Sương mù vẫn bao phủ sau cam kết của EU với Anh
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 13 và 14/12 tại Brussels (Bỉ), Anh đã nhận được sự đảm bảo từ 27 nước thành viên rằng EU sẽ nỗ lực để ký kết một Hiệp định thương mại tự do mới với London trước năm 2021, thời điểm “xứ sở sương mù” rời khỏi EU – gọi là Brexit.
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila (từ trái sang) tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ ngày 13/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng với “cú thoát hiểm” của Thủ tướng Anh Theresa May trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vừa qua trong nội bộ đảng Bảo thủ, đây có thể là tín hiệu tích cực đối với nước Anh trong tiến trình chia tay “ngôi nhà chung”. Tuy nhiên, với những diễn biến trên chính trường Anh cùng với những quan điểm cứng rắn của EU, kịch bản Anh ra đi suôn sẻ vẫn bị coi là chưa rõ ràng.
Trong nội dung tuyên bố chung về Brexit đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nêu rõ EU muốn thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ nhất có thể với Vương quốc Anh trong tương lai. EU sẵn sàng chuẩn bị cho các vòng đàm phán về quan hệ thương mại tương lai sau khi thỏa thuận được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, để có thể khởi động quá trình thương lượng ngay sau khi Anh rời khỏi EU.
Về điều khoản gây tranh cãi “rào chắn” trong thỏa thuận Brexit, giúp duy trì đường biên giới mở giữa vùng Bắc Ireland và CH Ireland cho tới khi hai bên đạt thỏa thuận thương mại, vốn vấp phải sự chỉ trích nặng nề trên chính trường Anh, EU khẳng định giải pháp này là chính sách nhằm ngăn chặn sự xuất hiện một đường biên giới cứng trên đảo Ireland và đảm bảo sự toàn vẹn của thị trường đơn nhất.
Để tránh khả năng kích hoạt điều khoản này, EU còn khẳng định quyết tâm hành động nhanh chóng để đạt được một thỏa thuận song phương tiếp theo từ nay đến ngày 31/12/2020. Thậm chí nếu được kích hoạt, EU nêu rõ điều khoản này sẽ chỉ được áp dụng trong ngắn hạn và kéo dài trong “khoảng thời gian cần thiết” cho đến khi nó được thay thế bởi một thỏa thuận tiếp theo để tránh thiết lập biên giới cứng.
Những tuyên bố được xem thiện chí như vậy từ EU khiến hy vọng London và Brussels có thể nhanh chóng ký kết một thỏa thuận tiếp theo nhằm thay thế “rào chắn”, cũng được nhen nhóm.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng không dễ gì để Anh và EU có thể đạt được một sự đồng thuận nhanh chóng. Bởi lẽ, EU cũng khẳng định sẽ không chấp nhận mở lại bất kỳ cuộc đàm phán nào về Thỏa thuận cũng như Tuyên bố chính trị đã được ký thông qua ngày 25/11 vừa qua. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk khẳng định thỏa thuận Brexit hiện tại là sự lựa chọn duy nhất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hội đồng châu Âu lại kêu gọi chuẩn bị trên mọi cấp độ, nhằm đối phó với những hậu quả tiềm tàng do sự ra đi của nước Anh gây ra, trên cơ sở cân nhắc mọi khả năng có thể xảy ra. Ủy ban châu Âu (EC) thậm chí thông báo ngày 19/12 tới sẽ công bố kế hoạch cụ thể hơn để bảo vệ các doanh nghiệp và công dân EU trong trường hợp thỏa thuận Brexit không được thông qua và Anh rời EU ngày 29/3/2019 mà không có thỏa thuận. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng từng quả quyết bà thấy “không còn cách nào thay đổi” thỏa thuận đã đạt được sau cuộc gặp với bà May ở Berlin.
Với EU, quan điểm về vấn đề biên giới Ireland dường như không thay đổi. Sự không rõ ràng khi Anh và EU chưa đạt được một thỏa thuận cụ thể về vấn đề này, mà phải thay bằng một điều khoản “rào chắn” cho phép Anh ở lại liên minh thuế quan cho tới khi hai bên đạt thỏa thuận thương mại, khiến chính giới Anh lo ngại.
