Sụt cân bất thường có nguy hiểm hay không?
Nếu vẫn ăn uống và hoạt động như bình thường, nhưng sao lại giảm cân? Vậy giảm cân đó là bình thường hay bất thường?
Thế nào là giảm cân?
Trọng lượng cơ thể được xác định bởi lượng calo của một người đưa vào, khả năng hấp thụ, tỷ lệ trao đổi chất, và tiêu hao năng lượng do vận động thể lực. Sụt cân có thể phản ánh do giảm lượng thức ăn, giảm sự hấp thụ thức ăn, tăng yêu cầu trao đổi chất, hoặc sự kết hợp của ba yếu tố trên. Về lý thuyết, khi bạn đưa năng lượng vào nhiều nhưng năng lượng tiêu hao (do vận động thể lực, do chuyển hóa cơ bản) thấp thì bạn sẽ có chiều hướng tăng cân. Nếu năng lượng đưa vào bằng năng lương tiêu hao thì sẽ đứng cân. Còn khi năng lượng đưa vào thấp hơn năng lượng tiêu hao thì bạn sẽ giảm cân.
Ý nghĩa lâm sàng giảm cân có thể được định nghĩa là mất khoảng 4,5 kg hoặc giảm 5% so với của trọng lượng cơ thể bình thường trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng là bất thường. Trọng lượng mất mát này có thể là do chủ động hay không do chủ động. Do chủ động nghĩa là bạn cố ý giảm cân vì lý do thẩm mỹ hay do vì sức khỏe mà bạn thay đổi cách thức, chế độ ăn uống hoặc chế độ vận động… Giảm cân không do chủ động là dấu hiệu thường xuyên gặp phải, là dấu hiệu phổ biến hơn ở người lớn tuổi, và thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hoặc rối loạn tâm thần. Do đó, giảm cân không chủ động nên cần được chú ý.
Những nguyên nhân phổ biến nào gây ra giảm cân không chủ động?
Giảm cân đi kèm tăng cảm giác ăn ngon miệng: cường giáp, đái tháo đường không kiểm soát, giảm hấp thu thức ăn, bướu tuyến thượng thận.
Giảm cân đi kèm mất cảm giác ăn ngon miệng: ung thư, bệnh nhiễm trùng mãn tính, bệnh nội tiết, bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh lý tâm thần kinh, bệnh thần kinh, bệnh tổ chức liên kết, do thuốc…
Dấu hiệu sụt cân gợi ý bệnh?
Giảm cân với sự thèm ăn bình thường hoặc tăng:
- Cường giáp có thể hiện diện với cảm giác trong người nóng, ra mồ hôi, rụng tóc, đánh trống ngực, tăng sự thèm ăn, căng thẳng, mất ngủ, nuốt nghẹn mắt lồi, run tay, bướu cổ và vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như thiểu kinh…
- Đái tháo đường: thường biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và khát nước nhiều. Đó là những dấu hiệu thường dẫn bệnh nhân đến khám nhưng nhiều khi không đầy đủ các dấu hiệu như vậy.
- Kém hấp thu thường được thể hiện với giảm cân, tiêu chảy kéo dài với mùi phân hôi thối và kéo theo có sự liên quan đến giảm sự hấp thụ protein, chất béo, vitamin, và các chất điện giải.
- Bướu tuyến thượng thận: xuất hiện với cơn cao huyết áp kèm theo lo lắng, nhức đầu, cảm giác hồi hộp vùng tim, diaphoresis và xanh xao. Một số bệnh nhân (BN) có thể có dấu hiệu biểu hiện tăng chuyển hóa như: nóng, đổ mồ hôi, và giảm cân. Bướu tuyến thượng thận cũng có thể không có triệu chứng và phát hiện tình cờ.
Giảm cân với sự giảm cảm giác ngon miệng:
Video đang HOT
- Ung thư thường biểu hiện với triệu chứng không đặc hiệu như: mệt mỏi, giảm cân, ra mồ hôi ban đêm, sốt nhẹ và giảm sự thèm ăn. Nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào địa điểm chính của ung thư.
- Bệnh lý nhiễm trùng như: bệnh lao, bệnh nấm, nhiễm ký sinh trùng, và virút suy giảm miễn dịch của con người (nhiễm HIV) có thể gây ra tình trạng giảm cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, đau khớp và giảm sự thèm ăn.
