“Súp xác thối” Hàn Quốc khiến du khách vừa ngửi đã muốn bỏ chạy nhưng kỳ thực rất bổ dưỡng
Tương đậu nành lên men Hàn Quốc có mùi gắt như cá ươn chết lâu ngày, khiến những người không chịu được đồ nặng mùi phải “bỏ chạy”.
Tạo nên mùi vị khó quên của món ăn chính từ nguyên liệu đậu nành lên men, được sử dụng nhiều vào mùa đông ở Hàn Quốc. Mùi gắt nồng của Cheonggukjang được ví như món đậu phụ thối của Trung Quốc.
Mọi người vẫn hay truyền nhau nghe về chuyện những học sinh Hàn Quốc ở nước ngoài khi cố nấu món ăn này đã bị hàng xóm gọi điện báo cảnh sát vì tưởng nhà bên cạnh có người chết. Câu chuyện này không biết có thật hay không, nhưng cũng đủ hiểu mùi hương của món ăn “đáng sợ” đến mức nào.
Tương đậu nành lên men. Ảnh minh họa
Để làm Cheonggukjang người ta dùng đậu nành luộc. Sau đó ủ cho lên men từ 2 đến 3 ngày, với nhiệt độ 40 độ C. Lúc này mang một phần đậu nành ra giã nhỏ rồi trộn vào phần đậu đã ủ cùng muối và bột ớt.
Khi đã hoàn thành, đậu lên men có mùi rất khó ngửi, khi mang nấu lên thì mùi này bốc lên rất nồng nặc, tương tự như mùi cá chết hay xác thối lâu ngày.
Tuy nhiên do hương vị quá cuốn hút nên người Hàn vẫn bất chấp nấu món ăn kinh dị này mỗi khi trời trở lạnh.
Video đang HOT
Đậu lên men có mùi rất khó ngửi. Ảnh minh họa
Cheonggukjang ngon nhất khi nấu canh và ăn nóng. Các nguyên liệu nấu cùng Cheonggukjang bao gồm khoai tây, hành tây. Mỗi gia đình sẽ cho thêm các thành phần khác nhau tùy theo ý thích. Một số nơi nấu Cheonggukjang với thịt bò, đậu phụ trắng, thêm kimchi, nơi khác sử dụng bí xanh và hải sản (tôm và cá khô),…
Đơn giản và dễ nấu, món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm hàng ngày của người Hàn Quốc. Nếu bỏ qua mùi hương khó ngửi của nó thì Cheonggukjang thực sự rất ngon, ăn một miếng sẽ muốn ăn thêm miếng nữa, cứ thế mà bát canh vơi đi lúc nào không biết.
Nguyên liệu đi kèm món Cheonggukjang. Ảnh minh họa
Chưa kể, món này cũng vô cùng bổ dưỡng. Đậu nành sau khi lên men chứa nhiều vitamin và lợi khuẩn, là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
Đối với người bản xứ thì Cheonggukjang thì món ngon khó bỏ nhưng với thực khách phương xa thì mùi hương này thực sự là một thách thức. Khi có khách quý chủ nhà ắt hẳn sẽ muốn đãi khách món ngon nhưng nếu nấu xong mà khách không dám ăn thì thật lãng phí.
Ngày nay người ta đã chế biến ra Cheonggukjang không mùi, và món ăn được sử dụng rộng rãi hơn, đây chính là cách để cho du khách nước ngoài có cơ hội thưởng thức và làm quen với món canh ngon lành này và khi đã quen với mùi vị này rồi thì những thực khách sành ăn sẽ có thêm động lực để thử món Cheonggukjang “xác thối” nguyên bản, như thưởng thức một nét văn hóa ẩm thực rất riêng của người Hàn Quốc.
Theo Doisongphapluat
Đặc sản "súp xác thối" Hàn Quốc thách thức thực khách phương xa
Chẳng phải tự dưng mà người ta gọi Cheonggukjang là "súp xác thối", mùi hương mà nồi canh nóng tỏa ra nồng nặc như mùi cá chết hoặc xác thối lâu ngày.
Thực phẩm lên men rất phổ biến trong văn hóa ẩm thực của người Hàn. Dù một số nguyên liệu sẽ có mùi khó ngửi sau khi lên men, nhưng người dân nơi đây vẫn chẳng mấy bận tâm, bởi hương vị món ăn mang lại ngon đến mức không thể bỏ qua.
