóng vào bàng quang và lâu dần tạo ra tình trạng xuất tinh ngược dòng. Trong bệnh lý này thì khả năng tình dục của nam giới vẫn tốt, quan hệ đạt cực khoái, thời gian...bình thường, nhưng không thể thụ thai do không có tinh trùng xuất ra.
- Tắc ống dẫn tinh: Tương tự xuất tinh ngược dòng, các bệnh lý gây tắc ống dẫn tinh như viêm nhiễm gây hẹp tắc ống dẫn tinh, dị tật bẩm sinh ở ống dẫn tinh đều khiến tinh trùng không thể ra ngoài, nên không thể thụ thai,nhưng những trường hợp này nam giới quan hệ vẫn có thể "sung mãn" như thường.
- Ống sinh tinh ở tinh hoàn bị tổn thương, hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh....gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng tình dục nam.
- Các bệnh lý về gen di truyền gây lỗi gen của tinh trùng, hoặc không tạo được tinh trùng, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới.
Kết luận.
Hiện tượng yếu sinh lý là bệnh lý về sức khỏe tình dục, còn vô sinh là bệnh lý về sức khỏe sinh sản, đôi khi có những nguyên nhân gây ra hai tình trạng này đồng thời, nhưng cũng có nguyên nhân chỉ gây ra một trong hai bệnh lý. Vậy nên nếu có những dấu hiệu bất thường nam giới không nên lo lắng quá mức mà nên đi khám chuyên khoa Nam khoa để được thăm khám và điều trị.
Theo CSTY
Những thói quen dễ gây vô sinh ở nam giới Khả năng sinh sản là điều mà rất nhiều nam giới lẫn nữ giới rất quan tâm. Thực tế, có rất nhiều các cặp vợ chồng khi đến bệnh viện thăm khám đều cho rằng, phụ nữ thường hay gặp những vấn đề về sức khỏe sinh sản, nhưng thực tế, nguyên nhân gây vô sinh là do cả nam và nữ. Tổng...