- Suy thượng thận: biểu hiện chán ăn, thờ ơ, giảm cân, buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ và tiêu chảy như là kết quả của sự thiếu hụt cortisol. BN suy thượng thận tiên phát có thể có những biểu hiện của sự thiếu hụt aldosterone chẳng hạn như hạ huyết áp tư thế đứng, và có hiện thượng tăng sắc tố, đặc biệt ở vùng khuỷu tay, đầu gối, niêm mạc miệng, và vết sẹo sau phẫu thuật. Ở phụ nữ, mất androgen thượng thận dẫn đến giảm lông mu.
- Suy tim sung huyết: thường biểu hiện với mệt mỏi và khó thở lúc nghỉ ngơi hoặc gắng sức, đi kèm phù, tím tái, gan to và cổ trướng… Chính tình trạng sức khỏe kém nên thường là biểu hiện giảm cân và giảm sự thèm ăn.
- Bệnh phổi thường biểu hiện với khó thở lúc nghỉ ngơi hoặc gắng sức tối thiểu, ho và khạc đàm. BN có bệnh phổi thường xuyên thể hiện một cơ thể suy nhược, thở nhanh, thở khò khè, xanh tím, biến dạng lồng ngực, đầu ngón tay…
- Rối loạn tâm thần kinh luôn được xem xét khi không xác định một nguyên nhân thực thể nào đó là nguyên nhân gây ra việc giảm cân. Giảm trọng lượng và giảm đi sự thèm ăn được tìm thấy khoảng 70 – 80% BN trầm cảm có mức độ từ trung bình đến nặng.
- Chứng phụ thuộc thuốc và chất gây nghiện, đặc biệt là nghiện rượu, thuốc lá, opioid, cocaine, thuốc kích thích, thường dẫn đến chứng biếng ăn và giảm cân.
Các BS sẽ tìm hiểu nguyên nhân ra sao?
Các BS đánh giá với một bệnh sử toàn diện, thăm khám lâm sàng với sự quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống và các yếu tố tâm lý xã hội. Điều quan trọng là xem xét sử dụng thuốc, vì có những loại thuốc có thể gây chán ăn. BN cũng sẽ được kiểm tra có liên quan đến chứng bệnh trầm cảm hay lo âu nào đó hay không? Các xét nghiệm hoặc cận lâm sàng khác thích hợp sẽ được BS chỉ định khi cần đánh giá sâu hơn hoặc để loại trừ dựa vào bệnh sử và những phát hiện trên lâm sàng.
- Một số xét nghiệm máu cơ bản có thể được thực hiện: như công thức máu đầy đủ để tìm nhiễm trùng, thiếu máu xét nghiệm sinh hóa để tìm bằng chứng của bệnh đái tháo đường, chứng tăng canxi huyết, rối loạn chức năng thận (ure, creatinine, BUN). SGOT, SGPT và bilirubin để đánh giá cho các rối loạn chức năng gan. Xét nghiệm bệnh lý tuyến giáp thông qua T3, T4, TSH… tốc độ lắng máu và CRP để tìm bệnh lý mô liên kết hoặc nhiễm trùng mãn tính, và xét nghiệm nước tiểu để tìm bằng chứng của nhiễm trùng, bệnh thận, hoặc mất nước.
- Hiện nay có xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư cũng có thể hỗ trợ phần nào trong chẩn đoán và theo dõi.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân xét được chú ý để loại trừ các bệnh ác tính đường tiêu hóa.
- Chụp X-quang ngực có thể được xem xét để đánh giá khả năng ung thư phổi, bệnh phổi, suy tim sung huyết, bệnh lao và áp- xe phổi.
- Chứng kém hấp thu chất béo được đề xuất bởi xác định chất béo trong phân bằng nhuộm Sudan và khẳng định chất béo trong phân trong 72 giờ. Sinh thiết ruột non là một thử nghiệm có giá trị trong chẩn đoán phân biệt các rối loạn kém hấp thu.
- Ung thư đường tiêu hóa nên được đánh giá bằng nội soi đại tràng và nội soi dạ dày thực quản. Siêu âm bụng có thể được chỉ định để đánh giá gan, thận, tuyến tụy. Chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp CT, chụp cộng hưởng từ được sử dụng để chẩn đoán khối u rắn hoặc tổn thương di căn. X-quang thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh di căn xương. Sinh thiết tủy xương phải được thực hiện khi một bệnh ác tính nghi ngờ.
