Super League lại “ám” sân cỏ châu Âu
Cứ vài năm, Super League lại làm đau đầu giới quản lý bóng đá châu Âu, chủ yếu ở khả năng “hủy hoại” đấu trường danh giá Champions League.
Năm 2016, đại diện 11 đội bóng hàng đầu châu Âu đã tham dự một cuộc họp kín tại London (Anh), bàn bạc việc rời bỏ Champions League, ly khai luôn giải Vô địch quốc gia mà họ là thành viên để tham gia vào một sân chơi mới mà cả nhóm sẽ là đồng sáng lập viên với tên gọi UEFA Super League. Dự kiến có thêm 5 đội bóng tên tuổi khác được mời tham gia để hoàn chỉnh thể thức thi đấu bao gồm 16 đội, không có lên xuống hạng và các khoản thu cũng được hứa hẹn ở mức rất cao.
Hai năm sau, trang Football Leak lần đầu tung ra danh sách 11 “phản đồ” kể trên mà khi tiếp cận, chẳng mấy ai cảm thấy bất ngờ vì chỉ gồm toàn những cái tên sừng sỏ, như Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich, PSG, Juventus, AC Milan, Man United, Arsenal, Chelsea, Man City và Liverpool… Thậm chí, những vị “khách mời” cũng chẳng xa lạ gì như Atletico Madrid, Marseille, Dortmund, Inter Milan và AS Roma được nêu đích danh.
Điều khá lạ lùng là chính những “nhân vật” trong cuộc lại phủ nhận nguồn tin được nhật báo Der Spiegel (Đức) đăng tải. Gay gắt nhất trong số này chính là Bayern Munich khi đội bóng số 1 Bundesliga khi đó phải ra thông cáo báo chí, nói rõ việc không liên quan gì đến “Super League”, không hề tham dự bất cứ cuộc họp kín nào về vấn đề này, đồng thời chưa từng có ý định ly khai cả Bundesliga lẫn các cúp châu Âu do UEFA tổ chức. Các đội bóng khác cũng từ chối bình luận về vụ việc.
Những ai quan tâm đến vấn đề đều hiểu, các “ông lớn” châu Âu chưa khi nào hài lòng với cơ chế hiện hành của các cúp châu Âu, bất chấp UEFA đã hai lần cải cách sâu rộng các giải đấu để bảo đảm quyền lợi của các tên tuổi lớn vốn có sức hút mạnh mẽ từ người hâm mộ lẫn các đối tác thương mại. Chỉ có điều, khi kế hoạch “ra riêng” còn chưa hoàn chỉnh, chẳng đội bóng nào đơn phương thể hiện sự đối đầu với UEFA mà phía sau còn có cả thế lực hùng hậu FIFA “chống lưng”.
Bóng đá không lên xuống hạng sẽ nhàm chán trong mắt khán giả Ảnh: REUTERS
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, cuộc khủng hoảng tài chính của bóng đá trên khắp cựu lục địa như chất xúc tác mạnh mẽ để Super League lại trở thành vấn đề thời sự. Sự mong manh, thiếu chắc chắn từ UEFA trong việc quán xuyến mọi hoạt động bóng đá chính là điều kiện cực tốt cho những cuộc ly khai mà các “đại gia” châu Âu hướng tới. Nhìn thấy khả năng mọi giải đấu lớn cần phải được thiết lập lại do đại dịch, những nhà đầu cơ lọc lõi lại quyết định vào cuộc hòng kiếm chác.
Chủ tịch CLB Juventus Andrea Agnelli được xem là người tích cực nhất trong “dự án” UEFA Super League, lâu lâu lại khiến đấu trường châu lục “nổi sóng” đôi chút nhưng việc tái cấu trúc bóng đá châu Âu phải đâu chuyện đùa. 16 hoặc 22 đội bóng dự một giải đấu có 1 tỉ bảng tiền thưởng xem ra cũng hấp dẫn nhưng sau đó là gì? UEFA dọa cấm những ai thi đấu ở Super League không được tham dự EURO còn FIFA cũng “tiếp sức” bằng việc cấm tiếp những cầu thủ này tranh tài ở World Cup. Sự nghiệp cầu thủ, ngoài các khoản thu nhập, ai cũng muốn được khoác áo tuyển quốc gia chơi các giải lớn. Chấp nhận bó hẹp hoạt động chỉ ở một giải đấu, sau vài mùa có thể bị thải loại… là đánh đổi quá lớn đối với một cầu thủ.
Giật mình chuyện CLB Trung Quốc dùng gần 3000 tỷ đồng chỉ để nhập tịch cầu thủ, muốn "nhảy cóc" tới World Cup
CLB Guangzhou Evergrande là đội bóng Trung Quốc tích cực nhất trong công cuộc nhập tịch cho những cầu thủ nước ngoài.
Theo Sina, CLB này đã phải chi ra khoảng 870 triệu Nhân dân tệ (gần 3000 tỷ đồng) để làm thủ tục nhập tịch cho ít nhất 6 cầu thủ trong đội. Theo đó, ngoài việc ký hợp đồng với cầu thủ, CLB còn mất những khoản phí hợp tác với Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, Tổng cục Thể thao cũng như các thủ tục nhập tịch với Cục Quản lý xuất nhập cảnh quốc gia.
