Suy nhược, gày còm vì nghiện game online
Thấy con mải mê chơi game, mẹ cũng không để ý, chỉ đến khi con suy nhược cơ thể, gày còm, đi không vững, người mẹ mới hốt hoảng đưa con đi điều trị tâm lý.
Ngày 7.11, tại buổi chia sẻ về mục tiêu Nghiên cứu về nghiện game và trầm cảm ở thanh thiếu niên do một nhóm bác sĩ thuộc Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam tiến hành, bác sĩ Nguyễn Tất Định (Bệnh viện Quân đội 103) cho biết, ông từng điều trị cho một bệnh nhân 16 tuổi (trú tại Hà Nội) bị nghiên game online nghiêm trọng. Người mẹ đưa con vào viện cho biết, do hoàn cảnh gia đình, con sống với bà, chị đã mua máy tính cho con học tập và giải trí. Bà thấy cháu không chơi bời lêu lổng, tụ tập bạn bè, đi học về là “lặn” trong phòng nên rất yên tâm.
Không ít thanh thiếu niên chơi game quên ăn quên ngủ. Ảnh minh họa
Đến khi con đóng chặt cửa phòng, bỏ ăn, thì người mẹ mới được thông báo. Nhìn thấy con gầy yếu, suy nhược, đi không vững, chị hốt hoảng cấm con không chơi máy tính, buộc con ra ngoài vận động thì con lại cáu giận, mắng chửi, phản kháng lại mẹ. Chị đành cưỡng ép con đi khám bệnh. “Với trường hợp này chúng tôi đã phải cho cháu uống thuốc chống trầm cảm và an thần. Sau đó bằng các biện pháp tâm lý để dần dần đưa cháu ra khỏi “giấc mơ” trong game online. Đây là quá trình đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và phối hợp của gia đình” – bác sĩ Định nói.
Theo ông Lê Thanh Hà (giảng viên Học viện Quân y), tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam tăng với tốc độ chóng mặt, gấp 10-100 lần các nước khác trong khu vực châu Á. Theo nguồn Internetworldstats, từ năm 200-1010, tỷ Tỷ lệ tăng trưởng người dùng Internet khu vực châu Á, Việt Nam tăng tới 12035%, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 1767%; Ấn Độ tăng 1520%; Malaixia 357%; Singapore 205%; Nhật Bản 111%…
Độ tuổi sử dụng Internet ở Việt Nam (năm 2015) cũng trẻ nhất (21 tuổi), đặc biệt tỷ lệ người sử dụng dưới 19 tuổi cũng rất cao, lên đến 50%. Có đến 87% người Việt vào Internet nghe nhạc và tới 62% để chơi game online.
Ông Hà cũng cho biết, theo nghiên cứu nhỏ của Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, có đến 11,6% thanh niên Việt Nam tuổi từ 15-19 bị trầm cảm, còn 17,9% thanh niên từ 20-24 tuổi bị trầm cảm. Có nhiều liên quan đến trầm cảm và việc nghiện chất, nghiện game.
Video đang HOT
Theo ông Hà, không chỉ chơi game quá nhiều hoặc nghiện game mà sử dụng internet nói chung cũng dẫn đến nghiện. Người nghiện thường có biểu hiện tự cô lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với xã hội và dồn sự tập trung nhiều nhất vào chơi game, sử dụng mạng. Điều này khiến người chơi không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội.
“Thực tế cho thấy nhiều người chơi đã 21 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 tuổi. Những người nhiều tuổi hơn thì có thể có các hành động rất liều lĩnh. Họ coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật. Một tỷ lệ lớn trẻ nghiện game online kéo dài sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, thậm chí hình thành ý tưởng và hành vi tự sát, cuồng bạo. Do đó, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người này cũng như giải thích các động cơ của nhiều tội phạm nghiêm trọng, một số khác có thể chết vì kiệt sức do chơi liên tục trong nhiều giờ” – ông Hà chia sẻ.
Hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nghiện game online, do đó, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ dựa trên các khảo sát, nghiên cứu lâm sàng của cả bệnh nhân nghiện game, nghiện internet và người thường, để tìm ra được cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho người nghiện internet nói chung và game nói riêng.
Theo Dân Việt
Bệnh khiến ca sĩ Hương Tràm tự bóc da tay đến rỉ máu không hiếm trong giới trẻ
Ca sĩ Hương Tràm bóc da tay đến rỉ máu có thể do mắc "Hội chứng tự ngược đãi bản thân", đây là một hội chứng không lạ trong giới trẻ.
Theo các chuyên gia về tâm lý, ca sĩ Hương Tràm tự bóc da tay đến rỉ máu có thể xuất phát từ tâm lý căng thẳng, áp lực và mất ngủ nhiều ngày gây nên. Theo y học, nhiều khả năng nữ ca sĩ đang mắc phải "Hội chứng tự ngược đãi bản thân" - một hội chứng không lạ trong giới trẻ, khi người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và được giải tỏa khi tự làm đau mình.
Sự việc sẽ chẳng có gì nghiêm trọng nếu những hành động đó của Hương Tràm dần biến mất và cô lại trở về với trạng thái tâm lý ban đầu của mình.
