Suy nghĩ cực kỳ sai lầm về tiết canh khiến cho nhiều người có nguy cơ mắc bệnh rất nguy hiểm
Nhiều người có quan niệm sai lầm này nhưng không biết bản thân tiết canh chưa được nấu chín sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hải, chuyên gia dinh dưỡng cho hay: “ Hiện nay rất nhiều người sợ ăn phải thực phẩm bẩn. Cho nên, tại nhiều gia đình đặc biệt ở những vùng quê, hầu hết mọi người thường tự nuôi lợn để lấy thịt ăn.
Bên cạnh đó, mọi người còn quan niệm rằng lợn tự nuôi, đảm bảo vệ sinh không mầm bệnh, vì vậy có ăn tiết canh cũng chẳng ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn không đúng”. Với thịt tự nuôi hay mua bên ngoài, tiết canh là thứ chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
Cùng với đó, bác sĩ Hải chia sẻ thêm, một vấn đề nữa không kém phần quan trọng gây mất vệ sinh an toàn là những dụng cụ dùng để mổ lợn như dao hay dụng cụ đựng tiết… mà không đảm bảo vệ sinh vẫn có nguy cơ khiến con người bị nhiễm khuẩn khi ăn tiết canh.
Ngoài ra, quan niệm ăn thịt lợn sạch không lo nhiễm khuẩn là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu như thịt lợn không được nấu chín vẫn có thể có nguy cơ với sức khỏe.
Vị chuyên gia nhấn mạnh: “Khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, khoảng 4-5 tiếng sau, thậm chí thời gian ủ bệnh đến 2 – 3 ngày sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, sốt cao, đi ngoài, chân tay sẽ bị lạnh và run, đó là thể nhẹ nhất.
Video đang HOT
Trường hợp nặng hơn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn dẫn tới viêm màng não. Khi đó bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao, thậm chí bị cứng gáy, trên cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt xuất huyết. Trong trường hợp rất nặng bệnh nhân sẽ xuất hiện suy đa tạng và nhiễm trùng nội tạng, suy gan, suy thận rồi dẫn đến tử vong”.
Nói về lời khuyên cho mọi người, bác sĩ Hải cho rằng, mọi người không nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ lợn mà chưa nấu chín, nhất là tiết canh, gỏi…i, …Bởi, dù lợn có sạch đi chăng nữa thì vẫn có khả năng nhiễm vi khuẩn trong chính cơ thể của vật nuôi. Cho nên, dù ăn lợn sạch vẫn có thể bị nhiễm khuẩn vào cơ thể nếu thịt lợn không được nấu chín kỹ.
Để phòng nguy cơ nhiễm lây nhiễm các bệnh từ lợn, tốt nhất là người dân không được mổ lợn ốm, chết, không mổ lợn hay chế biến thịt lợn khi có vết thương ở tay, rửa tay sạch sau khi chế biến. Đây là cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh cũng như bảo vệ bạn và gia đình khỏi những mầm bệnh.
Theo emdep
Bị sán làm tổ trong não vì thói quen không ngờ
Do thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống... bệnh nhân bị sán làm tổ trong não, chỉ đến khi đau đầu nhiều gây liệt nửa người mới đi khám và phát hiện.
Hình ảnh CT , MRI sọ não kén sán não trước mổ - Ảnh: BVCC
Mới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã cấp cứu thành công cho anh H.Đ.N. (40 tuổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) bị sán làm tổ trong não.
Bệnh nhân cho hay, do có thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống... nên dù sán đã làm tổ trong não thành ổ nhưng anh này không hề hay biết.
Hơn một tháng nay, anh N. có những biểu hiện đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, có dùng thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không đỡ. Gần đây, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu 1/2 người phải, tri giác chậm, giảm dần mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được chỉ định chụp CT sọ não. Kết quả cho thấy có ổ sán não khổng lồ ở bán cầu trái và vùng thái dương đỉnh phải, phù não đè đẩy đường giữa, bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa cấp cứu.
Hình ảnh kén sán được lấy ra trong não bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 2 giờ đồng hồ, ổ sán trong não đã được kíp phẫu thuật trọn vẹn. Sau mổ 10 ngày, bệnh nhân đã hồi phục, tỉnh táo, không liệt, đi lại và sinh hoạt bình thường.
Trao đổi với phóng viên, Bác sĩ CKII Hà Xuân Tài - Phó Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, kén sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra.
Bệnh gặp chủ yếu nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống... Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Trước đó, nhiều bệnh viện cũng đã từng ghi nhận không ít ca bệnh liên quan đến kén sán não nhưng do dấu hiệu bệnh không rõ ràng cũng như sự chủ quan của bản thân người bệnh nên đã gây ra biến chứng nguy hiểm. Điển hình như ca bệnh của người đàn ông H.V.L. (Bắc Giang) bị sán làm tổ trong não gần 10 năm. Được biết, từ nhiều năm trước, ông L. xuất hiện những cơn đau đầu, choáng váng và lên cơn co giật. Do những cơn đau kéo dài, ngày càng tăng, ông L. quyết định đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.
Bệnh nhân đã mất khoảng thời gian gần 10 năm điều trị tại bệnh viện tâm thần, đến đầu năm 2018, bệnh tình của ông L. không hề đỡ mà còn bị người dân sống gần nhà kì thị vì tâm thần.
Cuối cùng, sau khi tới khám và điều trị tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, ông L. được chẩn đoán bị sán đóng tổ trong não, không phải mắc bệnh tâm thần.
Thúy Hà
Theo ngaynay.vn
Sử dụng thuốc kháng sinh sai cách - Vấn đề cấp bách tại Việt Nam Đa số người Việt có quan niệm sai lầm về kháng sinh như sử dụng kháng sinh quá liều, tự ý mua kháng sinh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Trong khuôn khổ Hội nghị Kiểm soát Nhiễm khuẩn Khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9, diễn ra tại Đà Nẵng, các chuyên gia y tế đã...