“Súp xác thối” Hàn Quốc – đặc sản nổi tiếng của xứ sở kim chi
Món ăn có mùi như… cá ươn chết lâu ngày khiến nhiều du khách “bỏ chạy” lại là món khoái khẩu của người Hàn Quốc vào mùa đông.
Mọi người vẫn hay truyền nhau nghe về chuyện những du học sinh người Hàn Quốc ở nước ngoài khi cố nấu món ăn này đã bị hàng xóm gọi điện báo cảnh sát vì tưởng nhà bên cạnh có người chết. Câu chuyện này không biết có thật hay không nhưng cũng đủ hiểu mùi hương của món ăn “đáng sợ” đến mức nào.
Đây chính là món Cheonggukjang với thành phần chính làm từ tương đậu nành lên men. Món ăn này được người Hàn Quốc rất ưa chuộng vào mùa đông thế nhưng nó lại có mùi không được dễ chịu cho lắm. Tương đậu nành lên men có mùi gắt như cá ươn chết lâu ngày, khiến những người không chịu được đồ nặng mùi phải “bỏ chạy”. Thậm chí, mùi nồng của nó còn được ví với món đậu phụ thối của Trung Quốc.
Để làm Cheonggukjang người ta luộc đậu nành sau đó ủ cho lên men từ 2 đến 3 ngày, với nhiệt độ 40 độ C. Lúc này mang một phần đậu nành ra giã nhỏ rồi trộn vào phần đậu đã ủ cùng muối và bột ớt.
Khi đã hoàn thành, đậu lên men có mùi rất khó ngửi, khi nấu lên thì mùi này bốc lên rất nồng nặc, tương tự như mùi cá chết hay xác thối lâu ngày. Tuy nhiên do hương vị quá cuốn hút nên người Hàn vẫn bất chấp nấu món ăn kinh dị này mỗi khi trời trở lạnh.
Cheonggukjang ngon nhất khi nấu canh và ăn nóng. Các nguyên liệu nấu cùng Cheonggukjang bao gồm khoai tây, hành tây. Mỗi gia đình sẽ cho thêm các thành phần khác nhau tùy theo ý thích. Một số nơi nấu với thịt bò, đậu phụ trắng, thêm kimchi, nơi khác sử dụng bí xanh và hải sản như tôm và cá khô. Có vẻ đọc đến đây, bạn thậm chí sẽ phải nuốt nước miếng nghe có vẻ cũng hấp dẫn đúng không?
Món canh này thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm hàng ngày của người Hàn Quốc. Nếu bỏ qua mùi hương khó ngửi của nó thì Cheonggukjang thực sự rất ngon, ăn một miếng sẽ muốn ăn thêm miếng nữa, cứ thế mà bát canh vơi đi lúc nào không biết. Và có một điều chắc chắn là món này dễ ăn hơn đậu phụ thối của Trung Quốc nhiều.
Video đang HOT
Chưa kể, món này cũng vô cùng bổ dưỡng. Đậu nành sau khi lên men chứa nhiều vitamin và lợi khuẩn, là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
Đối với người bản xứ thì Cheonggukjang là món ngon khó bỏ nhưng với thực khách phương xa thì mùi hương này thực sự là một thách thức. Khi có khách quý chủ nhà ắt hẳn sẽ muốn đãi khách món ngon nhưng nấu xong mà khách lại bịt mũi, lắc đầu nguầy nguậy thì đúng là dở cười, dở khóc.
Yên tâm đi, ngày nay người ta đã chế biến ra Cheonggukjang không mùi và món ăn được sử dụng rộng rãi hơn. Đây chính là cách để cho du khách nước ngoài có cơ hội thưởng thức và làm quen với món canh ngon lành này. Khi đã quen với mùi vị rồi, không biết chừng những thực khách sành ăn sẽ có thêm động lực để thử món Cheonggukjang “xác thối” nguyên bản thì sao?
Không chỉ có đuông dừa, ẩm thực Việt Nam còn có nhiều đặc sản "thích ngọ nguậy" kinh dị không kém
Ngoài cách ăn sống đuông dừa như dân miền sông nước thì những con vật "thích ngọ nguậy" hay "nhung nhúc" được người dân mỗi vùng khác nhau xem như đặc sản và trở thành "cống phẩm" chỉ dành để tiếp khách quý.
Không ai phủ nhận sự phong phú, đa dang màu sắc ẩm thực Việt Nam qua những món độc đáo từ hương vị, cách chế biến đến nguyên liệu tạo nên. Đặc biệt, có những món lạ tới mức, chưa cần kể tên hương vị như thế nào mà riêng nguyên liệu chế biến cũng khiến không ít người "mắt chữ O miệng chữ A".
Trải dài theo hình chữ "S" của đất nước, những món làm từ côn trùng có lẽ đã trở thành nét ẩm thực "lạ lùng" như thế và gây ra không ít tranh luận nặng nề từ phía cộng đồng mạng. Dẫu vậy, trong tất thảy những món ăn độc đáo đó, "thức quà" làm từ côn trùng hay các loài vật "ngọ nguậy" như những con sâu đều đang dần trở thành đặc sản được săn đón.
Con rươi là đặc sản chỉ có theo mùa riêng biệt, được xem là "rồng đất" của người miền Bắc. Những người nội trợ thường tranh thủ mùa rươi để tạo ra những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng cho gia đình. Mặc dù đây là món ăn quý hiếm, có giá thành đắt đỏ lại tốt cho sức khỏe nhưng mới lần đầu nhìn thấy rươi, không ít người phải tỏ ra ái ngại khi trông chúng như những con giun cỡ lớn vừa xanh, vừa đỏ có lúc lại vàng vàng, đùng đục đang uốn éo, quằn quại thật đáng sợ.