Một ví dụ điển hình là món "súp xác thối" Cheonggukjang. Thực chất Cheonggukjang là một loại tương đậu nành lên men, được sử dụng nhiều vào mùa đông ở Hàn Quốc.
Để làm Cheonggukjang người ta dùng đậu nành luộc. Sau đó ủ cho lên men từ 2 đến 3 ngày, với nhiệt độ 40 độ C. Lúc này mang một phần đậu nành ra giã nhỏ rồi trộn vào phần đậu đã ủ cùng muối và bột ớt.
Cheonggukjang thực chất là một loại tương đậu nành lên men.
Khi đã hoàn thành, đậu lên men có mùi rất khó ngửi, khi mang nấu lên thì mùi này bốc lên rất nồng nặc, tương tự như mùi cá chết hay xác thối lâu ngày.
Mọi người vẫn hay truyền nhau nghe về chuyện những học sinh Hàn Quốc ở nước ngoài khi cố nấu món ăn này đã bị hàng xóm gọi điện báo cảnh sát vì tưởng nhà bên cạnh có người chết. Câu chuyện này không biết có thật hay không, nhưng cũng đủ hiểu mùi hương của món ăn "đáng sợ" đến mức nào.
Món ăn có mùi hương thật sự rất khó ngửi.
Tuy nhiên do hương vị quá cuốn hút nên người Hàn vẫn bất chấp nấu món ăn kinh dị này mỗi khi trời trở lạnh.
Cheonggukjang ngon nhất khi nấu canh và ăn nóng. Các nguyên liệu nấu cùng Cheonggukjang bao gồm khoai tây, hành tây. Mỗi gia đình sẽ cho thêm các thành phần khác nhau tùy theo ý thích. Một số nơi nấu Cheonggukjang với thịt bò, đậu phụ trắng, thêm kimchi, nơi khác sử dụng bí xanh và hải sản (tôm và cá khô),...
Nguyên liệu nấu Cheonggukjang.
Đơn giản và dễ nấu, món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm hàng ngày của người Hàn Quốc. Nếu bỏ qua mùi hương khó ngửi của nó thì Cheonggukjang thực sự rất ngon, ăn một miếng sẽ muốn ăn thêm miếng nữa, cứ thế mà bát canh vơi đi lúc nào không biết.
Chưa kể, món này cũng vô cùng bổ dưỡng. Đậu nành sau khi lên men chứa nhiều vitamin và lợi khuẩn, là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
Đậu nành lên men chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Đối với người bản xứ thì Cheonggukjang thì món ngon khó bỏ nhưng với thực khách phương xa thì mùi hương này thực sự là một thách thức. Khi có khách quý chủ nhà ắt hẳn sẽ muốn đãi khách món ngon nhưng nếu nấu xong mà khách không dám ăn thì thật lãng phí.
Nhiều người cho rằng món ăn này nếu bỏ được mùi "xác thối" thì có thể được ưa thích hơn. Chính vì nguyên nhân ấy mà vào năm 1993, tiến sĩ Hyun Kyu Joo (cựu giáo sư tại Đại học Kunkook) đã phát minh ra Cheonggukjang không mùi, món ăn được sử dụng rộng rãi hơn.
Nhờ đó mà các du khách đến du lịch Hàn Quốc lần đầu có cơ hội thưởng thức và làm quen với món canh ngon lành này. Và hiển nhiên khi đã yêu thích hương vị của Cheonggukjang cải tiến thì những thực khách sành ăn sẽ có thêm động lực để thử món Cheonggukjang "xác thối" nguyên bản.
Theo Nguoiduatin
Khám phá món canh có mùi cá chết của Hàn Quốc ít người dám thử Canh Cheonggukjang còn được gọi là súp xác thối. Đúng như tên gọi, món ăn này có mùi vị vô cùng khó chịu, giống như mùi cá chết hay xác thối lâu ngày. Canh Cheonggukjang là một trong những món ăn truyền thống của Hàn Quốc được làm từ đậu nành lên men. Ảnh: mytour. Ngoài đậu nành lên men, món canh Cheonggukjang...