Susu – Quán ăn Việt ẩn mình nhưng đình đám ở Bắc Kinh
Nhà hàng Susu luôn ở vị trí nhất nhì trong các bảng bình chọn về ẩm thực Việt ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Là một siêu đô thị với hơn 21 triệu dân, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) là nơi tập trung nhiều quán ăn các nước, đặc biệt là châu Á. Các quán ăn Việt cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều tại đây. Trong số đó, Nhà hàng Susu luôn ở vị trí nhất nhì trong các bảng bình chọn về ẩm thực Việt.
Quán Susu ở Bắc Kinh.
Không biển hiệu, không quảng cáo rầm rộ, nhưng mỗi buổi trưa và buổi tối, Nhà hàng Susu đều kín khách. Thậm chí vào ngày nghỉ, nếu không đặt trước, thực khách sẽ không có chỗ ngồi và phải đợi khá lâu.
Chị Amy, chủ quán chia sẻ: “Quán về mùa đông chỉ phục vụ được 60 khách trong nhà. Mùa hè khi tận dụng khoảng sân được tầm 80 khách. Từ tháng 3 tới tháng 10 là mùa cao điểm. Mọi người rất thích ngồi ở sân, đặc biệt là dưới tán cây, rất phong cách Đông Nam Á. Vì chỗ ngồi ít nên từ khi mở cửa chúng tôi đã thực hiện chế độ đặt bàn”.
Video đang HOT
Susu nằm thu mình trong một ngõ nhỏ giữa lòng thủ đô Bắc Kinh, cách điểm du lịch nổi tiếng Cố Cung chỉ hơn 1km. Nhìn bên ngoài, quán giống như bất cứ kiến trúc truyền thống Tứ Hợp Viện nào ở đây và chính nét cổ kính ấy đã làm nhiều thực khách có thiện cảm bên cạnh những món ăn tươi ngon, hấp dẫn.
Anh Dương Văn Quân, một khách quen của quán cho biết: “Bữa trưa, bữa tối thỉnh thoảng ăn bát phở, tôi thấy rất dễ chịu, lại vừa đủ năng lượng cho một buổi chiều. Ở đây, dù là hương vị hay nguyên liệu món ăn, khi kết hợp lại đều dễ chịu. Quán lại là một Tứ hợp viện, rất tiện cho việc trò chuyện, trao đổi. Khoảng sân trời cũng rất đẹp, mùa hè hẹn gặp bạn bè, uống trà chiều ở đây rất thoải mái”.
Chị Trương Quỳnh, một thực khách Bắc Kinh nói: “Trước tôi thường xuyên cùng bạn bè đến đây ăn tối, ăn xong chúng tôi lên tầng 2 uống chút rượu. Ở Bắc Kinh, món phở của quán khá chuẩn vị, rất giống phở tôi đã ăn ở Việt Nam, đặc biệt là phở bò, nước phở đậm đà. Không gian quán rất thoải mái với những người trẻ chúng tôi. Nhạc cũng rất hay. Điều đó cho thấy chủ quán rất có gu”.
Quán bắt đầu kinh doanh các món ăn Việt vào năm 2011, là kết quả sau nhiều tháng chuẩn bị của cặp đôi với vợ là chị Amy, người Trung Quốc, làm trong lĩnh vực văn hóa và chồng là anh Jonathan, một nhà báo Mỹ với gu ẩm thực tinh tế.
Với chị Amy, việc mở quán ăn Việt Nam vô cùng đơn giản, bởi cả hai vợ chồng chị cùng thích món ăn Việt. Đó cũng là một trong những lý do quan trọng làm nên thành công của Susu: “Ngay từ những ngày đầu cho đến nay, chúng tôi luôn đòi hỏi nguyên liệu món ăn phải tươi, bởi yêu cầu của món ăn Việt là tươi. Còn một lý do khách quan là bếp của chúng tôi nhỏ, nên thức ăn ngày nào hết ngày đó. Nhiều khi chỉ hơn 8h tối là phở và một số món đã hết rồi. Thứ 2 là không được có phụ gia. Mọi thứ đều phải nguyên vị. Như nước phở phải ninh 20 tiếng hay Chả cá Lã Vọng phải là cá tươi ướp trong ngày. Đòi hỏi về nguyên liệu của chúng tôi là rất cao. Ngoài ra, bếp trưởng Quyền làm cho chúng tôi từ năm 2011 và cậu ấy là một đầu bếp thiên tài”.
