Suri có tật “cắn tay” sau ngày đầu đi học
Cách đây 2 hôm, Suri đã bước vào ngày học đầu tiên ở trường. Cô bé được mẹ đưa đi bằng xe từ sáng sớm. Suri cực xinh nhưng dường như cô bé khá hồi hộp nên liên tục cắn ngón tay trỏ.
Suri “cắn tay” trong ngày đầu đi học
Chẳng biết có phải từ đó mà Suri có thói quen “cắn tay” này hay không mà lần xuất hiện mới nhất, cô bé cũng bị bắt gặp với hành động tương tự. Đi cùng mẹ tới một cửa hàng bánh ngọt, Suri liên tục đòi mẹ bế. Trong cửa hàng, cánh săn ảnh lại bắt gặp Suri cho tay vào miệng rất nhiều lần.
Cùng nghía những hình ảnh nổi bật:
Video đang HOT
Theo TTVN
Khi học trò lớp 1 "lệch pha"
Nếu như trước đây, học trò lớp 1 thường "làm dữ" trong những ngày đầu đi học thì bây giờ, nhờ được "rèn" từ bậc mầm non, việc đến trường của trẻ thuận lợi hơn. Những trẻ bỏ qua bước đệm này thì bị "lệch pha" rất rõ so với bạn bè.
Trẻ lớp 1 dạn dĩ
Khóc thét, bám chặt lấy bố mẹ không chịu vào lớp, sợ sệt trước cô thầy, bạn bè... là những hình ảnh quen thuộc từ lâu nay đối với học trò đầu cấp bậc tiểu học dường như đang dần trở vào dĩ vãng khi giờ đây, ngay từ những ngày đầu đến trường, học trò lớp 1 đã rất dạn dĩ, tự tin.
Trẻ lớp 1 ngày càng dạn dĩ trong ngày đầu đến trường.
Các em dễ dàng vào lớp, dễ làm quen với thầy cô, bè bạn, biết cách xếp hàng cũng như biết giơ tay khi cần phát biểu, xin đi vệ sinh khi có nhu cầu... Những tác phong và thói quen này, hầu hết các em đã được chỉ dẫn và thực hiện từ bậc mầm non, đặc biệt là ở khối lớp lá (5 tuổi).
Chị Nguyễn Thị Duyên, ngụ ở phường Cô Bắc, Q. Phú Nhuận, TPHCM cho biết, năm nay cô con gái thứ 2 vào lớp 1, chị rất lo lắng vì trước đây gia đình hết sức khổ sở mất đến nửa năm trời, cậu con trai đầu mới qua nổi "cửa ải" lớp 1. Chị Duyên hình dung, mình sẽ phải quát nạt ép con vào lớp, rồi nhìn cảnh con khóc lóc đòi mẹ, về nhà thì mê sảng, sợ hãi... nhưng điều đó đã không xảy ra.
"Ngày đầu tựu trường, cháu có hơi rụt rè một chút. Sau hai buổi nhà trường tổ chức làm quen cho học trò lớp 1, cháu đến lớp rất nhẹ nhàng, vui vẻ lắm!", chị Duyên nói.
Cô Huỳnh Thị Bực, hiệu trưởng Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TPHCM) cho hay, trước đây những ngày đầu năm, lúc nào trường tiểu học cũng "náo động" bởi tiếng khóc hay các phản ứng của HS lớp 1. Rất đông các em sợ sệt, không chịu vào lớp... Nhưng giờ đây, trẻ lớp 1 cũng rất dạn dĩ, chóng quen với việc đến trường nên GV đầu cấp bớt cực hơn rất nhiều.
"Như năm nay, đến giờ chúng tôi không gặp trường hợp học trò lớp 1 nào bị "sốc", phản ứng mạnh khi đến lớp. Các em cũng chóng thích nghi với nề nếp trường học, biết cách vệ sinh cá nhân", cô Bực phấn khởi.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 đánh giá, do bây giờ phần lớn HS lớp 1 đã trải qua chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi ở mẫu giáo nên việc đến trường không còn phức tạp, căng thẳng. Trường tiểu học gần như không còn cảnh "mắt ướt nhạt nhòa" của học trò, nên GV giảm tải được rất nhiều.
Thiệt thòi cho trẻ "lệch pha"
Chương trình giáo dục ở trường mầm non hiện nay giúp trẻ hình thành các phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, tạo tiền đề để vào lớp 1. Nhờ thực hiện chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, trẻ khi vào lớp 1 có bước "lột xác" rất rõ so với trước, nhanh chóng thích nghi với môi trường học đường.
Trong khi bạn bè dễ dàng thích nghi với trường lớp thì vẫn có những trẻ bị "lệch pha" rõ do thiếu hụt các kỹ năng từ trường mầm non. (Ảnh có tính chất minh họa)
Tuy nhiên hiện nay, công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay ở các thành phố lớn, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng trường mầm non đơn thuần chỉ là nơi "trông trẻ" nên không cho con đến trường, thay vào đó họ cho con học chữ, học làm toán trước. Những ngày đầu đến trường, trẻ không trải qua chương trình mầm non có sự "lệch pha" rất rõ so với sự vượt trội của số đông bạn bè. Điều này không chỉ thiệt thòi cho chính các em mà còn thêm bài toán khó cho GV lớp 1 khi sự chênh lệch về mức độ thích nghi của học trò quá lớn.
BS Nguyễn Văn Ca, Phó khoa Tâm thần kinh, bệnh viện 175 (TPHCM) cho hay, những trường hợp trẻ vào lớp 1 gặp phải các triệu chứng sợ trường lớp như nôn ói, đau đầu, đau bụng... xuất hiện chủ yếu ở trẻ không được làm quen với các "bước đệm" ở trường mầm non, xuất phát từ việc trẻ sợ sự chia ly, xa cách với người thân trong gia đình. Nếu không được khắc phục kịp thời, có thể ảnh hưởng lâu dài đến việc học tập trong tương lai của trẻ.
Với trẻ không đi học mầm non, lại không được chuẩn bị tâm thế vào lớp 1, riêng việc để các em chịu tách bố mẹ vào lớp học đã rất khó khăn, chưa kể đến việc thích nghi với bạn bè, thầy cô hay sinh hoạt, cách ăn uống ở trường hay các phẩm chất cơ bản khác như sức khỏe, ngôn ngữ, cảm xúc... Đi cùng với đó có thể xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau đầu, đau bụng... vì phản ứng sợ trường lớp.Bà Tôn Nữ Phương Thắm, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp) cho hay, không phải tất cả HS vào lớp 1 đều đã tham gia phổ cập mầm non, sự chênh lệch giữa các họ trò rất lớn lại là khó khăn cho GV trong công tác giảng dạy.
"Một lớp chỉ vài em chưa học mầm non, GV đã rất mệt và chính các em cũng bị thiệt thòi hơn nhiều do thích nghi chậm hơn bạn bè và chậm hình thành các phẩm chất, yêu cầu cơ bản với trẻ lớp 1. Vấn đề không phải ở biết chữ trước hay không mà là khả năng làm quen với môi trường học tập độc lập của các em như thế nào", bà Thắm bày tỏ.
Năm học 2011 - 2012, TPHCM có 87.736 trẻ 5 tuổi đến trường, đạt 98% số trẻ em trong độ tuổi. Đến nay, chỉ mới 6/24 quận huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. Một trong những rào cản lớn nhất trong việc huy động trẻ ra lớp hiện nay là phụ huynh cho con ở nhà để học chữ trước khi vào lớp 1, cho rằng việc học ở mầm non là không cần thiết.
Hoài Nam
Theo dân trí