Sướng hung với món bún nghệ chợ Đông Hà
Bún nghệ đơn giản chỉ là bún xào với nghệ giã ra, xào chung với lòng, tiết, gan, nội trường, dồi heo…, rắc thêm hành lá và lá hẹ cùng với củ nén, tất cả trộn chung vào một cái nồi hoặc cái thau nhôm đặt trên một cái bếp than nhỏ để giữ nóng.
Thau bún nghệ của cô bán bún, gồm bún, nghệ giã, lòng, dồi, tiết, gan heo,… Khi ăn chỉ cần trộn lại là có ngay một đĩa bún ngon nức nở.
Chiều chiều xuống chợ Đông Hà
Mần đĩa bún nghệ, rứa là sướng hung…
Cứ tầm chiều xuồng, khi bóng mặt trời đổ lấp lánh trên con sông Hiếu hiền hòa, lũ chúng tôi sau giờ học lại thỏ thẻ với nhau xuống chợ ăn hàng mặc cho bao lần mẹ bảo không được ăn vặt trước giờ cơm.
Chợ Đông Hà (Quảng Trị) xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của chúng tôi với đủ các loại món ăn, hàng quán, từ bánh bèo, bánh ram ít, bánh nậm, đến bánh canh, thấu, bún hến…
Nhưng mà đã xuống chợ, thì chắc chắn chả thể nào bỏ qua thau bún nghệ vàng ươm đầy mời gọi được.
Ở những nơi khác, tôi thường thấy người ta gọi là bún lòng xào nghệ, nhưng ở chỗ tôi cái gì cũng được gọi sao cho gọn nhất, như bánh canh cá lóc thì được gọi là cháo cá, bánh bột lọc thì được gọi là bánh lọc… Và bún lòng xào nghệ thì chỉ cần gọi là bún nghệ cho nhanh.
Ở chợ có hai cô bán bún nghệ, mà cô nào bán cũng ngon, bàn tay cô nào cũng vàng một màu vàng nghệ không thể nhầm lẫn.
Mỗi cô có một hương vị riêng mà tôi nghĩ có lẽ chỉ có người chế biến mới biết họ có thể cho thêm thứ gì vào để món ăn của mình trở nên đặc biệt.
Đĩa bún đầy màu sắc hấp dẫn thực khách. Một đĩa bún nghệ như vậy chỉ thường từ 5 – 10 ngàn, trông có vẻ ít nhưng ăn ngang đĩa thứ 2 thôi là đã no kềnh hông
Video đang HOT
Nhưng chỉ một điều mà cho dù có bao nhiêu người bán khác nhau thì vẫn chung một điểm, đó là nghệ dăm đầy nồi bún.
Nghệ không là nghệ, mùi hăng của nghệ xộc thẳng vào mũi mỗi khi tôi hiếu kì ngửi ngửi, nghệ đậm đầy đến nỗi mỗi khi bị ho hay ngứa họng, mẹ lại lật đật xuống chợ đùm về một bao bún nghệ “thần thánh” thay cho những viên thuốc tây đắng ngắt.
Mở một hàng bún nghệ thì đơn giản lắm. Như ở chợ Đông Hà, tôi thấy chỉ có đôi quang gánh, một bên bỏ nồi bún, một bên bỏ nước mắm, rau ngò, một lọ tiêu, tăm và giấy ăn. Xung quanh là mấy cái đòn (ghế nhỏ) đề ai ăn thì ngồi đó.
Gọi một đĩa bún, cô bán hàng sẽ nhanh nhẹn mà xới bún lên, đảo qua lần nữa cho nóng rồi dùng cái muôi múc vào một chiếc đĩa, tùy người ăn muốn ăn lòng, tiết hay dồi, phèo mà cô sẽ bỏ thêm cái đó.
Rồi thì xúc thêm ít nghệ vàng tươi, rưới một ít nước mắm ớt cay nồng đo đỏ, rải thêm ít ngò xanh xanh cho thơm rồi rắc thêm chút tiêu đen đen, vậy là có ngay một đĩa bún nghệ vừa làm nức lòng vừa làm đã mắt kẻ đang cồn cào với cái bụng réo rắt.
Chiều chiều lại tụ tập nhau quanh hàng bún nghệ, vừa ăn vừa kể chuyện cho nhau nghe, rôm rả cả một góc nhỏ trong chợ
Nhưng đâu chỉ có thế, bún nghệ ở chợ Đông Hà còn một phần rất ngon mà phải tranh ghê lắm mới được, là “cháy nồi”.
Phần “cháy nồi” là phần bún dưới đáy nồi, mà hơi cháy. Ăn vào giòn giòn như đang cắn bim bim, vừa lạ vừa vui miệng.
Có lần tôi thấy có một cô kia đến mua bún mà hết mất phần “cháy nồi”, vì có lẽ là khách quen nên cô giả vờ buông vài ba câu trách móc sao không để phần cho cô với.
Tôi chợt nghĩ, đến cả cái phần mà người ta nghĩ là thừa là bỏ, cũng đến hồi người ta phải xí phần nhau như thế đấy.
