Sướng như lợn thời 4.0: Được nghe nhạc, ăn thảo dược, ở “chung cư”
Ăn thảo dược, giun quế; nghe nhạc ngoại; ở “chung cư”… là chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho những chú lợn mà nhiều nông dân đang áp dụng. Theo bà con chăn nuôi, muốn có sản phẩm chất lượng cao thì phải chăm sóc thật tốt để những chú lợn này thấy sung sướng, hạnh phúc…
Ở chung cư, đi thang máy…
Ông Nguyễn Trọng Long – Giám đốc HTX Chăn nuôi Hoàng Long ở Thanh Oai (Hà Nội) là người đầu tiên ở Việt Nam đưa ra và thực hiện ý tưởng xây nhà cao tầng để nuôi lợn. “Từ năm 2006, khi đưa ra ý tưởng đó, bản thân tôi cũng bị không ít người phản đối vì họ cho rằng đó là tối kiến, phản khoa học và rất tốn kém, nhưng tôi vẫn quyết làm và giờ đã thành công” – ông Long nhớ lại.
Bà Liên chăm sóc đàn lợn giống tại trang trại ở Sóc Sơn (Hà Nội). ảnh: Hải Đăng
Đến thăm trang trại và được tận mắt chứng kiến việc chăn nuôi lợn trên nhà tầng và di chuyển bằng thang máy của ông Long, chúng tôi cảm thấy rất thú vị. Từ khi các “ông lợn” mới sinh đến khi trưởng thành đều được sống trong “chung cư” được đãi ngộ với chế độ đặc biệt gồm cám hữu cơ, nước máy…
Đến khi lợn được xuất chuồng, khách chỉ cần đánh xe chờ ở cổng, các công nhân của trang trại sẽ đưa các “ông lợn” di chuyển qua cầu trên cao, vào thang máy đến bàn cân điện tử trước khi vào xe.
“Mọi thứ tại trang trại của tôi đều được thiết kế, lập trình rất khoa học nên việc chăm sóc, bán hàng không cần tốn nhiều nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng và thu nhập” – ông Long chia sẻ.
Ông Long cho biết, khu “chung cư lợn” của ông không chỉ đem lại môi trường trong lành cho lợn mà còn tiết kiệm được chi phí điện nước trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, lợn được nuôi ở tầng 2, tầng 3, môi trường sẽ thoáng hơn không bị quẩn mùi hôi thối đặc trưng có trong chăn nuôi lợn và tiết kiệm được kinh phí trong xây dựng như mái, hệ thống hầm khí biogas… “Qua hơn 10 năm chăn nuôi song trang trại của tôi chưa từng xảy ra dịch bệnh” – ông Long kể.
Video đang HOT
Các chuồng nuôi được đầu tư hệ thống quạt gió hiện đại. Ảnh: Hải Đăng
Ăn tảo xoắn, nghe nhạc…
Trang trại của anh Nguyễn Văn Minh ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) cũng nổi lên bởi phương pháp chăn nuôi lợn đặc biệt. Thường thì thức ăn của lợn phần thô gồm có ngô, cám gạo, phần tinh có bột cá, bột huyết nhưng nay anh Minh thay phần tinh ấy bằng đạm của động vật ngoại lai: ốc bươu vàng. Ốc sau khi đập giập được đem vào lò sấy rồi nghiền nhỏ thành bột để phối trộn với cám, ngô làm thức ăn cho lợn.
Lợn nuôi kiểu này sau 6 tháng mới xuất chuồng được thay vì chỉ 4 tháng theo kiểu nuôi công nghiệp, nhưng chất lượng thịt thơm ngon và an toàn hơn hẳn nên giá bán thịt hơi cũng cao hơn khoảng 15.000 – 20.000 đồng/kg.
Cùng với đó, anh Minh còn nghiên cứu tìm mua thêm tảo xoắn về phục vụ… đàn lợn. Tảo xoắn là loại thực phẩm chức năng có công dụng chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho con người nên anh Minh nảy ra ý tưởng cho lợn ăn. Cứ mỗi ngày người uống 2 viên thì lợn uống 1 viên. Lúc đầu thử nghiệm cho lợn ăn tảo biển trong suốt quá trình nuôi 6 tháng liền nhưng giá thành đội lên thành 10 triệu đồng/con, khó bán, nên sau đó anh chỉ cho ăn trong khoảng 2 tháng đầu tiên.
Công nhân kiểm tra thẻ nái (thẻ ghi nhật ký chăn sóc lợn nái) tại HTX Hòa Mỹ (Thanh Oai, Hà Nội)
“Cho ăn bình thường, lợn 6 tháng xuất chuồng; cho ăn tảo biển vẫn 6 tháng xuất chuồng một lần, chất lượng thịt cũng ít có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên khả năng đề kháng của chúng lại gia tăng đáng kể. Lợn con vừa rời vú mẹ thường hay ốm yếu, nhưng kể từ khi được uống tảo biển thì không phải sử dụng đến kháng sinh nữa” -anh Minh chia sẻ.
