Sụt sịt 3 tháng liền, chàng trai đi khám thì phát hiện ra chiếc răng… 20 năm tuổi trong lỗ mũi
Tình trạng dở khóc dở cười này còn được gọi là răng nội sọ (intranasal retained tooth) – có thể bị gây ra bởi chấn thương vật lý hoặc các vấn đề về phát triển.
Theo truyền thông Trung Quốc, một anh trai 30 tuổi đã được “nhổ” chiếc răng siêu kỳ lạ sau khi nó mọc trong… lỗ mũi tới 20 năm theo đúng nghĩa đen.
Cụ thể, chàng trai họ Trương, đến từ vùng Cáp Nhĩ Tân ở phía đông bắc Trung Quốc, đã đến bệnh viện khám vì bị nghẹt mũi trong 3 tháng liền.
Trương rất sốc sau khi biết rằng: Việc nghẹt mũi là do chiếc răng bị gãy trong một tai nạn từ khi cậu 10 tuổi.
Lúc đó, Trương bị gãy 2 chiếc răng nhưng chỉ tìm thấy 1, có ai ngờ cái còn lại đã tọt sâu vào lỗ mũi.
Tình trạng dở khóc dở cười này còn được gọi là răng nội sọ (intranasal retained tooth) – có thể bị gây ra bởi chấn thương vật lý hoặc các vấn đề về phát triển.
Có răng mọc trong lỗ mũi là điều rất hiếm hoi, tỷ lệ chỉ rơi vào 0,1% dân số thế giới.
Trong y văn thế giới, chỉ có khoảng 23 trường hợp tương tự như anh thanh niên họ Trương được ghi nhận trong giai đoạn 1959 – 2008.
Video đang HOT
Vào năm 1999, Trương đã không may ngã từ bậc thang tầng 3 của siêu thị và bị gãy 2 chiếc răng.
Kết quả là, Trương phải khâu nhiều mũi trên mặt nhưng không hề cảm thấy khó chịu trong mũi. Có ai ngờ, chiếc răng gãy kia đã tìm được “bến bờ” mới trong lỗ mũi, vẫn được tiếp máu và phát triển bình thường.
Cho đến 3 tháng trước, Trương bị nghẹt mũi rất nặng, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi trong chính mũi của mình.
Bác sĩ họ Châu, Giám đốc của bệnh viện Cáp Nhĩ Tân cho biết chính ông cũng không hiểu tại sao chiếc răng lại lọt được vào lỗ mũi. Thậm chí còn được tiếp máu và phát triển bình thường.
Còn theo người trợ lý của bác sĩ Châu thì, chiếc răng vốn thuộc về anh chàng họ Trương nên không bị cơ thề thải trừ và vẫn nằm ở đó suốt 20 năm.
Trải qua ca phẫu thuật kéo dài 30 phút từ thứ 6 tuần trước, chiếc răng oái oăm đã được lấy ra khỏi lỗ mũi của họ Trương. Hiện tại, anh chàng đã ở trong tình trạng ổn định và sẽ sớm được xuất viện.
Theo Daily Mail/Helino
Bác sĩ giải đáp: Có nên lo lắng khi em bé mới sinh hắt hơi liên tục hay không?
Nếu ngồi đếm, có những mẹ thấy bé sơ sinh nhà mình hắt hơi đến 10 lần trong ngày và đôi khi hắt hơi 2 - 3 lần liền một lúc. Liệu có đáng lo ngại?
Trẻ sơ sinh có rất nhiều biểu hiện lạ khiến các bà mẹ lo lắng, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Ngoài việc nấc cụt, hay ngáp, ọ ẹ rồi quấy khóc thì những thiên thần bé nhỏ còn thường xuyên hắt hơi. Với trẻ nhỏ, hắt hơi thường là biểu hiện ban đầu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhưng với trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục thì sao, liệu có phải bé sắp ốm hay không?
Tại sao em bé sơ sinh thường xuyên hắt hơi?
Joel Forman, Phó giáo sư khoa nhi và y tế công cộng làm việc tại Trường Y khoa Mount Sinai, New York (Mỹ) giải thích: khi mới sinh, em bé sẽ thở bằng mũi cho đến khi chúng được 3 - 4 tháng tuổi thì bé mới biết thở bằng miệng. Do vậy, bé cần phải làm sạch mũi thường xuyên. Và hắt hơi là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Hắt hơi là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh vì bé cần phải làm sạch mũi thường xuyên (Ảnh minh họa).
