Sương giá ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê Brazil
Những người trồng cà phê Brazil có khả năng phải đối mặt với một vụ mùa kém khả quan, do tác động của đợt hạn hán khắc nghiệt hồi đầu năm và giờ đây là tình trạng sương giá gây hư hại cây trồng.
Cà phê vối (robusta) ở Espirito Santo, Brazil. Ảnh: reuters
Quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này đã hứng chịu một đợt hạn hán lịch sử vào đầu năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng. Tuần qua, tình trạng sương giá đã xuất hiện ở các đồn điền trồng cà phê chủ chốt của bang Minas Gerais, nơi chiếm 70% sản lượng cà phê của nước này.
Nhà phân tích Carlos Mera của ngân hàng thương mại Hà Lan đầu tư mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp Rabobank cho biết, nhiệt độ dưới 0 “làm rụng lá cây và thậm chí giết chết những cây non” vốn rất quan trọng cho các vụ thu hoạch trong tương lai.
Nhà phân tích Jack Scoville của công ty môi giới Price Futures Group cho biết, hiện vẫn chưa thể đánh giá mức độ thiệt hại trên diện rộng, nhưng một phần đáng kể cây trồng đã bị ảnh hưởng. Đây lại là thời điểm cây ra hoa cho vụ tiếp theo, và nếu bị đóng băng thì hoa sẽ rụng.
Đây là lý do khiến giá cà phê trong tuần này đã có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Video đang HOT
Trên sàn giao dịch New York phiên 23/7, giá cà phê arabica kỳ hạn, một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của quốc gia Nam Mỹ này, trong phiên có lúc tăng vọt lên hơn 2 USD/pound (1 pound = 0,4535 kg), mức cao nhất kể từ năm 2014.
Giá mặt hàng này đã tăng 60% kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, giá cà phê robusta, chủ yếu trồng tại châu Á, tại thị trường London phiên 23/7 đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2017 là 1.993 USD/tấn, tăng gần 40% từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, nhu cầu cà phê thế giới đang gia tăng khi các nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại. Cà phê arabica chủ yếu được dùng tại các quán cà phê và nhà hàng, trong khi cà phê robusta thường được sử dụng nhiều trong các sản phẩm cà phê hòa tan.
Trong bối cảnh nguy cơ thiếu hụt nguồn cung tại Brazil có thể khiến cà phê arabica tăng mạnh trong thời gian tới, chuyên gia về thị trường hàng hóa Philippe Chalmin giải thích rằng giá cà phê đã duy trì ở mức thấp trong những năm gần đây. Hồi tháng 5/2011, giá cà phê arabica là hơn 3 USD/pound.
Các nhà sản xuất cà phê đã trải qua một cuộc khủng hoảng giá rất dài, đó là nhận định của Max Havelaar – người đứng đầu nhóm vận động cho thương mại công bằng Advocacy & Public Engagement. Bà cho biết, trong 4-5 năm qua, hầu hết những nhà sản xuất cà phê bị thua lỗ, và nếu năm nay sản lượng suy giảm, nhiều hộ nông dân sẽ không có thu nhập.
Mặt khác, nhà phân tích Carlos Mera chỉ ra rằng, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho cốc cà phê của họ khi giá cà phê trên thị trường tăng cao. Tuy nhiên, thường mất từ 3 đến 9 tháng để thấy được tác động đối với giá cà phê bán lẻ, và mức tăng giá thường ở mức nhẹ hơn./.
Giá cà phê hôm nay 21/7: Arabica bật tăng mạnh chưa từng có, cà phê đạt đỉnh nhiều năm do nguồn cung?
Cán cân cung - cầu cà phê dự kiến sẽ thắt chặt do nguồn cung được dự báo chỉ cao hơn 1,4% so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2020-2021, con số này thấp hơn mức dư cung 3,2% trong niên vụ 2019-2020.
Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua. (Nguồn: Freepik)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/7
Trên hai sàn kỳ hạn, giá cà phê thế giới quay đầu sụt giảm hay lại lập tức tăng mạnh có vẻ là điều không quá ngạc nhiên khi các thị trường cà phê đang trong giai đoạn "kinh doanh thời tiết". Dự báo thời tiết ngày đầu tuần cho thấy, khả năng đe dọa gây ra sương giá ở Brazil xuống rất thấp, hầu như chỉ có thể xuất hiện "sương giá đen" ở một số vùng cà phê trồng mới của Paraná, bang có sản lượng khoảng 800 ngàn bao và vụ thu hoạch cũng sắp hoàn tất.
Tuy vậy, thị trường vẫn thận trọng theo dõi chặt chẽ các báo cáo thời tiết Brazil khuya hôm nay 20/07, khi khối khí lạnh mở rộng lên các vùng trồng cà phê của bang São Paulo và Minas Gerais.
Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa thị trường, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, bất ngờ tăng mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 tăng 29 USD (1,67%), giao dịch tại 1.761 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 30 USD (1,73%), lên 1.763 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Trong khi đó giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cùng quay đầu tăng mạnh bất ngờ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng mạnh 10,40 Cent (6,65%), lên 166,8 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 10,35 Cent (6,5%), lên 169,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Reais giảm mạnh 2,61 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,2500 Real do thị trường toàn cầu lo ngại covid-19 biến thể mới, với khả năng Fed sẽ thay đổi chính sách tiền tệ khi lạm phát vượt mức mục tiêu, đã đẩy chỉ số USD tăng cao và chứng khoán Mỹ giảm mạnh.
Giá cà phê toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua do được hỗ trợ bởi nguồn cung sụt giảm tại một số nhà sản xuất, kết hợp với sự gián đoạn của hoạt động thương mại và yếu tố đầu cơ.
Trong báo cáo tháng 6 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 đạt 169,5 triệu bao (loại 60kg/bao), tăng 0,3% so với niên vụ 2019-2020.Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 2,2% lên 99,1 triệu bao, trong khi sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống 70,4 triệu bao.
Theo ICO, tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt 167,2 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,8% so với mức 168,5 triệu bao so với thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Giá cà phê toàn cầu trong tháng 6/2021 tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua do được hỗ trợ bởi nguồn cung sụt giảm tại một số nhà sản xuất kết hợp với sự gián đoạn của hoạt động thương mại và yếu tố đầu cơ.
Tại Việt Nam, tính chung trong quý II, giá cà phê tăng trung bình khoảng 10% nhờ nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, EU phục hồi nhờ khống chế tốt dịch bệnh. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của châu Âu và Mỹ tăng trở lại khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, sẽ tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.
USDA dự báo trong niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ phục hồi và tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao sau khi khô hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê vào niên vụ trước:
Giá cà phê hôm nay 11/7: Diễn biến robusta nằm ngoài dự báo, Tây Ban Nha giảm nhập từ Việt Nam, tăng hàng Indonesia Từ cuối tháng 6/2021, giá cà phê robusta tăng lên mức cao. Nguồn cung cà phê robusta từ Việt Nam tiếp tục giảm do thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao. Giá cà phê trong nước tăng mạnh 500 đồng/kgtại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (10/7). Cập nhật giá cà phê...