Sương mây Sài Gòn
Sài Gòn lung linh hơn vào bình minh hay hoàng hôn, và mang vẻ đẹp rất riêng vào những ngày nhiều mây.
Bầu trời Sài Gòn rực rỡ bình minh hòa cùng làn sương mây mờ ảo lúc hơn 5h ngày 14/8. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Đàm Văn Thảo (sinh năm 1996, quê Quảng Ngãi, hiện sống tại TP HCM) chụp từ trên cao, chủ yếu tại các quận trung tâm. Nhiếp ảnh gia trẻ cho biết có những đêm thức trắng để chụp cảnh sương mây trôi huyền ảo trên thành phố.
Sương mây giăng trên khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng, quận 1. “Mùa mây thường xuất hiện trên các vùng cao như Đà Lạt, Pleiku hay Sa Pa, nhưng không cần đi xa, ngay tại Sài Gòn cũng có cũng có sương mây vào sáng sớm hay sau những cơn mưa chiều. Nếu bạn dậy sớm, kiên nhẫn kèm chút may mắn sẽ săn được những khoảng khắc mây bay ấn tượng”, Thảo chia sẻ.
Sài Gòn với góc nhìn từ phường Thảo Điền, quận 2 mang vẻ đẹp huyền bí với khung cảnh tĩnh lặng trong mây sớm ngày 6/8.
“Mây và màn đêm Sài Gòn, khoảnh khắc mang đến cho tôi nhiều cảm xúc”. Tác giả cho biết bạn chụp bức ảnh này khoảng 22h ngày 13/8 tại khu vực tòa nhà Bitexco, khi trung tâm quận 1 rực sáng ánh đèn.
Video đang HOT
Những tòa cao tầng, điểm nhấn là Landmark 81 và Vinhomes Tân Cảng lung linh sương mây lúc vào sáng sớm ngày 5/6, với góc chụp từ quận Bình Thạnh hướng về phía trung tâm quận 2.
Ảnh chụp Landmark 81 ở một góc nhìn khác từ trên cao, với những làn mây ùa về phố lúc hơn 6h ngày 25/7.
Mây trôi la đà trên cầu Sài Gòn, “nối đôi bờ” quận Bình Thạnh và phường Thảo Điền, quận 2, vào sáng sớm ngày 25/7.
Sương mây bồng bềnh trên các tòa nhà cao tầng phường Thảo Điền.
Khu vực gần phà Cát Lái, quận 2 chìm trong mây sớm ngày 6/8. “Sống ở Sài Gòn nên tôi quen với cảnh náo nhiệt, tiết trời thay đổi liên tục, đang nắng gắt bất chợt đổ mưa rào, cảnh lung linh hơn vào lúc bình minh, hoàng hôn hay dưới ánh đèn đêm. Đặc biệt, những ngày nhiều mây làm Sài Gòn mang vẻ đẹp rất riêng”, Thảo chia sẻ.
Liverpool cổ điển qua những bức hình cũ
Nhiếp ảnh gia Tom Wood chụp ảnh quán rượu, câu lạc bộ, xe buýt tại Liverpool, Anh, trong nhiều thập kỷ. Cuốn sách ảnh của ông tái hiện cuộc sống náo nhiệt nơi mình sống.
Looking for Love (Anyone got any hairspray?, 1983): Từ năm 1982 đến 1985, Tom Wood chụp ảnh trong hộp đêm Chelsea Reach (đã bị dỡ bỏ) ở New Brighton. Những bức hình trong bóng tối cùng khung cảnh ồn ào, đông đúc của Wood gợi không khí nóng bỏng, ngập tràn chất kích thích từ các câu lạc bộ. Trong ảnh là bức hình mang tên Looking for Love (Anyone got any hairspray?) được chụp vào năm 1983. Nó và những tác phẩm dưới đây sẽ được in trong cuốn sách ảnh 101 Pictures by Tom Wood, phát hành vào tháng 9.
London Road (Meet you by the fish van - 1989): Đôi khi, nhiếp ảnh gia Tom Wood sử dụng các cuộn phim outdate (hết hạn) hoặc cine (điện ảnh). Nó khiến các tác phẩm của ông thêm nét đặc biệt. Chẳng hạn, bức hình London Road này được chụp khi Wood đang ngồi trên xe buýt. Hiện diện trong London Road là quán rượu Monument nổi tiếng của Liverpool. Bên ngoài là quầy bán cá, một chàng trai trẻ trong trang phục thủy thủ. "Khi tôi sử dụng ống kính góc rộng chụp từ xe buýt, các chi tiết nhỏ bỗng trở nên nhỏ bé như những hạt grain li ti", nhiếp ảnh gia nói.