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé phải hắt hơi liên tục, bao gồm:
1. Làm sạch tạp chất trong mũi
Trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi và phải chờ đến khi được 3 - 4 tháng tuổi, bé mới bắt đầu thở bằng miệng. Và sẽ rất khó để bé thực hiện một sự chuyển đổi đột ngột từ thở mũi sang thở bằng miệng. Do đó, bé cần hắt hơi thường xuyên để làm sạch mũi và tiếp tục với kiểu thở của mình.
2. Do mũi nhỏ
Trẻ sơ sinh có chiếc mũi nhỏ, đồng nghĩa với đường thở nhỏ. Và đường thở hẹp rất dễ thu hút các hạt bụi từ bầu khí quyển. Do đó, em bé bắt buộc phải hắt hơi để làm thông đường mũi.
3. Để thông một bên mũi bị nghẹt
Em bé thường dễ bị nghẹt một bên mũi do khi bú, lỗ mũi của bé ép vào ngực mẹ nên bị xẹp xuống. Điều này gây cản trở quá trình thở của bé. Thế nên, hắt hơi là cách để bé làm thoát khỏi sự tắc nghẽn.
4. Do sự hiện diện của chất kích thích trong không khí
Các chất kích thích như khói thuốc lá, nước hoa, các hạt bụi... có trong không khí cũng có thể khiến bé hắt hơi. Ngoài ra, nếu bé bị nôn trớ sữa, sữa cũng có thể xâm nhập vào mũi của bé và gây ra kích thích. Vì còn quá nhỏ không thể khịt khịt hoặc xì mũi để loại bỏ tạp chất, bé chỉ có thể lựa chọn cách hắt hơi.
Để ngăn chặn điều này, cha mẹ có thể giữ cho ngôi nhà của mình thông thoáng như lắp đặt quạt hút trong nhà hoặc mở cửa sổ thường xuyên để không khí lưu thông tốt hơn.
5. Do sốt hoặc bệnh
Hắt hơi ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này bao gồm nhiễm trùng hô hấp trên, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển, em bé nhỏ có thể bị lây bệnh cảm từ các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo rằng bất kỳ ai bế con trên tay đều đã rửa tay đúng cách và phải sử dụng chất khử trùng nếu cần trước khi bế em bé. Mà tốt nhất khi bé có dấu hiệu bị cảm, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và được chữa trị kịp thời.
6. Do không khí khô
Vì mũi rất nhỏ nên chất nhầy trong mũi em bé dễ bị khô, nhất là trong những tháng mùa đông hoặc ở những nơi khô ráo hay trong phòng máy lạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé hắt hơi thường xuyên. Để tránh điều này, cha mẹ có thể sử dụng máy xông mũi họng dành cho trẻ sơ sinh, nó sẽ giúp bé không bị khô mũi.
7. Do viêm mũi dị ứng
Nếu bé hắt hơi mọi lúc kèm theo sổ mũi, ho và sốt, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức (Ảnh minh họa).
Viêm mũi dị ứng cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên hắt hơi. Viêm mũi dị ứng xảy ra do bụi, xơ vải hoặc lông động vật. Cha mẹ có thể phòng tránh bảo vệ con khỏi những tác nhân này bằng cách dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, không cho bé tiếp xúc với các loại vật nuôi.
Khi nào cần đưa trẻ đi tư vấn bác sĩ?
Em bé sơ sinh hắt hơi khá thường xuyên trong một ngày và đôi lúc hắt hơi vài cái liên tục là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu bé hắt hơi mọi lúc kèm theo sổ mũi, ho và sốt, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bé thở rất nhanh hoặc thở hổn hển, thì có nghĩa là bé đang bị khó thở, cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện gấp.
Nguồn: Parents, Verywell/toquoc
Mẹo trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả tức thì giúp mẹ vượt qua những ngày mùa đông lạnh giá Nghẹt mũi, sổ mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ hiện nay, đặc biệt là những bé có sức đề kháng yếu. Thay vì sử dụng các loại thuốc tây hay thuốc kháng sinh, các mẹ có thể thử một số mẹo chữa sổ mũi cho bé vừa hay vừa nhanh khỏi sau đây. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa...