Suốt 10 năm trời đều nhặt được mỗi ngày 200 nghìn, đến khi ông lão qua đời mới biết được nguồn gốc số tiền ấy là do…
Với ông Lý, mọi thứ trên cuộc đời đều có thể thực hiện được chỉ cần chúng ta có sức khỏe và sự cố gắng. Chính vì vậy, suốt mấy chục năm bon chen với nghề nhặt ve chai mà ông Lý chưa bao giờ nghĩ đến việc đi ăn mày kiếm sống.
Một hôm, ông Lý đã vô tình bắt gặp một thanh niên với cơn đau quằn quại trong góc phố. Tiếng kêu rên rỉ cùng với dáng vẻ không còn chút sức lực nào của nam thanh niên, ông lão đã nhanh chóng cõng anh đến một phòng khám gần đó. Vì anh thanh niên không còn nhận thức được gì trong cơn say nên ông lão đã nói chuyện với bác sĩ. Vị bác sĩ đã nói rằng, vì dùng quá nhiều rượu nên anh thanh niên đã bị thủng dạ dày và cơ thể anh cũng đang mắc căn bệnh khó nói nên anh phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhìn dáng vóc khắc khổ của ông lão, vị bác sĩ cũng đã nói rằng: “Chi phí để tiến hành việc điều trị cho thanh niên là không hề nhỏ và ông nên chuẩn bị trước khi quyết định. Ngay sau đó, ông Lý đã thốt lên rằng: Sao vậy? Xem thường lão già này sao? Tôi cũng không đến nỗi phải đi ăn mày. Mạng người là quan trọng, không nhìn thấy thì không nói làm gì, nhưng đã nhìn thấy rồi thì phải tôi nhất định phải cứu.”
Ngay sau đó, ông Lý đã cõng nam thanh niên đến bệnh viện để tiến hành việc điều trị. Các bác sĩ đã nói rằng, chi phí điều trị của ca phẫu thuật này sẽ lên tới 10 triệu và lúc đó ông chỉ có 30 ngàn đồng trong người. Không suy nghĩ thêm, ông Lý đã vội chạy về nhà và lấy hết số tiền tiết kiệm của mình và mang đến bệnh viện. May mắn số tiền ông Lý mang đến đủ để thanh toán với bệnh viện và thừa 300 ngàn đồng.
Sau khi tỉnh lại, nam thanh niên đã biết được hết những chuyện gì xảy ra và anh đã gặp được ân nhân của mình. Ông Lý đến bên hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh và nói rằng anh cứ nằm nghỉ ngơi. Nam thanh niên đã đưa cho ông lão một chiếc thẻ ATM và nói rằng trong đây có một số tiền ông có thể sống an nhàn tới già khỏi phải lo, coi như anh trả ơn ông.
Video đang HOT
Trước hành động của nam thanh niên, ông Lý đã nói rằng: “Cậu đang nhục mạ tôi đấy à! Chẳng lẽ cậu nghĩ rằng tôi cứu cậu là vì tiền của cậu sao? Tôi thật sự cứu nhầm người rồi.”. Ông đã ra về, trong lòng quặn thắt và trong tay chỉ còn chưa tới 300 ngàn đồng.
Hôm sau, ông lại tiếp tục với công việc nhặt ve chai của mình với một suy nghĩ, ta vẫn có thể làm được tất cả chỉ cần có sức khỏe. Vừa đi được vài bước, ông đã nhìn thấy tờ 200 ngàn đồng ngay ở thùng rác, nhìn qua nhìn lại không thấy ai. Trong lòng ông nghĩ đây là do ông ăn ở lương thiện nên trời thương.
Rồi cứ thế 10 năm trôi qua, cho đến ngày ông lâm bệnh rồi qua đời, mỗi ngày ông đều nhặt được 200 ngàn đồng. Số tiền khổng lồ tích cóp được đến ngày lìa đời của ông cuối cùng cũng có đã câu trả lời. Đó thực sự là số tiền của thanh niên mà ông đã cứu sống 10 năm về trước. Nam thanh niên đó thực sự là ông chủ của một doanh nghiệp rất phát triển. Anh đã cố tình đặt tiền ở những nơi ông đi qua để trả mối ân tình của ông lão lương thiện đối với mình. Nam thanh niên cũng chính là người tổ chức tang lễ cho ông Lý và trên bia mộ có khắc: “Nghèo khó không nản chí, thiện tâm mãi trường tồn, người tốt có báo tốt, nguyện ông xuống suối vàng gặp được điều tốt.”
Ông lão đã ra đi trong nụ cười mãn nguyện, mãn nguyện vì những điều đã làm cho cuộc đời, khi ông còn sống. Ông Lý suốt những năm tháng cuộc đời đều làm thiện, trách ác và cuối cùng ông cũng được báo đáp một cách xứng đáng. “Gieo nhân nào gặp quả đó” chính là quy luật không thể nào thay đổi trong cuộc sống này. Không sớm thì muộn, ở một nơi nào đó, bạn sẽ được nhận lại những gì bạn đã cho đi!
Theo Iblog
Cú bật sấm sét" của đứa con dâu luôn cam chịu nhẫn nhịn gần 10 năm trời
Cô cảm thấy phẫn uất vì dường như trong mọi trường hợp, bà luôn mặc định cô là người phải chịu trách nhiệm với tất cả những công việc của nhà chồng. Bà có bao giờ coi cô là con dâu trong nhà, là mẹ của các cháu bà?70 tuổi vẫn ly hôn vì lý do nực cười
Chuyện ngược đời của anh chàng cao gần 1m90 chọn vợ "3 mét chia đôi" chỉ vì mê... chân ngắn Chuyện của kẻ thứ ba bất đắc dĩ... đánh bật gái xinh bằng sự ân cần Bí mật đằng sau chuyện chồng giấu mức lương tháng hàng nghìn đô để vợ chật vật xoay xở "Đắng ruột" trước lời tuyên bố "xanh rờn" của gã chồng sắp cưới đẹp trai, tài giỏi khi bị phát hiện có nhân tình
Gần 10 năm làm dâu, tuy không ở chung nhà nhưng lúc nào Ngọc cũng làm tốt trách nhiệm của mình, quan tâm chu đáo, hiếu thảo với bố mẹ chồng như bố mẹ mình, mặc dù ông bà đối xử với cô có phần thiếu công bằng.
Không Tết năm nào là vợ chồng Ngọc không về quê chồng ăn Tết, dù nhà Khang - chồng cô có tới 3 anh em trai, Khang là con út trong nhà và 2 anh trai của Khang cũng đều ở gần bố mẹ. Tết năm nào cũng thế, bố mẹ chồng Ngọc đều đợi vợ chồng cô về mua sắm, dọn dẹp nhà, chuẩn bị tất cả mọi thứ đón Tết. Trong các bữa cơm gia đình, Ngọc luôn là người phải hì hục nấu nướng, dọn dẹp, còn nhà 2 anh trai Khang thì tới bữa cả gia đình con cái mới kéo tới ăn cơm, ăn xong lại lấy cớ bận ra về. Bố mẹ chồng cô còn bênh các anh trai và chị dâu Khang ra mặt, hiển nhiên coi nghĩa vụ phục dịch cả nhà là của riêng Ngọc.
Nghĩ cũng thấy tủi thân, nhưng Ngọc luôn nhẫn nhịn vì không muốn không khí gia đình căng thẳng, hơn nữa cả năm mới về vài lần dịp lễ Tết, giỗ chạp, thôi thì cũng nín nhịn cho xong. Thế là gần 10 năm về làm dâu nhà Khang, lần nào cũng vậy, hễ nhà chồng có việc gì là vợ chồng cô không bao giờ được vắng mặt, và y như rằng là chỉ có duy nhất Ngọc cặm cụi làm.
Năm nay cũng vậy, Tết nhất về quê chồng lên Ngọc sút đi mất 2kg vì không ăn được gì và quá mệt mỏi, bận rộn, thức khuya dậy sớm nấu nướng, dọn dẹp ròng rã cả chục ngày Tết. Vừa lên thành phố đi làm lại chưa được bao lâu, mẹ chồng ở quê gọi điện ra, nói cuối tuần vợ chồng cô về quê có đám giỗ của cụ nội Khang. Mọi năm nhà Khang chỉ làm mâm cơm cúng cụ, năm nay không hiểu sao mẹ chồng lại thích mở to, mời anh em họ hàng tầm chục mâm nữa.
Ảnh minh họa
Ngọc khó xử vô cùng, vì dịp đó lại vừa hay trùng với đám cưới của em gái họ chơi thân với cô ở quê, chắc chắn cô không thể vắng mặt được. Cô liền dè dặt hỏi mẹ chồng: "Dạ, mẹ ơi hôm ấy ở nhà con cũng có đám cưới của cô em họ chơi với con rất thân, con xin phép mẹ cho con vắng mặt được không? Anh Khang sẽ đưa các cháu về thắp hương cho cụ...". Chỉ nghe đến thế mẹ chồng Ngọc đã hét lên trong điện thoại: "Cô nói cái gì? Cô định trốn việc à? Cô không về chuẩn bị thì ai làm? Đám cưới gì, dẹp hết! Tôi nói cho cô biết nhé, con dâu mất nết mới như thế, cô đừng có cái thói ấy ở nhà này!".