Nhưng, nếu hội chứng này nặng thêm, diễn biến phức tạp, người mắc sẽ lâm vào trạng thái rất nguy hiểm, do mức độ tự làm hại mình có xu hướng bạo lực gây sát thương cao như: Tự rạch da gây xuất huyết giật tóc, lao đầu vào tường hay thậm chí là đánh mình bị thương.
Hầu hết những trường hợp như vậy thường phải điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp điều trị tâm lý mới quay trở lại trạng thái như ban đầu.
Cùng nhìn lại trước đây, giới trẻ Việt Nam và thế giới có không ít những trường hợp thanh, thiếu niên do mắc "Hội chứng tự ngược đãi bản thân" mà không ngần ngại tự hại mình.
Đầu tiên phải kể đến sự việc xảy ra năm 2017 của một nữ sinh ở Nghệ An. Cô này đăng tải một đoạn clip lên mạng xã hội trong đó ghi lại hành động lấy dao tự rạch cổ tay mình vì lý do chia tay bạn trai.
Chỉ trong một thời gian ngắn, clip thu hút số lượng người xem và lượt share lên tới hàng chục ngàn người. Clip còn gây hoang mang trong dư luận, nhiều tranh cãi cũng nổ ra.
Cũng trong năm 2017, tương tự như nữ sinh trên là một nam thanh niên 20 tuổi tại Long An. Sau khi chia tay bạn gái cũ, anh này tuyên bố hùng hồn rằng sẽ xăm kín khuôn mặt mình để thể hiện mình. Tuy nhiên, rất may sau đó, anh này kịp dừng lại để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra với bản thân.
Không chỉ có vậy, vài năm trước dư luận không khỏi bàng hoàng trước những hành động của một nam thanh niên người Nga. Anh này kích động một nhóm người tham gia một trò chơi quái đản, bằng cách dùng dao khắc hình cá voi lên tay, xem phim kinh dị, cắt mạch máu, giữ thăng bằng trên mái nhà cao tầng, thức dậy từ 4h sáng hay làm chết một con vật và cuối cùng là tự sát vào ngày cuối cùng.
Trò chơi gây ra cái chết của 130 thiếu niên ở Nga và lan sang một số các nước khác khiến cho các quốc gia này phải khẩn cấp đưa ra lời cảnh báo, tuyên truyền nhằm nhắc nhở và ngăn chặn giới trẻ nước mình học theo xu hướng nguy hiểm.
Nhiều người hào hứng tham gia cho chơi và gặp nạn được xác định là những thanh thiếu niên khá cô đơn, nhiều người mắc các hội chứng tâm lý và cả Hội chứng tự ngược đãi bản thân.
Ca sĩ Hương Tràm với dòng tâm trạng kèm theo bức ảnh chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình khiến các fan hâm mộ của cô không khỏi lo lắng. (Ảnh: Facebook cá nhân ca sĩ)
Theo TS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), mặc dù trước đây hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới và rải rác ở mộ số độ tuổi nhất định. Nhưng hiện nay, hội chứng nguy hiểm này có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào kể cả những trường hợp trẻ 2 - 3 tuổi cho cho tới những cụ già 70.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do căng thẳng trong các vấn đề đời sống, xã hội hoặc sự bất mãn bản thân, mâu thuẫn giữa mong muốn và được đáp ứng của cá nhân.
Hầu hết những người mắc hội chứng này thường có tâm lý, buồn bã, chán nản, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu giận, luôn có cảm giác ức chế; tim đập nhanh, hay bị đánh trống ngực, cơ bị run mỏi, cảm thấy có cục ở họng, khó nuốt, vã mồ hôi...
Thậm chí một số bệnh nhân có những rối loạn của hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, cảm giác ruồi bay trước mắt, nhìn khó, nhìn đôi, đau đầu, mất ngủ, tập trung kém, mệt mỏi nhiều. Rất nguy hiểm.
Được biết, hội chứng này nếu nhẹ có thể tự trở lại bình thường sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu nặng, bệnh sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc về tâm lý và sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tới cả tính mạng người bị bệnh.
Do đó, việc phát hiện sớm những người có nguy cơ bị hội chứng này là rất cần thiết. Theo các chuyên gia, hội chứng tự ngược đãi bản thân thường xuất phát từ những lý do căng thẳng cao độ, tâm lý áp lực, bức bách là chủ yếu cho nên, để điều trị cũng phải khởi đầu từ tâm lý.
Cụ thể, người bị mắc "Hội chứng tự ngược đãi bản thân" khi tự thấy có những dấu hiệu như trên thì nên chia sẻ với những người thân của mình hoặc bác sĩ tâm lý để nhờ sự trợ giúp, tránh chủ quan để hội chứng này càng nặng thêm, khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Theo vtc
Cẩn trọng với những bệnh nguy hiểm chết người nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng và dễ bị bỏ qua Đừng chủ quan nếu bạn gặp phải những vấn đề sức khỏe này. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời và giảm nguy cơ gây tử vong do mắc phải những chứng bệnh nguy hiểm này. Trong khi các bệnh như cúm thường gây sốt, suy nhược cơ thể và các vấn đề về da như...