Nhiều ý kiến cho rằng điều khoản này sẽ khiến Anh mắc kẹt mãi mãi trong liên minh thuế quan EU. Bởi vậy mà Thủ tướng May luôn muốn các nhà lãnh đạo EU nhượng bộ trong vấn đề quy chế Bắc Ireland sau khi Anh rời EU, và đưa ra sự bảo đảm chắc chắc để tránh điều khoản “rào chắn” trở thành một cái bẫy đối với nước Anh.
Tuy nhiên, câu trả lời của EU đối với mong muốn của bà May có thể coi là “nước đôi” khi vẫn duy trì điều khoản “rào chắn” trong thỏa thuận. Ngay cả lời đảm bảo rằng điều khoản sẽ chỉ được áp dụng trong ngắn hạn và kéo dài trong “khoảng thời gian cần thiết” cũng là hết sức mù mờ, bởi EU không cho biết thời gian cần thiết là bao lâu.
Những lời bảo đảm của EU vì vậy tỏ ra thiếu chắc chắn, và nó cũng biểu thị tâm trạng chán nản và khó chịu trong giới lãnh đạo châu Âu liên quan vấn đề Brexit. Các cuộc đàm phán kéo dài với kết quả không rõ ràng có vẻ làm EU mệt mỏi.
Bà May không hoàn toàn nhận được sự ủng hộ từ Hạ viện Anh. Dù vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại nội bộ đảng Bảo thủ, song Thủ tướng Anh Theresa May lại để mất sự ủng hộ của 1/3 đồng sự, một kết quả báo hiệu những thách thức không nhỏ mà bà phải đối mặt trong việc thúc đẩy thỏa thuận Brexit tại cơ quan lập pháp. Đó là chưa kể sự chia rẽ tại Hạ viện Anh.
Trong khi một số nghị sĩ muốn có một thỏa thuận mềm hoặc một cuộc trưng cầu dân ý lần hai, một số khác lại muốn một Brexit “cứng”. Thậm chí, nhiều nghị sĩ trong cả đảng Bảo thủ cầm quyền và các đảng đối lập không ngần ngại công khai chống lại thỏa thuận này, cho rằng bà May quá nhượng bộ với EU. Họ lo ngại một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ ràng buộc Anh với các qui định thị trường của EU, mất đi cơ hội tự chủ về kinh tế, yếu tố chính khiến người dân quyết định bỏ lá phiếu lựa chọn Brexit hồi năm 2016.
Nếu kịch bản Brexit không được thông qua tại Quốc hội vào ngày 21/12 tới, đảm bảo của EU về một Hiệp định thương mại tự do mới với London trước năm 2021, xem ra không có gì chắc chắn.
Tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của bà May lại càng trở nên khó khăn hơn vì chưa từng có lãnh đạo nào lại phải chèo chống với toàn những điều đều “chưa từng có tiền lệ” như vậy. Với một nhiệm vụ khó khăn nhất và cũng là “khó nhằn” nhất, không dễ gì để bà May có thể rút đất nước ra khỏi tư cách thành viên của một liên minh thương mại lớn nhất thế giới trong lịch sử 60 năm qua của EU mà không gặp cản trở nào.
Có thể bà May đã “thoát hiểm” trong cuộc bỏ phiếu nội bộ Bảo thủ, song tương lai cho thỏa thuận Brexit của bà vẫn đầy rẫy bất chắc. Cuộc “hỗn chiến” trong chính trường Anh dường như càng nóng bỏng.
Trong bối cảnh đó thì những tuyên bố của phía EU dường như chỉ mang tính khích lệ tinh thần, chứ không phải là sự bảo đảm có giá trị. Mọi chuyện vẫn phải chờ tới đầu năm tới và từ nay tới lúc đó, bà May chắc chắn sẽ phải cố gắng hết khả năng để có thể bảo đảm rằng không có thêm rào chắn nào được dựng lên đối với tiến trình Anh rời EU.