Ngọc nghẹn lời trước câu nói quá mức cay nghiệt của mẹ chồng. Hơn thế, cô cảm thấy phẫn uất vì dường như trong mọi trường hợp, bà luôn mặc định cô là người phải chịu trách nhiệm với tất cả những công việc của nhà chồng, chẳng khác gì kẻ làm người ở, ô sin vậy. Bà có bao giờ coi cô là con dâu trong nhà, là mẹ của các cháu bà?
Như giọt nước tràn ly, Ngọc cảm thấy bản thân không thể chịu đựng nổi nữa. Cô đã nín nhịn bao nhiêu năm nay, những tưởng người khác sẽ thấy đó mà ghi nhận, nhưng nào phải thế, cô càng nhường nhịn và cố gắng thì ai nấy đều coi đó là việc đương nhiên, thậm chí trách nhiệm đổ lên vai cô ngày càng nhiều và vô lí.
"Mẹ, sao mẹ lại nói con như vậy? Con về làm dâu nhà mình gần chục năm nay đã bao giờ con nói hỗn hào với bố mẹ lời nào, đã bao giờ con xao nhãng công việc nhà mình, thậm chí con luôn là người đảm nhiệm chính là đằng khác. Mẹ nói con mất nết có phải quá gượng ép không?", câu đáp lời của Ngọc khiến mẹ chồng cô cứng họng chẳng nói được gì. Có lẽ bà đang quá đỗi bất ngờ, không nghĩ cô con dâu luôn ngoan ngoãn nghe lời, sai gì làm nấy của mình có thể cãi lại mình như thế.
Ngọc thấy thế thì tiếp lời: "Con cũng muốn hỏi mẹ, nếu đã là việc chung của gia đình thì con cái đều có trách nhiệm như nhau phải không ạ? Vậy tại sao con không làm thì không ai làm? Vẫn còn các anh chị và chồng con cũng sẽ đưa 2 cháu về. Con nghĩ thiếu con thì mọi người vẫn có thể lo liệu chu đáo được bình thường. Không phải con không muốn về, mà là em gái họ con cưới, cả đời mới có một lần, con với em ấy lại rất thân thiết, vì vậy con với chồng xin phép được chia ra mỗi người về một bên".
Đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm làm dâu nhà Khang mà Ngọc không về quê khi nhà chồng có việc, còn có lí do chính đáng, nhưng cô không nghĩ mẹ chồng lại có thể nói về mình như vậy, không suy nghĩ và do dự. Hóa ra tất cả những gì cô cố gắng làm vì mọi người trước nay đều đổ xuống sông bể cả.
"Từ nay con xin được chỉ làm bổn phận và phần việc của mình, không gánh vác hay ôm đồm tất cả vào mình nữa, và con cũng chia đôi thời gian cho cả đằng nhà con, bố mẹ con nuôi nấng con gái bao nhiêu năm mà con còn chưa phụng dưỡng báo đáp được cho bố mẹ điều gì, đến cái Tết cũng chẳng bao giờ về vui vầy được với ông bà. Con thông báo như vậy để từ giờ mẹ không còn trông đợi hoàn toàn vào con mỗi khi nhà mình có việc gì nữa, con cũng là người, sức chịu đựng của con cũng có giới hạn thôi mẹ ạ!", Ngọc nói xong, không nghe thấy mẹ chồng phản ứng gì, có lẽ là quá sốc trước cú bật lại ngang với sấm sét của cô rồi.
Cô liền lễ phép chào mẹ chồng rồi cúp máy. Nghĩ lại chuyện vừa rồi, cô không hề thấy hối hận, thậm chí cô còn nhủ thầm, đáng lẽ cô nên làm điều này sớm hơn là đằng khác!
Theo Afamily
Nhặt ve chai gom góp được 3 triệu chưa kịp đưa con đi chữa bệnh đã bị chồng lấy nuôi gái và cái kết thương tâm Chi khoc rôi ngât lim đi trươc quan tai con, con gi đau xot hơn ke đâu bac tiên ke đâu xanh. Nhin đam tang cua con trai chi ai cung xot xa, chau be ra đi khi con qua nho Chi cươi chông đên nay cung ngot nghet đươc 7 năm, cuôc sông gia đinh kha kho khăn vi ca hai vơ...