Suy giảm tình dục: Xin đừng đổ lỗi cho thuốc và mệt mỏi!
Trong đời sống tình dục, chúng ta không thể tránh khỏi những giai đoạn đồ thị đi xuống. Nhưng bạn có nhận thấy nó đang xuống hay không và làm cách nào để kéo nó lên mới là quan điều quan trọng.
ảnh minh họa
Rất nhiều người tâm sự khi bước chân vào phòng ngủ là chỉ muốn ôm gối và ngủ một giấc thật say. Bạn tình dù hấp dẫn đến mấy cũng phải chào thua sự mệt mỏi luôn thường trực. Tình trạng mệt mỏi khiến cảm xúc suy giảm gặp ở cả hai giới, nhưng nữ nhiều hơn nam. Nguyên do là ngoài công việc ở cơ quan, chị em còn phải làm việc nhà, chăm sóc con cái… Sự mệt mỏi đeo đẳng từ ngày này sang ngày khác khiến cuộc sống tình dục của nhiều cặp vợ chồng chỉ còn là nghĩa vụ.
Ngoài mệt mỏi, thủ phạm giấu mặt thứ hai chính là một số thuốc chữa bệnh như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp… Các loại thuốc này cứ từ từ làm mất dần cảm giác ham muốn hoặc khiến các quý ông không thể biểu hiện sức mạnh khi gặp đối tác.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nghi ngờ, oán giận giữa hai người; trầm cảm, cũng như các rối loạn lo âu khác ở người “có bệnh”… khiến cho tình cảm vợ chồng ngày càng xuống dốc không phanh. Nhiều cặp chia tay cũng là vì lý do lãng nhách này.
Video đang HOT
Đọc đến đây, nếu bạn gật gù vì thấy có bóng dáng mình trong đó, xin hãy tìm cách thay đổi. Đừng đổ lỗi cho chúng, vì nếu thế, một lúc nào đó ngọn lửa trong bạn sẽ lụi tàn thực sự.
Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh, sau một thời gian ngắn bạn bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong chuyện yêu, hãy gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm về việc dùng thuốc. Dựa vào kinh nghiệm cũng như vấn đề bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ giảm liều hoặc thay thuốc khác để bạn vẫn kiểm soát được bệnh mà không cảm thấy “bất lực” khi yêu.
Còn mệt mỏi ư? Không khó để đánh bại chúng.
Trước tiên, bạn hãy lên danh sách thủ phạm khiến bạn thấy rã rời thân thể, căng thẳng đầu óc, chán ngán mọi thứ để sau đó lên kế hoạch triệt tiêu chúng.
Nếu sự căng thẳng bắt nguồn từ công việc ở cơ quan, hãy sắp xếp lại cho khoa học. Bạn có thể chia sẻ với đồng nghiệp, với bạn bè cùng làm chung để tìm ra giải pháp hữu ích nhất. Nhưng quan trọng nhất, dù công việc có bận rộn đến đâu thì khi bước chân ra khỏi cơ quan, bạn hãy quên chúng ngay lập tức. Có như thế bạn mới thấy cuộc sống dễ chịu.
Những vất vả lo toan cho con cái, việc nhà, bạn cũng cần sắp xếp lại. Cả hai vợ chồng cùng chung tay chăm sóc con cái, nhà cửa, không những mệt mỏi tan biến mà còn thấy tình cảm thêm bền chặt.
Và cuối cùng, hãy đi gặp chuyên gia tâm lý để chia sẻ và được tư vấn thêm.
Theo Khoeplus
Bệnh tật đi kèm rối loạn tình dục ở nam giới cao tuổi
Một trong những biểu hiện rõ nhất là cương mà không đủ cứng và không cương cứng vào đúng lúc cần thiết.
Rối loạn tình dục ở nam giới lớn tuổi ( từ 45 tuổi trở lên) thường gặp nhất là rối loạn cương( RLC). Ở tuổi này đàn ông đang thành danh, sự nghiệp đang phát triển, ham muốn nhiều, triển vọng lớn, tuy nhiên cũng nhiều bức xúc, stress, lo âu từ đời sống xã hội hàng ngày. Một trong những biểu hiện rõ nhất của RLC ở người lớn tuổi là cương mà không đủ cứng và không cương cứng vào đúng lúc cần thiết. RLC thường kèm theo nồng độ Testosteron (T) giảm nhưng vai trò của T chưa bao giờ được coi là duy nhất trong suy giảm tình dục ở nam giới lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, ngoài RLC còn có một số bệnh đồng hành quan trọng là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, các bệnh tâm thần, rối loạn mỡ máu... khi tuổi càng cao, các bệnh này xuất nhiện càng nhiều.
- Rối loạn chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa được coi là cụm dấu hiệu bệnh liên quan với tăng nguy cơ tim mạch ( hay gặp ở những bệnh nhân béo bụng và có kháng insulin).
- Bệnh tim mạch và rối loạn cương: Các bệnh tim mạch ngày càng nặng thì nguy cơ RLC càng cao. RLC cũng tỷ lệ thuận với độ cao của huyết áo và số lượng các mạch máy bị tổn thương hay bị bệnh. Bệnh của một mạch gây RLC ít hơn bệnh nhiều mạch. RLC còn là dấu hiệu tiên đoán các bệnh thiếu máu cơ tim. Điện tâm đồ xác nhận điều đó.
Một trong những biểu hiện rõ nhất của RLC ở người lớn tuổi là cương mà không đủ cứng và không cương cứng vào đúng lúc cần thiết (Ảnh minh họa: Internet)
- Bệnh đái tháo đường: RLC thường rất phổ biến ở người đái tháo đường. Tỷ lệ RLC ở những người có rối loạn chuyển hóa hydratcarbon cao hơn những người khỏe mạnh bình thường ( 26,7 so với 13%). Hơn nữa những người có rối loạn chuyển hóa thì RLC nặng hơn.
- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Tỷ lệ phì đại tuyến tiền liệt lành tính đã được thực tế lâm sàng của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi coi là cao lên theo tuổi tác.
- Tình trạng buồn tẻ của người lớn tuổi: Tình trạng cô đơn và buồn tẻ đơn điệu trong cách sống. Do đã hết tuổi lai động nên các mối quan hệ xã hội giảm đi nhiều, cách sinh hoạt của người lớn tuổi ảnh hưởng đến RLC. Tuy nhiên, tình trạng u sầy, buồn tẻ với RLC có vẻ chừng mực độc lập với tuổi tác. Nhiều cụ ông dù đã ở tuổi 80 vẫn thấy mạnh mẽ, linh hoạt, yêu đời, năng lượng phong phú và xúc cảm tình dục chẳng thua kém người trẻ mấy.
Điều trị và giảm thiểu RLC cho người lớn tuổi như thế nào: Những thập kỷ cuối thế kỷ 20, nhiều biện pháp điều trị RLC đã được triển khai sử dụng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiều biện pháp truyền thống vẫn được lưu hành như châm cứu, lá cây, rễ cây, các loại hạt hay dương vật các loại động vật như dê, gà, sừng tê giác... Ở Việt Nam, việc điều trị RLC ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của thầy thuốc, các quý ông cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng gồm một số a-xít amin cần thiết; dùng các thuốc cổ truyền như sâm, cá ngựa, tắc kè... Đặc biệt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, an toàn.
BS. Nguyễn Thị Lê
Theo SKĐS