PHƯƠNG HOA (TTXVN)
Theo Tintuc
Nga phủ nhận phá tín hiệu GPS trong cuộc tập trận lớn của NATO
Nga phủ nhận làm gián đoạn tín hiệu GPS ở khu vực Lapland (Phần Lan), sau khi Thủ tướng Phần Lan cáo buộc can thiệp khiến hàng không dân dụng gặp rủi ro và việc can thiệp "gần như chắc chắn có tính toán".
Phần Lan cáo buộc Nga làm nhiễu tín hiệu GPS trong cuộc tập trận Trident Juncture. Ảnh: The Guardian.
Thủ tướng Phần Lan Juha Sipil chia sẻ trên đài truyền hình nhà nước Yle hôm 11.11 rằng, các nhà chức trách đang điều tra ai chịu trách nhiệm cho vụ gián đoạn tín hiệu GPS ở Lapland.
"Việc làm gián đoạn các tín hiệu vô tuyến trong không gian mở là tương đối dễ dàng về mặt kỹ thuật. Và đúng, có thể Nga liên quan đến việc làm gián đoạn tín hiệu trong trường hợp này" - ông nói.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã phủ nhận các cáo buộc nhắm vào Nga, theo The Guardian.
"Chúng tôi không biết về bất kỳ sự can thiệp nào của Nga làm gián đoạn hệ thống GPS. Các vị phải hỏi các chuyên gia tại Bộ Quốc phòng. Nhưng cần lưu ý hiện có xu hướng quy mọi tội lỗi, chết chóc hay các thứ khác cho Nga" - ông Dmitry Peskov nói.
"Như một quy luật, những cáo buộc này là vô căn cứ" - người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.
Dấu hiệu về sự can thiệp với tín hiệu vệ tinh ở khắp khu vực Bắc Cực tại Na Uy và Phần Lan được chú ý lần đầu trong cuộc tập trận Trident Juncture kéo dài hai tuần của NATO. Cuộc tập trận kéo dài từ ngày 25.10 đến ngày 7.11.
Sự gián đoạn về tín hiệu vệ tinh khiến giới điều hành không phận Phần Lan và Na Uy phát cảnh báo chính thức cho các phi công rằng tín hiệu điều hướng ở vùng Lapland ở phía đông bắc không ổn định.
Một phi công của hãng hàng không Na Uy Widere thông báo việc mất tín hiệu GPS trong một chuyến bay gần Kirkenes, gần biên giới Na Uy với Nga vào đầu tháng 11.
Tháng 9.2017, chính quyền Na Uy đã thông báo các tín hiệu GPS bị nhiễu ảnh hưởng đến các chuyến bay dân sự ở phía bắc nước này trong thời gian Nga tổ chức cuộc tập trận quân sự lớn Zapad.
Trong ngày 9.11, các nghị sĩ Phần Lan đã đồng loạt kêu gọi phản ứng mạnh mẽ với việc gây nhiễu tín hiệu. Chủ tịch ủy ban quốc phòng Ilkka Kanerva chia sẻ với Yle rằng, hệ quả của việc nhiễu tín hiệu GPS với hàng không dân dụng là có thể rất thảm khốc.
Cuộc tập trận quân sự Trident Juncture 2018 là cuộc trận lớn nhất của NATO kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nga cũng công bố kế hoạch thử tên lửa trong cùng khu vực trong thời gian diễn ra cuộc tập trận của NATO. Phần Lan không phải là thành viên của liên minh quân sự NATO nhưng tham gia cuộc tập trận ở Na Uy với tư cách đối tác.
HẢI ANH
Theo Laodong
Nga bị cáo buộc gây nhiễu GPS của Phần Lan khi NATO tập trận lớn Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila nói rằng, tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS) ở không phận phía bắc nước này đã bị gây nhiễu trong thời gian diễn ra cuộc tập trận quy mô lớn của NATO. Giới chức NATO nghi ngờ Nga đứng sau sự việc. Một sĩ quan trên tàu USS Mount Whitney của Mỹ tham gia...