Rươi được phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng muốn ăn ngon thì phải kể tới những công thức chế biến tinh tế của người Hà Nội. Chả rươi, nem rươi,... món ăn nào có hương vị tuyệt cú mèo, không phụ lòng mùa rươi qua đi như một cơn mưa rào của cuối thu.
Sá sùng là nguyên liệu hấp dẫn của các bà nội trợ, có màu nâu đỏ, hình dáng như những chú giun "khổng lồ", làm người thưởng thức "choánh" ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mệnh danh là "mỳ chính" của hội nhà giàu, sá sùng của đất than Quảng Ninh ngày càng được các đại giá săn đón với giá lên tới 4,5 triệu đồng cho 1kg khô. Mức giá đắt như vàng ròng là thế nhưng sá sùng mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, chứa 18 loại acid amin, hơn 17 nguyên tố khoáng giúp tăng cường sinh lực cho phái mạnh, được xem là thần dược trị bách bệnh.
Các món ăn được làm từ "thần dược" này được chế biến khá đơn giản nhưng cũng rất đa dạng. Chỉ cần một vài con sa sùng khô rang giòn là đủ cho một bữa nhậu lai rai thú vị cho các quý ông sành ăn. Riêng người dân Vân Đồn thì thường nấu sá sùng tươi với lá lốt cùng một chút gừng để giữ được trọn vẹn hương vị và dưỡng chất của loại đặc sản "đắt như vàng" này.
Mốt thưởng thức đuông dừa đang được ưa chuộng tại miền Tây và xuất hiện ở nhiều nhà hàng, quán ăn bởi sự độc lạ, cộng hưởng với mùi vị béo bùi. Những con đuông dừa nhung nhúc, béo ú, ngọ nguậy thường được chế biến thành rất nhiều các món ăn như nướng, chiên bơ, hấp nước dừa hay nấu cháo. Nhưng trong tất cả cách chế biến cầu kì đó thì có lẽ, đuông dừa ăn tại chỗ cùng nước mắm mới khiến thực khách phải hết hồn hết vía bởi độ "kinh dị" không kém món bạch tuộc sống của người Nhật.
Sâu tre là loại sâu sống trong thân cây tre, vốn dĩ được xem đặc sản của vùng Tây Bắc nhưng ở một tỉnh miền núi như Thanh Hóa, Nghệ An,... món ăn này được săn đón một cách nhiệt tình với giá tiền không hề nhỏ. Mang thân hình đúng nghĩa là một con sâu, trắng muốt, dài bằng hai đốt ngón tay nhưng khác biệt ở chỗ, sâu tre có hàm lượng đạm rất lớn, dình dưỡng dồi dào nên cực kì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, giữa một đống công dụng trời cho như thế, thì loại sâu đặc biệt này cũng làm người ta hãi hùng khi ăn, thậm chí là không dám đụng đũa.
Loại sâu có giá 500.000 đồng này có thể chế biến đơn giản như chiên giòn, nướng hay xào lá chanh cho thơm. Nhưng, một số bác sỹ dinh dưỡng cũng cho rằng, thứ đặc sản vùng núi phía Bắc gây điên đảo giới sành ăn này rất dễ gây dị ứng hoặc ngộ độc cho những ai có bụng xấu hoặc cơ địa không phù hợp.
Ngành tơ tằm trở nên thịnh hành ở nhiều vùng miền cũng đồng nghĩa với việc một món ăn độc đáo "sản sinh" từ nơi đây trở nên phổ biến và được nhiều người tin dùng, thưởng thức. Nhộng tằm, món ăn có hình thức có đôi phần đáng sợ bởi trông như sâu, lại trơn tuột, nhung nhúc. Ấy vậy, hình thức đáng sợ bao nhiêu thì cũng trở nên lu mờ bởi hương vị của nó sẽ làm bạn ngây ngất từ lần nếm đầu tiên.
Nhộng tằm có đa dạng cách chế biến để "phát huy" độ ngon tuyệt diệu của nó nhưng xuất sắc nhất vẫn phải kể đến nhộng xào lá chanh. Nhộng mang hương vị béo bùi, đan xen chút hương thơm đặc trưng của lá chanh rồi thêm một ít nồng đượm từ ớt, cay the đầu lưỡi là đủ "làm dạ dày biểu tình".
Dù nhộng tằm, đuông dừa hay sá sùng thì chúng đều có điểm chung là những món đặc sản "gây nghiện" kén người ăn bởi độ kinh dị từ sinh vật đang uốn éo, quằn quại. Tuy vậy, nếu một lần có cơ hội được thưởng thức tất cả các loại thức ăn "côn trùng" này thì nhất định hãy dồn hết "dũng cảm" để hưởng trọn hương vị độc đáo này, bạn nhé!
Món ăn kinh dị: Lấy can đảm ăn món "nhảy tanh tách" trong miệng ở xứ Phù tang Được mệnh danh là đặc sản của xứ Phù tang, mỗi khi khách quý tới chơi người dân lại đãi khách bằng món ngon nhất của xứ mình. Trong đó, không thể không kể đến món Shirouo no Odorigui. Lý giải món ăn "lạ" Shirouo dùng để miêu tả chung cho loại cá nhỏ, thân gần như trong suốt hoàn toàn. Tuy nhiên,...