- Suy tim sung huyết được xác nhận bởi đo điện tim, siêu âm tim.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được phát hiện bởi thử nghiệm chức năng phổi và khí máu động mạch.
- Việc đánh giá các bệnh mô liên kết bao gồm chụp X-quang, phân tích dịch khớp, xét nghiệm máu tìm yếu tố dạng thấp (nếu viêm khớp dạng thấp là nghi ngờ), các globulin miễn dịch huyết thanh, kháng thể kháng nhân và subtypes (nếu nghi ngờ lupus ban đỏ hệ thống)
Theo SK&ĐS
Tàn phế, suy thận... mới biết bị đái tháo đường
67% người Việt Nam biết mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là do biến chứng. Đa số chỉ phát hiện bệnh khi đã quá muộn và quá nặng, bị mù, suy thận, loét tứ chi...
Những biến chứng khủng khiếp
Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, ngụ ở TP.HCM) nhập BV Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác, lở loét lan rộng chỉ sau một lần trót cắt lẹm móng chân. Chỉ đến khi xét nghiệm máu và được bác sĩ chỉ định tháo khớp bàn chân, bà mới biết mình bị ĐTĐ đã lâu năm và loét chân chỉ là một trong nhiều biến chứng mà bệnh này gây ra.
Trong những bệnh nhân cùng điều trị ở khoa Nội tiết với bà Phan, nhiều người bị biến chứng rất nặng như liệt dạ dày, chảy máu đáy mắt(có người mù lòa) hoặc suy thận đến mức phải lọc máu 3 lần/tuần (với phí chạy thận 500 ngàn đồng/lần).
Bà Phan cũng được biết bà và các bệnh nhân này bị ĐTĐ hàng chục năm nay mà không thấy triệu chứng nào, cho đến khi các biến chứng nói trên xuất hiện.
TS. Nguyễn Thị Bích Đào - Trưởng khoa Nội tiết BV Chợ Rẫy, Trưởng bộ môn Nội tiết ĐH Y Dược TPHCM cho biết, bệnh ĐTĐ điển hình có các triệu chứng: mệt mỏi, tiểu nhiều, khát, uống nhiều nước, gầy, nhìn mờ, sút cân, luôn đói, nhiễm khuẩn âm đạo... Song, người mắc ĐTĐ thường trải qua giai đoạn không có bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm, do đó có tới 65% bệnh nhân ĐTĐ khi được chẩn đoán không biết mình đã mắc bệnh. Đây chính là nguyên nhân của trên 80% bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng tim mạch tử vong, 40% bệnh nhân ĐTĐ nhập viện phải cắt cụt chi, rất nhiều người bị biến chứng mù mắt....
Một trong những biến chứng trầm trọng mà thầy thuốc chưa thực sự quan tâm đến và bệnh nhân ngại bày tỏ, theo TS. Đào, là tình trạng bất lực ở các nam bệnh nhân ĐTĐ.
Vào viện muộn, tử vong sớm
TS. Nguyễn Thị Bích Đào cảnh báo: ĐTĐ là một trong những căn bệnh không lây nhiễm nhưng nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh chóng. Do bệnh diễn biến thầm lặng, không có biểu hiện ra bên ngoài, người dân Việt Nam lại chưa có thói quen kiểm tra sức khoẻ định kỳ (nhất là xét nghiệm máu để đo đường huyết) nên hiếm ai phát hiện sớm được căn bệnh này. ĐTĐ thường chỉ được tình cờ phát hiện khi người dân đi khám chữa bệnh khác, hoặc khi đã xuất hiện những biến chứng rất nặng nêu trên.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ từng cấp cứu nhiều trường hợp hôn mê có người tử vong đột ngột do đường huyết quá cao (do không dùng thuốc hoặc không kiểm soát chế độ ăn) hoặc do đường huyết quá thấp (do nhịn đói hay dùng thuốc quá liều), hoặc do biến chứng nặng làm tổn thương nhiều cơ quan nội tạng. Nguyên nhân là người bệnh ĐTĐ không biết các triệu chứng ban đầu và không nghĩ đến việc kiểm soát đường huyết.
