Supe Lâm Thao “vượt bão”, doanh thu đạt 2.900 tỷ đồng, chuẩn bị tung sản phẩm mới
Mới đây, “ngọn cờ đầu” của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cho biết, năm 2021 công ty đã từng bước vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, giá trị sản xuất công nghiệp của đơn vị đạt 3.025 tỷ đồng; doanh thu đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Supe Lâm Thao “vượt bão”, doanh thu đạt 2.900 tỷ đồng, chuẩn bị tung sản phẩm mới
Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao luôn giữ vững vai trò ngọn cờ đầu trong ngành sản xuất, kinh doanh phân bón, hóa chất của Việt Nam, đồng hành cùng nông dân cả nước làm nên những vụ mùa bội thu.
Năm 2021, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, song Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao vẫn nỗ lực phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức vượt khó, với các biện pháp quản trị linh hoạt, sáng tạo của Ban Lãnh đạo Công ty.
Lần đầu tiên Supe Lâm Thao triển khai gắn tem thông minh QR-code cho tất cả các sản phẩm phân bón. Ảnh: T.L
Cụ thể, Supe Lâm Thao đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đưa ra thị trường các sản phẩm phân bón mới như: Hữu cơ khoáng, NPK-S hàm lượng dinh dưỡng cao thế hệ mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con nông dân.
Đặc biệt, lần đầu tiên Supe Lâm Thao triển khai gắn tem thông minh QR-code cho tất cả các sản phẩm phân bón của công ty nhằm đổi mới các quy trình quản trị nội bộ của doanh nghiệp, từ quy trình xuất bán hàng (áp dụng mã QR); quy trình xuất bán sản phẩm (tại các xí nghiệp sản xuất); quy trình kiểm soát vùng bán; quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quy trình chăm sóc khách hàng và các chương trình khuyến mại thúc đẩy hỗ trợ bán hàng.
Video đang HOT
Trong phong trào thi đua lao động sản xuất những tháng cuối năm 2021, nhiều đơn vị tại Supe Lâm Thao đã không ngừng cố gắng, phát huy sức mạnh tập thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, tiêu biểu như các Xí nghiệp: NPK 2, Đời sống và phòng Tổ chức Lao động.
Đơn cử, chỉ trong 3 tháng cuối cùng của năm 2021, Xí nghiệp NPK 2 hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, trong đó: Sản xuất được 32.268 tấn NPK-S các loại, đạt 100,83%; tiêu thụ được 31.008,9 tấn phân bón, đạt 106,9%.
Thậm chí có ngày, xí nghiệp xuất bán được được 1.000 tấn phân bón. Do lượng nguyên liệu được nhập về nhiều, Xí nghiệp đã tổ chức tăng ca, làm thêm giờ để bốc hàng và nguyên liệu phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vừa phòng chống dịch Covid hiệu quả, Supe Lâm Thao vừa phát triển sản xuất kinh doanh và đạt nhiều thành tích cao trong năm 2021. Cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.025 tỷ đồng, bằng 106,7% kế hoạch năm, tăng 23,4% so với cùng kỳ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.900 tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ. Công ty cũng nộp ngân sách 52 tỷ đồng, bằng 120,9% kế hoạch năm, tăng 136% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 68 tỷ đồng, bằng 236,1% kế hoạch năm, tăng 240% so với cùng kỳ.
Tuy mới ra mắt và có mặt trên thị trường từ đầu năm 2021 nhưng với chất lượng sản phẩm tốt, giá bán phù hợp, sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã được đông đảo nông dân quê lúa Thái Bình ưa chuộng và đánh giá cao. Trong ảnh: Ông Mai Hồng Diệp, nông dân mua phân hữu cơ khoáng Lâm Thao (loại HCK 2-4-2 2S TE) tại đại lý Toan Vân, ngày 23/8/2021. Ảnh: Nguyễn Huy Tưởng
Nhờ đó, công tác đời sống xã hội, phong trào công nhân lao động có sự tiến bộ mạnh mẽ. Đời sống người lao động không ngừng được nâng cao cả về vật chất cũng như tinh thần. Hiện nay, Supe Lâm Thao đang có gần 2.000 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 9,67 triệu đồng/người/tháng, tăng 23,9% so với cùng kỳ.
Trước thành công của sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng (mới ra mắt và có mặt trên thị trường đầu năm 2021), đầu năm nay, Supe Lâm Thao sẽ tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm mới, đó là Supe lân vi sinh Lâm Thao. Mục tiêu của doanh nghiệp là đa dạng sản phẩm phân bón chất lượng cao, bắt nhịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại an toàn, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng dễ hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất…
Khi nhà máy thành 'trường quay'
Nhiều công ty thành viên thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn không thể quên chuyện hồi giữa tháng 7.2021, họ liên tục bị khách hàng ở Mỹ, châu Âu gửi email, gọi điện đòi những thước phim cận cảnh chứng tỏ rằng nhà máy vẫn đang hoạt động và hàng sẽ được giao đúng hạn.
Đến nay, nhiều công ty thành viên thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn không thể quên chuyện hồi giữa tháng 7.2021, họ liên tục bị khách hàng ở Mỹ, châu Âu gửi email, gọi điện "đòi" những thước phim cận cảnh chứng tỏ rằng nhà máy vẫn đang hoạt động và hàng sẽ được giao đúng hạn.