Anh Minh rất mê nhạc cổ điển, nhất là Chopin. Anh nghĩ âm nhạc “xoa dịu”những ồn ào, vất vả, mưu toan của cuộc sống, tác dụng với người như vậy thì chắc với lợn cũng thế. Vậy là anh thử nghiệm cho chúng nghe nhạc cổ điển hàng ngày và điều anh rút ra là “thấy chúng cũng ngoan và thích thú hơn”.
Bà Phạm Thị Thanh – chủ trang trại nuôi lợn 2.000m2 ở huyện Thanh Hà (Hải Dương) cũng đang áp dụng cách thức đặc biệt: Cho lợn ăn giun quế, bã bia, rau xanh, thảo dược… Tất cả được xay trộn lẫn và nấu chín trước khi cho lợn ăn.
Cùng với đó, bà Thanh còn lắp một giàn nghe nhạc Pháp (dòng nhạc nhẹ nhàng, êm ái) giúp lợn xả stress cho chất lượng thịt giàu dinh dưỡng nhất có thể. Mỗi năm, trang trại này cung cấp cho thị trường Thủ đô gần 100 tấn thịt lợn thương phẩm VietGAP, doanh thu khoảng 2 tỷ đồng.
Theo Danviet
Thanh Oai dồn lực để về đích nông thôn mới năm 2020
Hướng tới mục tiêu năm 2020 có 100% xã về đích nông thôn mới (NTM) và huyện cũng đạt huyện NTM, Thanh Oai (Hà Nội) đang nỗ lực cải thiện và đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.
Được vay vốn, nhiều hộ khấm khá
Với sự quan tâm của lãnh đạo TP, lãnh đạo huyện và các tổ chức tín dụng, thời gian qua huyện Thanh Oai đã tạo điều kiện cho người nghèo ở các xã được vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, nhờ đó nhiều lao động có thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống.
Nhờ trồng cam Canh, nhiều hộ nông dân xã Kim An đã có thu nhập cao. Ảnh: Lê Tâm
Tại xa Mỹ Hưng, để vươn lên trở thành 1 trong 3 xa đu điêu kiên đat chuân NTM năm 2018 cua huyên Thanh Oai, xa không chi tao điêu kiên cho cac hô ngheo vay vôn ưu đai ma con vân đông cac tô chưc đoan thê hô trơ giup đơ cac hô ngheo phat triên kinh tê, vươn lên trong cuôc sông.
Năm 2012, toan xa có 71 hô nghèo, chiêm tỉ lê trên 4%, đên cuôi năm 2018, sau khi tiên hanh tông điêu tra hô ngheo, cân ngheo thi sô hô ngheo theo tiêu chí đa chiêu cua xa chỉ còn 17/1.768 hô, chiếm 0,96%.
Ông Trịnh Minh Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng cho biết, để giúp bà con trong xã nâng cao đời sống, hàng năm xã đều tổ chức phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề. Trong 8 năm qua, các hộ đã được vay gần 14 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Tương tự, tại xã Kim An, để thực hiện hiệu quả Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020", Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, các ban ngành đoàn thể được phân công trợ giúp người nghèo.
Đặc biệt là chương trình cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách xã hội được triển khai hàng năm, tạo vốn để người dân phát triển kinh tế. Kết quả từ năm 2011 đến nay, các chương trình tổng dư nợ là 15,4 tỷ đồng, trong đó, vốn vay giải quyết việc làm trên địa bàn đạt 7,4 tỷ đồng, vốn vay nước sạch vệ sinh môi trường 7,5 tỷ đồng, vốn vay xây dựng nhà ở..., với tổng dư nợ 15,4 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2-3 lần
Có dịp về thăm Thanh Oai, điều dễ nhận thấy là thời gian đi từ trung tâm Thủ đô về huyện đã được rút ngắn hơn trước rất nhiều. Các tuyến đường trục xã, liên xã và từ trung tâm xã đến huyện đều được cứng hóa, nhân dân đi lại thuận tiện.
Chia sẻ về kết quả đạt được trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển cho hay: "Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 12%; công nghiệp - xây dựng 55,2%; thương mại, dịch vụ 32,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 40,8 triệu đồng".
Nhờ xây dựng NTM, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 1.260ha trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như 700ha nuôi trồng thủy sản, 110ha rau màu, 394ha trồng cây ăn quả, 7ha trang trại tổng hợp..., đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp từ 2-3 lần so với trước đây.
Tiêu biểu, trên địa bàn huyện đã hình thành một số mô hình liên kết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, như mô hình cây ăn quả áp dụng VietGAP tại xã Kim An; chuỗi trứng vịt Liên Châu; chuỗi thực phẩm an toàn A-Z với quy mô 4.000 con lợn được chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh...
Theo Danviet
Thủ đô Hà Nội hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu Để việc xây dựng nông thôn mới (NTM) của Thủ đô được bền vững hơn, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, việc xây dựng NTM là quá trình không ngừng nghỉ. Sau khi đạt chuẩn, thành phố yêu cầu các xã tiếp tục có kế hoạch xây dựng NTM nâng cao...