Towards Netherton (1989):Cuốn sách ảnh còn bao gồm các tấm hình chụp từ tác phẩm khác mà Tom Wood đã thực hiện. Đó là All Zones Off Peak và Bus Odyssey, được chụp trong 18 năm khi Wood đi khắp thành phố bằng xe buýt. Chúng ghi lại hơi thở của Liverpool, từ đám đông tại các bến dừng đỗ, đến những hành khách trầm tư hay quang cảnh thành phố nhìn từ cửa sổ xe buýt.
Rachel tuổi 17 (1985): "Tôi đã gặp Rachel vài năm trước đó. Khi ấy cô gái làm người mẫu váy cưới cho bạn và tôi chụp ảnh lại" - Wood viết trong cuốn sách ảnh của mình - "Còn có một bức hình khi Rachel 31 tuổi với 2 con gái. Chúng sẽ xuất hiện ở tác phẩm chuẩn bị phát hành của tôi".
Mad Max (1993): Wood tâm sự chụp ảnh trên đường phố, bạn sẽ thấy nhiều phụ nữ, trẻ em, hiếm khi có đàn ông. "Một nơi tôi có vinh dự ghé thăm là xưởng đóng tàu Cammell Laird ở Birkenhead. Những người lính già đã chiến đấu, cứu nó khỏi bị đóng cửa. Tôi chụp chân dung họ trong tuần làm việc cuối cùng. Hy vọng cuộc sống sẽ công bằng với những gì họ cống hiến", ông viết.
Gangolads, Anfield (1992): Tác phẩm của Tom Wood mang đến hình ảnh đời thường của những gia đình, cặp vợ chồng và cá nhân trên đường phố, quán rượu, nơi làm việc, công viên hay khu chợ. Sự xuất hiện của người đàn ông cùng chiếc máy ảnh đã trở thành một phần quen thuộc của thành phố. Bức hình trên có tên gọi Gangolads, Anfield. Wood tiết lộ một trong số nhân vật trong ảnh là anh em ruột. Nó được chụp ở sân bóng Anfield, ngay khi trận cầu bắt đầu và tỏa ra năng lượng phấn khích.
Finding a Pair (1990):Từ năm 1978 đến 1999, Wood dành hầu hết ngày thứ bảy tại chợ Great Homer Street, rìa trung tâm thành phố Liverpool. Bức ảnh trên được chụp bằng phim màu. "Nó rất đắt tiền nên tôi mang theo một chiếc máy ảnh khác chụp phim đen trắng. Toàn bộ giày trong hình được bày bán với giá 6 euro/đôi, nếu mua từ 2 đôi trở lên. Những người bán hàng rất niềm nở. Tôi đứng sau quầy hàng, họ đồng ý và để tôi làm điều đó trong 15 năm", nhiếp ảnh gia kể lại.
Blue End (1989): Cuốn sách ảnh mới nhất của Wood là sự hồi tưởng về các tác phẩm mà ông có dịp được chụp ở Liverpool và Wirral từ năm 1978 đến 2001. Hình ảnh trên ghi lại khi Wood đang chờ phà Mersey. "Ánh mắt hoài vọng đó như chờ người yêu đến và chúng tôi sẽ đi đến một nơi đặc biệt", ông nói.
Our Day Out (1982): Nhiều gia đình ở Liverpool đến New Brighton để nghỉ mát hoặc picnic. Có những nhóm gồm các bà mẹ và 10-20 con. Họ cùng chung sống trong con phố hay dãy nhà nào đó. Tom Wood thường sử dụng máy ảnh khổ lớn để chụp kỷ niệm cho họ. Sau đó, ông xin địa chỉ để gửi tặng các tấm hình đã rửa.
Their Pride and Joy (1983-1984): Chỉ trong 2 năm, Wood đã chụp hơn 3.000 cuộn phim về Liverpool. Các bức ảnh đều mang đến cảm giác thân thương, trìu mến về những cư dân và thành phố trong giai đoạn này.
Fashion Sisters (Sunglasses and Platforms - 1973): Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên mà Tom Wood chụp. "Khi còn đi học, tôi đã sưu tập bưu thiếp và các hình chân dung khác nhau rồi phân loại chúng theo chủ đề, chẳng hạn binh lính, đám cưới, nhà thờ, mẹ, con gái... Ý tưởng đó đã nuôi dưỡng và định hướng những gì tôi chụp". Ông có sở thích tìm kiếm những cá thể đơn lẻ có nét giống nhau và chụp chung trong một khuôn hình. Như bức hình trên, họ có phong cách ăn mặc và mái tóc tương đồng.
Đà Lạt vui nhộn qua bộ ảnh du lịch mùa Covid-19 Bộ ảnh chụp ở các điểm du lịch trung tâm thành phố Đà Lạt với nhiều tư thế trong trang phục Vô Diện vừa kỳ dị vừa dễ thương. Đỗ Thùy Trang và Tô Nhật là hai bạn trẻ thực hiện bộ ảnh "Du lịch Đà Lạt mùa Covid-19" với ý tưởng sử dụng hình ảnh Vô Diện làm nhân vật chính. Cả...