Báo cáo của CLB cho thấy họ đã nhập tịch tiền đạo Elkeson, Ricardo Goulart, Alan Carvalho, Aloisio và Fernandinho. Trong số này, Elkeson là người nổi tiếng nhất khi từng hai lần giành danh hiệu chiếc giày vàng Giải VĐQG Trung Quốc - Super League, đồng thời được triệu tập vào ĐTQG nước này.
Tiền đạo Elkeson (Brazil) được triệu tập lên đội tuyển Trung Quốc sau khi nhập tịch thành công. Ảnh: Sina.
Không chỉ có Guangzhou Evergrande, nhiều CLB khác ở Trung Quốc như Shanghai SIPG, Beijing Guoan hay Shanghai Shenshua cũng làm điều tương tự. Khác biệt là số lượng cầu thủ được nhập tịch ít hơn. Mục đích của việc làm này là giúp những cầu thủ này có cơ hội thi đấu cho đội tuyển quốc gia, giúp bóng đá Trung Quốc mơ World Cup.
Guangzhou Evergrande được chống lưng bởi Alibaba, một trong những tập đoàn có tiềm lực kinh tế lớn nhất Trung Quốc. Khoản tiền trên với họ được cho không phải vấn đề. Tuy nhiên, điều này vẫn gây tranh cãi lớn.
Người hâm mộ cho rằng những khoản tiền trên hoàn toàn có thể đầu tư cho bóng đá trẻ. Những đội tuyển trẻ Trung Quốc ở các giải đấu gần đây đang gây thất vọng lớn, thậm chí bị so sánh với lứa cầu thủ hiện tại của Việt Nam. Năm 2019, U22 Trung Quốc thua 0-2 trước U22 Việt Nam trong trận giao hữu tổ chức trên sân nhà.
Một nhóm khác thì cho rằng đây là cách các CLB đang thúc đẩy sự phát triển và đóng góp cho thể thao đất nước. Kế hoạch được đánh giá là phù hợp nhưng cách thực hiện chưa thành công nhưng không vì thế mà chỉ trích cách chi tiêu của CLB.
Hàng loạt cầu thủ, chủ yếu là người Brazil, đã được nhập tịch Trung Quốc thành công. Ảnh: Sina.
Trong giới cầu thủ, một số cá nhân đã lên tiếng. Cựu tiền đạo Hao Haidong đặt câu hỏi: "Chính sách này có giúp chúng ta tốt hơn ngay cả khi vô địch thế giới hay không? FIFA cho phép nhập tịch thì các quốc gia trên thế giới có nên tận dụng tối đa nó không?".
Mei Fang, trung vệ trụ cột của đội tuyển Trung Quốc, thì lên tiếng: "Cầu thủ nhập tịch là cũng là người Trung Quốc. Đừng phán xét anh ta có nhập tịch hay không. Anh ta có quốc tịch Trung Quốc và là người Trung Quốc, đồng hương của chúng tôi. Không có gì khác biệt. Các cầu thủ nội của Trung Quốc làm việc chăm chỉ và độc lập, vì vậy việc nhập tịch sẽ không có ý nghĩa gì. Nếu bạn muốn có một kết quả tốt, hãy nhập tịch 11 cầu thủ để thi đấu và xem những gì bạn nhận được."
Cũng liên quan đến Guangzhou Evergrande, họ đang thống trị giải VĐQG với việc giành 8/9 chức vô địch kể từ mùa giải 2011, một lần giành ngôi á quân. Điều này làm giải VĐQG Trung Quốc mất cân bằng và thiếu tính cạnh tranh.
Guangzhou Evergrande đang thống trị bóng đá Trung Quốc bằng việc chi tiền tấn trên thị trường chuyển nhượng. Ảnh: GE.
Bên cạnh đó, nhiều cầu thủ và cả những cầu thủ nước ngoài đang nhận được những khoản lương quá lớn so với trình độ thật. Mục tiêu là để thu hút thêm nhiều cầu thủ nước ngoài giỏi sang Trung Quốc thi đấu nhưng được cảnh báo có thể gây đổ vỡ trong tư cách cầu thủ lẫn động lực cống hiến thật sự của họ.
Đầu tư cho bóng đá trẻ được xem là nước đi đúng đắn hơn chính sách trên, được cho là những khoản đầu tư bền vững từ gốc rễ. Cho đến hiện tại, chính sách nhập tịch của bóng đá Trung Quốc đã dần hạ nhiệt nhưng những gì đã diễn ra sẽ còn là bài học lớn với bóng đá thế giới.
Tuyển thủ Trung Quốc bị bắt giam vì sửa biển số xe trái luật.
Giải đấu cấm cầu thủ đánh đầu và dùng ngực hãm bóng vì Covid-19 Một giải đấu tại châu Âu ban hành một số đề xuất kỳ lạ nhằm đưa bóng đá trở lại giữa giai đoạn Covid-19. Reuters mới đây đưa tin, Liên đoàn bóng đá Đan Mạch (DBU) hy vọng có thể đưa giải vô địch quốc gia (Super League) trở lại vào ngày 29/5 tới. Sau khi Covid-19 nổ ra trên toàn châu Âu,...