Những cuộc gọi livestream
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐTV Vinachem, nhớ lại đến đầu tháng 7.2021, thông tin nhiều nhà máy phải đóng cửa, ngừng sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên truyền thông vì không thể duy trì được "3 tại chỗ", nhất là các nhà máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Những bức ảnh được cán bộ Công ty cao su Miền Nam ghi lại cảnh 3 tại chỗ tại nhà máy này hồi giữa năm 2021. Ảnh CTV
"Cho nên các đối tác nước ngoài rất lo, dù chúng tôi liên tục thuyết phục, hứa rằng mọi việc vẫn ổn với chúng tôi, thì họ thậm chí nghi ngờ và nói muốn được tận mắt chứng kiến bằng hình ảnh, thước phim hoặc những cuộc điện thoại live stream", ông Cường nói.
Ông Cường kể tiếp, có tuần gần như liên tục mỗi ngày, bạn hàng ở Mỹ gọi video call, đề nghị cho xem không khí sản xuất thực ở nhà máy. "Thế là tại nhiều đơn vị, một bộ phận cán bộ được cắt cử để làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh. Đầu tiên là ở Công ty CP cao su Miền Nam, rồi Bột giặt Lix", ông Cường kể. Nói đoạn, ông Cường mở điện thoại, cho chúng tôi xem 4 - 5 video với tổng thời gian khoảng 20 phút, ghi lại các cảnh từng đoàn công nhân xếp hàng đều vào ca đứng máy tại một số phân xưởng của Công ty CP cao su Miền Nam ở Hóc Môn (TP.HCM), Đồng Nai.
Trong một cảnh khác, cũng những gương mặt người lao động ấy, nhưng là khi họ rời máy, ăn tại chỗ, rồi căng lên những chiếc lều nhỏ đều tăm tắp để ngủ ngay trong nhà ăn.
"Phim thì rung lắm, mới đầu anh em chưa biết dùng chân máy, zoom như tìm dép, cứ zoom ra zoom vào. Sau có người hướng dẫn rồi quen. Nhưng tôi nửa thật nửa đùa bảo chỉ cần quay cho thật nhất, có chỗ bừa bộn cũng cứ quay. Làm sao để cho đối tác thấy mình đang làm thật, việc thật, để họ an tâm mà không bỏ đi là được", ông Cường kể.
Giữ được bạn hàng, giữ chân người lao động
Ông Phạm Hồng Phú, Tổng giám đốc Cao su miền Nam, chia sẻ thêm vào tháng 7 và tháng 8.2021, việc giữ chân người lao động để duy trì sản xuất là vô cùng khó khăn. Theo ông Phú, đành rằng sản xuất là gần như nắm phần lỗ bởi chi phí bị đội lên cao, nhưng đứng máy là chết nữa, vì còn khấu hao, bạn hàng...
"Trong tình hình ấy, lãnh đạo tập đoàn liên tục họp trực tuyến với các đơn vị trong cả nước để các đơn vị tìm phương kế duy trì sản xuất. Cũng may, chúng tôi có Đạm Hà Bắc - là doanh nghiệp gần như đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình 3 tại chỗ, trước vài tháng khi khái niệm này được miền Nam nhắc đến. Khi đó Đạm Hà Bắc áp dụng 3 tại chỗ cho 683 người, rất thành công. Tất nhiên, chúng tôi và một số đơn vị miền Nam thì khó hơn chút vì quy mô cả nghìn người, nhưng cũng đã có được nhiều bài học đáng giá", ông Phú nhìn nhận.
Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của tập đoàn, gần như mọi nguồn lực an sinh xã hội được chi tối đa có thể để người lao động yên tâm ở lại làm việc, trong khi các nhà máy trong vùng thì tỷ lệ lao động nhiều nơi giảm hơn một nửa.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp, nhờ duy trì được sản xuất, Cao su Miền Nam năm 2021 dù lợi nhuận có giảm bởi nguyên do chính là chi phí 3 tại chỗ đội lên cao, song doanh thu vẫn vượt kế hoạch là một thành công lớn. "Điều quan trọng nhất là giữ được bạn hàng, giữ được người lao động, trong khi bên cạnh nhiều nhà máy khác vẫn đang trầy trật đón công nhân quay lại", ông Phú nói.
Ông Nguyễn Phú Cường cho biết thêm, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, dù hàng loạt công ty chủ chốt của tập đoàn nằm trong vùng thiệt hại nặng nhất của đợt dịch Covid lần thứ 4 và 5 như Cao su miền Nam, Phân bón Bình Điền, Bột giặt Lix ở tâm dịch, hay trước đó Đạm Hà Bắc, Cao su Đà Nẵng cũng trong vùng phong tỏa, nhưng nhờ thực hiện 3 tại chỗ rất sớm ở Bắc Giang, Bắc Ninh, thuê khách sạn cho công nhân để khép kín "1 cung đường 2 điểm đến" ở Cao su Đà Nẵng... mà năm nay tập đoàn "thắng lớn".
"Lần đầu tiên trong lịch sử doanh thu toàn tập đoàn vượt 51.000 tỉ đồng. Có không ít đơn vị lợi nhuận vượt kế hoạch. Đến những ông vốn tiếng xấu trong danh sách đại dự án thua lỗ như Đạm Hà Bắc, năm ngoái lỗ nghìn tỉ thì năm nay giảm lỗ hơn 90%", ông Cường nói và đùa rằng "đó là những thước phim ưng nhất, nhưng anh em trong công ty không tự quay được".
Có thể tận dụng rác thải để tái chế làm nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất Theo đại diện Tổng cục Môi trường, rác thải công nghiệp có thể tận dụng để làm nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường. Ngày 18/8, Báo điện tử VTC News tổ chức tọa đàm trực tuyến "Giải pháp giảm thiểu rác thải công nghiệp". Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Thượng...