Không ít bệnh nhân cũng bị đe doạ tính mạng do bỏ mặc đường huyết sau một thời gian điều trị, khi thấy trong người khoẻ hơn và nghĩ bệnh đã khỏi.
Bệnh nhân đã vậy, ngay cả cán bộ y tế cũng mắc sai lầm trong điều trị bệnh khiến tỷ lệ người mắc và chịu biến chứng ĐTĐ gia tăng chóng mặt. TS Nguyễn Văn Tiến- Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết tại nhiều bệnh viện tuyến cơ sở, do trang thiết bị thiếu, không có bác sĩ chuyên về nội tiết nên nhiều bệnh nhân ĐTĐ bị chẩn đoán nhầm, điều trị mãi không khỏi, đến khi chuyển lên tuyến trên thì bác sĩ bó tay vì biến chứng quá nặng.
Chống biến chứng ĐTĐ bằng thảo dược
Các chuyên gia khuyên, người may mắn phát hiện sớm ĐTĐ có thể dùng thực phẩm chức năng, kèm theo chế độ ăn uống, tập thể dục phù hợp. Trường hợp đã phát bệnh thì nên phòng biến chứng bằng cách khống chế đường huyết dưới mức cần thiết.
Để kiểm soát và ngăn chặn biến chứng của bệnh ĐTĐ, người bệnh cần theo dõi cả 3 chỉ số: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và đặc biệt là HbA1C (HbA1C là chỉ số mới được phát hiện, giúp phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng gần nhất): theo dõi chỉ số HbA1C tối thiểu 2 lần/năm.
TS Trần Văn Ơn - Trưởng bộ môn Thực vật ĐH Dược Hà Nội cho biết, khi mà thế giới chưa có thuốc trị ĐTĐ thì dân gian đã sử dụng Dây thìa canh (tên khoa học là Gymnema sylvestre) để cải thiện chất lượng sống cho người bị chứng tiểu ngọt (kiến bâu). 100 nghiên cứu đã được thực hiện và chứng minh tác dụng của loài thảo dược này trong việc hạ đường huyết, giảm HbA1C cho bệnh nhân ĐTĐ. Sử dụng dịch chiết Dây thìa canh 400mg/ngày trong 3 tháng, mức đường huyết trước bữa ăn, sau bữa ăn và HbA1C của bệnh nhân giảm lần lượt 11%, 13%, và 0,6%.
Tại Việt Nam, Dây thìa canh lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2006 trong nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Dược Hà Nội. Kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dược học (Bộ Y tế) số 391 tháng 11/2008 cho thấy Dây thìa canh tại Việt Nam cũng có tác dụng tương đương Dây thìa canh ở nhiều nước khác. Nghiên cứu này đã được chuyển giao cho công ty TNHH Nam Dược để tạo ra sản phẩm chuẩn hóa, có chất lượng cao, sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới) sản phẩm có tên là DIABETNA. Sau hơn 2 năm có mặt trên thị trường, DIABETNA đã khẳng định tác dụng toàn diện trong điều trị ĐTĐ, mang lại cuộc sống vui khỏe cho nhiều bệnh nhân.
Hàng năm số người chết vì các bệnh liên quan đến ĐTĐ tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. ĐTĐ làm giảm tuổi thọ trung bình từ 5 - 10 năm và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, lở loét. Cứ 10 giây, có 1 người chết do bệnh ĐTĐ và các biến chứng.
Đến năm 2025 sẽ có 324 triệu người (5,4% dân số thế giới) mắc bệnh ĐTĐ, con số hiện nay là hơn 220 triệu người. Tỷ lệ mắc ĐTĐ sẽ tăng nhanh (170%) ở các nước đang phát triển. Tổng số tiền thế giới phải chi cho điều trị bệnh ĐTĐ vào năm 2025 sẽ gần 400 tỷ USD. (Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO)
Bảo Trung
Theo Dân Trí
6 bệnh do nghiện rượu mà ra Nếu bạn dùng quá nhiều rượu sẽ sinh ra các bệnh liên quan đến gan, rối loạn tâm thần và hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày và bệnh tim. Một chút rượu bia có thể không gây tác động xấu đến sức khỏe con người, nhưng nếu bạn dùng quá nhiều rượu sẽ sinh ra các bệnh...