Gánh bún nghệ chợ chiều, đôi khi còn là nơi tụ năm tụ ba, ngồi chổm hổm, ngồi bệt xuống mà “tám” đủ chuyện trên trời dưới đất. Cứ như bao bực dọc, bao ấm ách hay kể cả những gì vui vui của một ngày dài, người ta đợi đến hồi gặp nhau ở gánh bún mà kể lể cho nhau nghe.
Những câu chuyện thường nhật đan xen với tiếng cạo cạo đáy nồi mà cô bán hàng cứ liên tục đảo bún, lâu lâu lại thêm vài ba câu cho thêm phần sinh động.
Trong không khí huyên náo của buổi chợ chiều, những gánh hàng ăn như một thế giới nhỏ, mà ở đó người ta mặc kệ lạ hay thân, cứ thê bắt đầu làm quen bằng một đĩa bún nghệ cái đã.
LÊ YÊN THƯỜNG
Những món bún Huế 'ăn một lần, nhớ cả đời'
Nếu không phải là "fan" của món bún bò Huế, chắc chắn mảnh đất cố đô vẫn còn nhiều món ăn hấp dẫn đủ để níu chân bạn.
Bún bò
Có thể nói, bún bò Huế là món ăn "quốc dân" mà người ta có thể bắt gặp nhiều phiên bản ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Nhưng chuẩn vị nhất, có lẽ phải đến mảnh đất cố đô để thưởng thức món bún bò đúng điệu.
Phần nguyên liệu chính thịt bò, nạm, gân, bắp bò, chả cua, chân giò, huyết ăn kèm cùng lớp hành tây, rau răm, hành lá. Nồi nước dùng trong được hầm từ thịt bò, tạo nên vị ngọt dịu mà vẫn thơm đậm đà.
Bún trộn
Đúng như tên gọi, món ăn là sự hòa quyện của các nguyên liệu như cà rốt, nấm mèo, khuôn đậu, bánh tráng, rau thơm, đậu phộng... Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này ở các khu ẩm thực hoặc đường phố. Bí quyết để món ăn trọn vị là hãy thêm tương ớt hay sa tế khi dùng món.
Bún nghệ
La môt mon ăn lạ mắt, lạ miệng, bún nghệ là một món ăn yêu thích của xứ Huế. Sơi bun có mau vang tươi đẹp mắt nhờ ướp nghệ tươi nhưng không hề bị nát, công thêm hương vi của lòng xào, rau răm, sa tế khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi. Hơn nữa, nghệ còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe nên món ăn không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng.
Một tô bún lòng xào nghệ khi ăn vào sẽ thấy vị hơi the nhưng mùi vị của nghệ và lá hẹ lại rất hợp với từng miếng huyết mềm mại và lòng heo được chế biến ngon miệng. Chưa ăn hết tô bún, thực khách có lẽ sẽ toát mồ hôi vì cay, nóng nhưng lại cảm thấy đã miệng. Một bát bún nghệ thường có giá là 10.000 đồng.
Bún hến
Là một trong những món ăn "nức tiếng" với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, bún hến sẽ kích thích vị giác của bạn ngay từ miếng đầu tiên. Một tô bún hến đặc trưng chỉ được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bún sợi nhỏ tự làm, hến đã luộc sạch vỏ cùng vài loại rau và mắm ruốc. Rải dưới đáy tô là một nhúm rau sống bao gồm cọng môn xắt sợi, bắp chuối bào, rau má, rau thơm thái nhỏ. Tiếp đến là một lớp bún, sau đó đến hến xào săn, đậu phộng chao dầu, da heo chiên, hành phi, ớt chưng cùng rau thơm.
Ngoài các loại rau thơm, mè, đậu, sa tế và ruốc là gia vị không thể thiếu. Nếu muốn thưởng thức bún hến đúng vị Huế, bạn nên đến những quán ăn nhỏ, bình dị với giá chỉ khoảng 10.000 đồng/tô.
Bún mắm nêm
Bún mắm nêm chính là đặc trưng của các tỉnh khu vực miền Trung, đặc biệt là ở Huế. Món ăn là sự cộng hưởng của hương vị đậm đà, béo ngậy, hấp dẫn của mắm cùng các nguyên liệu như thịt heo, nem, chả, tré, rau sống.
Bún cuốn tôm chua
Nghe tên có vẻ đơn giản nhưng để có món ăn chuẩn vị Huế, yêu cầu bún phải ngon, bánh ướt lá mỏng nhưng phải có độ dai nhất định, các loại rau thơm như dưa leo, chuối chát và khế chua xắt mỏng, xoài xanh xắt thành sợi kèm thịt heo luộc chín ăn kèm mắm tôm chua. Cách chế biến cũng khá "phức tạp", đòi hỏi người bán phải cuốn bún vào bánh sao cho đẹp mà không làm rách lớp vỏ. Tất cả những điều đó đã khiến món ăn hấp dẫn thực khách.
Theo Thoidai.vn
Địa chỉ cuối tuần: 3 món cơm gà đổi bữa Cơm gà Hội An, cơm gà Hải Nam, cơm gà Phú Yên sẽ giúp bạn lấp đầy chiếc bụng rỗng chiều cuối tuần lười ăn cơm nhà. Cơm gà mệ Vui Đây là một trong những tiệm bán đồ ăn Quảng Nam được lòng nhiều người ở Sài Gòn nhờ hương vị khá chuẩn. Thực đơn khá phong phú, có bún mắm nêm,...