Sút cân, mệt mỏi có phải đã mắc ung thư gan?
Bố tôi 54 tuổi, đã điều trị viêm gan B cách đây 3 năm, nhưng sau đó không đi khám lại, tháng gần đây ông bị sút 3kg, mệt mỏi. Tôi đã tìm hiểu và rất lo lắng về bệnh ung thư gan.
Bác sĩ cho hỏi các dấu hiệu của bố tôi có phải ung thư gan không? Để biết chính xác có bị bệnh hay không thì cần làm gì, xét nghiệm nào và chi phí như thế nào? (Huy dũng)
TS.BS Đỗ Anh Tú, Phụ trách cơ sở Tam Hiệp, Trưởng khoa Nội Tam Hiệp, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội):
Về các yếu tố, nguy cơ có thể mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan, thống kê giai đoạn 2010-2016 tại Việt Nam có gần 25.000 ca mắc ung thư gan, thì có đến 2/3 số trường hợp có nhiễm virus viêm gan B, 1/4 trong số đó có viêm gan C. Hiện tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trong quần thể của người Việt Nam chiếm 8-20%. Những người mắc viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn đến 15-20 lần so với người không mắc viêm gan B.
Ung thư gan khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì thế tiên lượng của bệnh thường xấu.
Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C cũng chiếm khoảng 3% dẫn số, nhiễm cả hai loại virus viêm gan này cũng khoảng 3%.
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra là bố bạn 54 tuổi, có viêm gan B thì nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư gan. Tuy nhiên chỉ có dấu hiệu là sút cân thì chưa đầy đủ để chẩn đoán mắc ung thư gan.
Ngoài dấu hiệu sút cân, ung thư gan còn có các triệu chứng như vàng da, đau bụng, nôn/buồn nôn, bụng to lên, ngứa da, sờ thấy khối u ở bụng… Các triệu chứng đó cũng không thể khẳng định một người bị ung thư gan.
Bạn cần đưa bố đi khám để đánh giá thêm, nội soi đường tiêu hóa đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xem xác định có khối u ở gan hay không. Qua đó làm một số xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư nữa để chúng ta có thể khẳng định chẩn đoán.
Về chi phí điều trị cho những trường hợp như thế này, với bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì hầu hết các xét nghiệm đó được bảo hiểm y tế chi trả, và chúng ta phải chi trả rất ít (tuỳ theo mức độ 80% hoặc 100%).
Nếu không có bảo hiểm y tế thì các chi phí đó cũng không quá nhiều. Cần phối hợp các chuyên gia về chẩn đoán hình ảnh, nội soi, phẫu thuật… để làm thế nào chúng ta có thể chẩn đoán được bệnh và qua đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để phát hiện bệnh, người dân nên đi tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C,…).
Để phòng chống ung thư gan, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm máu,… để phát hiện sớm các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan: viêm gan virus B, C, xơ gan,…
Tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B.
Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ gan, viêm gan virus.
Không dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt thuốc chưa rõ nguồn gốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, việc lạm dụng thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan nhất là những bệnh nhân đã có bệnh gan mạn tính và đây là nguy cơ cao cho ung thư gan.
Lạm dụng rượu bia: Việt Nam đứng thứ ba thế giới về số mắc ung thư gan
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội), cho biết: Năm 2018, cứ 100.000 nam giới Việt Nam thì có 39 người mắc ung thư gan, đứng thứ 3 thế giới (sau Mông Cổ và Ai Cập).
Cách tính đơn vị cồn
Đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ghi nhận được tại Việt Nam với 25.335 ca mới mắc và 25.404 ca tử vong/năm.
Lạm dụng rượu bia chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2018, ước tính mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.
Triệu chứng các bệnh lý về gan - Ảnh: Tư liệu Bệnh viện K
Để phòng ngừa ung thư và các bệnh lý về gan, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần trong đó có xét nghiệm máu, siêu âm, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C, xơ gan. Đồng thời, tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B, không tự ý dùng thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Để phòng bệnh về gan và ung thư gan, quan trọng nhất vẫn là giữ cho mình chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, từ bỏ hoặc hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Trường hợp sử dụng rượu bia, nam giới không nên uống quá 2 đơn vị cồn, nữ giới không quá 1 đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn có thể hiểu tương đương 10 gr cồn nguyên chất, khoảng 3/4 lon bia 330 ml (độ cồn 5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hay một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Khi có cảm giác chán ăn, chướng bụng, vàng da, củng mạc (phần màu trắng) của mắt bị vàng, hay nặng hơn là thấy mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân, đau tức hạ sườn phải, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Theo Thanh niên
Thanh niên 28 tuổi có 10 năm nghiện rượu, cay đắng phát hiện mắc ung thư gan Sau hơn 10 năm nghiện rượu, xơ gan không điều trị triệt để, nam thanh niên vào viện với biểu hiện đau bụng, sút cân, ăn uống không ngon miệng, sức khỏe yếu và được chẩn đoán bị ung thư gan. Hình ảnh chụp CT 128 dãy ổ bụng bệnh nhân nam (hình ảnh khối u gan được bôi màu tím). Ngày 2/12,...