Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, chớ xem nhẹ
Các bác sĩ Bernard Healthcare vừa điều trị thành công ca biến chứng loét không lành do suy giãn tĩnh mạch 38 năm không điều trị.
Từ đó đưa ra khuyến cáo Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần điều trị sớm để tránh biến chứng.
Suy giãn tĩnh mạch 38 năm gây biến chứng loét
Cụ ông N.V.C, 83 tuổi, chân phải nổi búi to khoảng 38 năm, nhưng chủ quan không điều trị. Sau đó, chân bắt đầu xuất hiện vết loét ở trên mắt cá chân, nhiều tháng không lành. Trước đó, ông C. tuy cao tuổi nhưng khỏe mạnh, đi đứng nhanh nhẹn.
Bác sĩ mạch máu Bernard đã trực tiếp siêu âm tĩnh mạch, đánh giá huyết động học. Kết quả siêu âm ghi nhận thân tĩnh mạch hiển lớn bị suy nặng, đường kính 12mm. Ông C. được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nặng cấp độ cao nhất C6, biến chứng loét tĩnh mạch diễn tiến kèm nổi búi to. Bác sĩ mạch máu Bernard trực tiếp can thiệp laser nội mạch kết hợp cùng chuyên khoa vết thương Bernard để điều trị biến chứng loét tĩnh mạch – một dạng vết thương mạn tính (vết thương lâu lành).
Bernard Healthcare điều trị thành công ca suy giãn tĩnh mạch lâu năm gây biến chứng loét không lành.
Video đang HOT
Kết quả sau ba tháng điều trị: Chân ông C. đã hết nổi búi gân, triệu chứng nặng mỏi được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, vết loét tĩnh mạch đã lành thương hoàn toàn, chấm dứt 38 năm bị suy giãn tĩnh mạch dai dẳng. Ông C. đi đứng trở lại bình thường.
Các biến chứng nguy hiểm khác
Bác sĩ mạch máu Bernard cho biết: Loét tĩnh mạch chiếm 70% nguyên nhân gây vết thương khó lành ở chân. Một nghiên cứu ở châu Âu chỉ ra rằng, 22% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch độ 2 nếu không điều trị đúng, sẽ có nguy cơ chuyển sang loét tĩnh mạch chi dưới trong 6 năm tiếp theo.
Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ, nhưng để càng lâu càng khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: là biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch, do cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch chậu, đùi, khoeo ở chân. Thường có triệu chứng sưng, căng, đau đùi và bắp chân. Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng: Hơn 30% người bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tiến triển thành thuyên tắc phổi. 70% trường hợp thuyên tắc phổi bị đột tử. Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch sâu còn gây ra hội chứng hậu huyết khối, gây biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính rất khó điều trị triệt để.
Chảy máu, vỡ tĩnh mạch: Vì những búi tĩnh mạch nông bị giãn nằm gần bề mặt da nên khi va đập nhẹ cũng có thể dẫn đến tổn thương thành tĩnh mạch và chảy máu.
Chàm tĩnh mạch: chân có biểu hiện ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy và xuất hiện các mảng khô đổi màu trên da, thường xuất hiện xung quanh khu vực mắt cá chân.
Sưng phù chân: Thường thấy rõ vào buổi chiều, sau khi đứng hoặc ngồi lâu và sẽ giảm khi kê cao chân.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bởi bác sĩ mạch máu
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ mạch máu, tại cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để đảm bảo chẩn đoán đúng, phân độ suy giãn tĩnh mạch chính xác và điều trị hiệu quả, an toàn.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ mạch máu (Nguồn ảnh: Bernard Healthcare).
Tại TP.HCM, người bị hoặc nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch có thể an tâm thăm khám và điều trị tại Bernard Healthcare. Đây là một trong số ít những cơ sở y tế được cấp phép Danh mục kỹ thuật điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng kỹ thuật cao theo quy chuẩn khắt khe của Bộ Y Tế và do bác sĩ mạch máu hơn 10 năm kinh nghiệm, có chứng nhận điều trị EVLA, RFA… trực tiếp khám và thực hiện can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn như laser nội mạch (EVLA), sóng cao tần (RFA), tiêm xơ… mang lại an toàn, hiệu quả cao; người bệnh không mất thời gian nghỉ dưỡng, không đau, không sẹo mổ.
Những ai nên hạn chế ăn ngô?
Mặc dù ngô là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên ăn.
Có một số nhóm người cần hạn chế ăn ngô để tránh những tác hại đối với sức khỏe.
Ảnh minh họa ( Ảnh: Getty)
Trước hết, những người có chức năng tiêu hóa kém như bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày, không nên ăn ngô. Ngô là thực phẩm thô, chứa nhiều chất xơ, sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa của họ, dẫn đến các vấn đề như viêm loét, chảy máu dạ dày.
Người già cũng nên hạn chế ăn ngô vì chức năng tiêu hóa của họ đã suy giảm. Chất xơ dồi dào trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Những người lao động chân tay cần nhiều calo và năng lượng hơn, nhưng ngô lại chứa lượng calo và năng lượng tương đối ít, vì vậy họ không nên ăn ngô làm lương thực chính.
Người thiếu sắt, canxi cũng cần phải cẩn trọng khi ăn ngô. Chất xơ và axit phytic trong ngô có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt và canxi của cơ thể.
Cuối cùng, một số người có thể bị dị ứng với ngô, biểu hiện như phát ban, nôn mửa, hen suyễn. Họ cần ngừng ăn ngô ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.
'Tìm con' cho phụ nữ bị vô sinh thứ phát Khi con gái đầu 8 tuổi, chị Hà Thị Như Trang (Đăk Nông) cùng chồng muốn sinh con tiếp theo. Một em bé chào đời nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: Phương Trinh Khi con gái đầu 8 tuổi, chị Hà Thị Như Trang (Đăk Nông) cùng chồng muốn sinh con tiếp theo. Nhưng gần 5 năm trôi qua, chị vẫn...