Được coi là người giữ hồn của quán, đầu bếp người Việt Lê Ngọc Quyền, bếp trưởng của nhà hàng Susu luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe về món ăn, từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến, đến cách trình bày, mang ra và giới thiệu cho thực khách về xuất xứ, ý nghĩa của mỗi món ăn với từng vùng miền của Việt Nam. Không những thế, thực đơn Nhà hàng phải phong phú và luôn thay đổi theo mùa. Quan trọng hơn là vừa phải đảm bảo cách làm truyền thống, vừa có những thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của thực khách.
Anh Quyền chia sẻ: “Cách làm cũng phải đạt được tính thẩm mỹ, để khách hàng cảm thấy món ăn này mặc dù đã ăn ở Việt Nam nhưng khi trở lại Bắc Kinh thì được nâng lên một tầm cao hơn. Để có được điều này, tôi đã phải có những sáng tạo về cách bày trí và kết hợp nguyên liệu sao cho hài hòa và hấp dẫn hơn”.
Vốn chỉ định duy trì kinh doanh một nhà hàng Việt, nhưng do nhận được sự đánh giá rất cao từ nhiều trang mạng ẩm thực, đặc biệt là được kênh CNN và trang du lịch hàng đầu thế giới Trip Advisor bình chọn là “Nhà hàng có món ăn Việt ngon nhất Bắc Kinh”, vợ chồng chị Amy quyết định mở thêm một nhà hàng mới gần đó lớn hơn quán Susu cũ và đặc biệt là thêm một quán chuyên bán phở Việt vào buổi sáng.
Mong ước của chị Amy là để phở, món ăn được gọi nhiều nhất ở Susu, trở lại đúng với những gì quen thuộc thường thấy ở Việt Nam – bán trong những quán lề đường, và mô hình quán Phở ăn sáng này sẽ sớm được nhân rộng đến từng con phố ở Bắc Kinh/
Theo VOV
Nhật lại bác đề nghị của Hàn tổ chức họp về các hạn chế xuất khẩu
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc ngày 29/7 cho biết đã đề xuất cuộc họp với người đồng cấp Nhật Ahmedhige Seko ở Bắc Kinh nhưng phía Nhật trả lời không thể tổ chức cuộc họp đó vì lịch trình của ông Seko.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Yonhap đưa tin, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee ngày 29/7 cho biết Hàn Quốc vẫn sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản về các hạn chế xuất khẩu, vốn có thể sẽ được Tokyo mở rộng trong tuần này, bất chấp việc Nhật Bản tiếp tục bác bỏ kêu gọi tiến hành một cuộc gặp để giải quyết vấn đề gây tranh cãi này.
Phát biểu với các phóng viên ở Sejong, bà Yoo nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản bất cứ lúc nào."
Bà Yoo cho hay Bộ Thương mại Hàn Quốc đã đề xuất một cuộc họp với người đồng cấp Nhật Bản của bà là ông Ahmedhige Seko bên lề Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến diễn ra từ ngày 2-3/8 tới, tại Bắc Kinh.
Bà Yoo nhấn mạnh: "Nhưng chúng tôi đã nhận được câu trả lời rằng không thể tổ chức cuộc họp đó do lịch trình của ông Seko."
Nhật Bản dự kiến mở rộng biện pháp kiểm soát xuất khẩu các nguyên liệu công nghệ cao chủ chốt sang Hàn Quốc trong tuần này bằng cách loại Seoul khỏi danh sách 27 quốc gia được cấp thủ tục xuất khẩu ưu đãi, sau ngày 4/7vừa qua - thời điểm bắt đầu thực thi biện pháp hạn chế vận chuyển ba nguyên liệu chính quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn và các loại màn hình./.
Theo (Vietnam )
Trung Quốc bất ngờ xuống nước trước vòng đàm phán mới với Mỹ? Hàng triệu tấn đậu nành được vận chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc sau cuộc gặp giữa lãnh đạo 2 nước tại Osaka, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 28/7 đưa tin. "Trung Quốc yêu cầu các nhà cung cấp Mỹ cung cấp đậu nành, bông, thịt lợn, miến và các nông sản khác từ ngày 19/6 và một số thương vụ...