Suốt một năm, cảnh sát Na Uy bắn súng 2 lần và đều… trật
Suốt năm 2014, cảnh sát Na Uy chưa từng nổ súng làm bị thương bất kỳ ai. Thật ra thì họ cũng có bắn 2 lần, nhưng đều bắn không trúng.
Cảnh sát mang súng không phải là cảnh thường thấy ở Na Uy – Ảnh: AFP
Thông tin trên được tiết lộ trong một thống kê của chính phủ Na Uy về tình hình sử dụng súng của lực lượng cảnh sát nước này trong những năm gần đây. Theo đó, trong năm 2014, cảnh sát Na Uy đe dọa sẽ sử dụng súng cả thảy 42 lần, nhưng họ chỉ thật sự dùng tới nó có… 2 lần. Nhưng rút cuộc thì cũng chẳng có ai bị thương vì cảnh sát không bắn vào mục tiêu mà họ đe dọa.
Báo The Washington Post dẫn các số liệu từ cuộc thống kê cho thấy tần suất cảnh sát Na Uy phải dùng tới súng ở mức thấp nhất trong vòng ít nhất là 12 năm qua.
Video đang HOT
Ngay cả vào năm 2011, khi đất nước Na Uy chấn động vì vụ tấn công khủng bố chưa từng có tiền lệ làm 77 người thiệt mạng, cảnh sát Na Uy cũng chỉ nổ súng đúng một lần và làm bị thương đúng một người. Ngay cả với kẻ khủng bố gieo rắc nỗi kinh hoàng là Anders Behring Breivik, cảnh sát cũng không bắn. (Ông này đã đầu hàng và cảnh sát không dùng tới súng).
Vụ tấn công khủng bố của Breivik (phải) gây tranh cãi về việc sử dụng súng của cảnh sát Na Uy – Ảnh: AFP
Có một lý do rất dễ hiểu để giải thích tình trạng cảnh sát ít khi dùng súng: vì họ ít khi mang theo súng! Ở một đất nước có rất nhiều người thích đi săn và sở hữu súng là chuyện khá phổ biến, cảnh sát lại không thường giắt súng trong người. Tuy nhiên, điều này lần đầu tiên gây tranh cãi nghiêm trọng ở đất nước có tỉ lệ tội phạm cực thấp này, khi kẻ khủng bố kể trên tự do xả súng tại khu trại hè của trẻ em mà cảnh sát không phản ứng kịp.
Những con số thống kê trên hẳn là rất khác biệt so với Mỹ, nơi cảnh sát dùng súng là… chuyện thường ngày ở huyện. The Washington Post cho biết số liệu toàn quốc về việc cảnh sát sử dụng súng ít khi được đưa ra, nhưng thống kê riêng của báo này cho thấy chỉ mới từ đầu năm đến nay, hơn 400 người đã bị cảnh sát Mỹ bắn chết.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ tiếp tục tuyên bố đóng góp cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO
Theo AP, ngày 22/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Mỹ sẽ đóng góp vũ khí, máy bay và nhân lực, trong đó có các biệt kích, cho lực lượng phản ứng nhanh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm giúp châu Âu đối phó với các mối đe dọa an ninh.
Binh sỹ Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ đóng góp các năng lực tình báo và do thám, các lực lượng tác chiến đặc biệt, hậu cần, máy bay vận tải và nhiều loại vũ khí như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích và tên lửa trang bị cho tàu chiến. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không cung cấp số lượng lớn bộ binh cho lực lượng kể trên của NATO.
Ông Carter đưa ra thông báo trên sau khi gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòng các nước Đức, Na Uy và Hà Lan. Các nước này đều đã nhất trí cung cấp các lực lượng ban đầu cho cái gọi là Lực lượng phản ứng nhanh được thông báo thành lập hồi năm ngoái tại Hội nghị thượng đỉnh của NATO diễn ra ở xứ Wales.
Mỹ từng cam kết sẽ hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm trên song NATO vẫn đang lắng nghe cụ thể Mỹ sẽ sẵn sàng đóng góp những gì. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, hiện vẫn chưa có các quyết định cuối cùng về số lượng quân có thể tham gia cũng như lực lượng này đến từ đâu. Các quan chức này tiết lộ có thể nhiều trong số các binh sỹ này sẽ được lấy từ lực lượng đã đồn trú ở châu Âu./.
Theo (Vietnam )
Trung tâm Nobel Hòa bình dừng hợp tác với FIFA vì vụ tham nhũng Ngày 15/6, Trung tâm Nobel Hòa bình đặt trụ sở tại Oslo (Na Uy) tuyên bố sẽ dừng hợp tác với Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) trong dự án "Bắt tay vì Hòa bình" được triển khai từ năm 2012. Hành động bắt tay giữa hai đội trưởng trong trận đấu có thể sẽ chấm dứt. (Nguồn: Getty) Tuyên bố của...